Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Trường Xuân 1

doc 17 trang nhatle22 3520
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Trường Xuân 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_tieng_viet_lop_5_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Trường Xuân 1

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỜNG XUÂN 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – LỚP 5 NĂM HỌC 2019 - 2020 Họ và tên: Phạm Ngọc Dũng MÔN TIẾNG VIỆT (Đọc thành tiếng) Lớp: 5A4 Thời gian làm bài 30 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm Lời nhận xét của giáo viên Bằng số Bằng chữ . . . . . ĐỀ BÀI I.Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. Phần bốc thăm Gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. 1. Lòng nhân ái thật sự Một cơn bão vừa tàn phá thị trấn nhỏ ở gần thành phố của chúng tôi làm nhiều gia đình phải sống trong cảnh khốn khó. Tất cả các tờ báo địa phương đều đăng hình ảnh và những câu chuyện thương tâm về một số gia đình mất mát nhiều nhất. Có một bức ảnh làm tôi xúc động. Một phụ nữ trẻ đứng trước ngôi nhà đổ nát của mình, gương mặt hằn sâu nỗi đau đớn. Đứng cạnh bà là một cậu bé chừng 7 hay 8 tuổi, mắt nhìn xuống. Đứa con gái nhỏ bám chặt quần mẹ, nhìn chằm chặp vào máy ảnh, mắt mở to vẻ bối rối và sợ hãi. Bài báo đi kèm kêu gọi mọi người giúp đỡ những người trong gia đình đó. Tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để dạy các con mình giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Tôi đưa tấm ảnh gia đình đó cho các con tôi xem, giải thích nỗi khổ của họ cho hai đứa con trai sinh đôi 7 tuổi và đứa con gái 3 tuổi. Tôi bảo chúng: “Chúng ta có quá nhiều trong khi những người này bây giờ không còn gì cả. Chúng ta hãy chia sẻ với họ những gì mình có.”. Tôi và hai con trai chất vào thùng cứu trợ nào đồ hộp và xà bông, mì gói, Tôi cũng khuyến khích chúng chọn ra một số đồ chơi mà chúng không chơi nữa. Đứng nhìn hai anh sắp xếp mọi thứ, con gái tôi có vẻ nghĩ ngợi. Tôi nói với con: “Mẹ sẽ giúp con tìm một thứ gì đó cho em bé trong ảnh”. Trong lúc hai anh mình đặt những món đồ chơi cũ chúng đã chọn vào thùng, con gái tôi đi vào, tay ôm chặt con búp bê cũ kĩ nhạt màu, tóc rối bù, nhưng là món đồ chơi nó yêu thích nhất. Nó ôm hôn con búp bê lần chót trước khi bỏ vào thùng. Tôi nói: “Con không cần phải cho nó, con thương nó lắm mà.”. Con gái tôi gật đầu nghiêm trang: “Nó đem lại niềm vui cho con mẹ ạ, có lẽ nó cũng sẽ đem lại niềm vui cho bạn kia.” Tôi nhìn sững con, chợt nhận ra rằng bất cứ ai cũng có thể đem cho những thứ mình bỏ đi, nhưng lòng nhân ái thật sự là đem cho những gì mình yêu quý nhất.
  2. (Theo Báo điện tử - hoathuytinh.com) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời câu hỏi: Câu 1. Điều gì đã khiến người mẹ trong câu chuyện cảm thấy xúc động? Trả lời: Bức ảnh trên báo đăng hình một gia đình bị bão tàn phá rất thương tâm Câu 2. Người mẹ muốn dạy các con mình điều gì? Trả lời: Biết chia sẻ với những con người đã gặp hoàn cảnh không may mắn 2. Cảnh đông con Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó. Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh. Thạch Lam Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời câu hỏi: Câu 1: Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ: Trả lời: Đi làm mướn. Câu 2: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói. Trả lời: Nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói là gia đình không có ruộng, đông con
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỜNG XUÂN 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – LỚP 5 NĂM HỌC 2019 - 2020 Họ và tên: Phạm Ngọc Dũng MÔN TIẾNG VIỆT (Phần Đọc hiểu) Lớp: 5A4 Thời gian làm bài 30 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm Lời nhận xét của giáo viên Bằng số Bằng chữ . . . . . Đọc thầm và trả lời câu hỏi ( 7 điểm ) CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển. Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô tươi cười như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ . Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na nhưng Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẻ của Na. Na vẽ một cô gái cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba tối, cô dạy Nết học. Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng, bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn sẽ vào cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm. Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cảnh cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn. (Theo Tâm huyết nhà giáo) Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu dưới đây đúng được 0,5 điểm Câu 1: Hoàn cảnh của Nết có gì đặc biệt ? a - Đôi chân bị tật, không đi được. b - Bị tật bẩm sinh ở bàn chân phải. c - Gia đình khó khăn, không đi học được. d - Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi. Câu 2: Bé Na là một cô bé ? a - Chăm chỉ học hành. b - Thương chị. c - Yêu mến cô giáo.
  4. d - Tất cả 3 ý trên đều đúng. Câu 3: Cô giáo đã làm những gì để giúp Nết ? a - Dạy học, tổ chức quyên góp tặng Nết một chiếc xe lăn. b - Dạy học và xin ba mẹ Nết cho em đến trường. c - Dạy học và dẫn Nết đến trường giới thiệu với các bạn của Na. d - Dạy học, kể chuyện về Nết với học trò, xin cho Nết vào học lớp Hai. Câu 4: Bài văn thuộc chủ đề nào mà em đã học ? a - Con người với thiên nhiên. b - Con người với xã hội. c - Vì hạnh phúc con người. d - Hãy giúp đỡ mọi người. Câu 5: Trong các dòng dưới đây, dòng nào có 3 động từ ? a - Bàn chân, tự hào, vẽ. b - Đọc, viết, thăm. c - Bò, di chuyển, hớn hở d - Chữa, dạy, nhẹ nhàng. Câu 6: Dòng nào có những từ chỉ người gần gũi với em trong trường học ? a - Cô giáo, thầy giáo, cha mẹ, công nhân. b - Cô giáo, bạn bè, thầy giáo, nông dân. c - Cô giáo, thầy giáo, bạn bè, bạn cùng lớp. d - Cô giáo, bạn bè, thầy giáo, nông dân, bác sỉ. Câu 7: Dòng nào dưới đây chỉ gồm có các từ ghép ? a - Mặt trời, chắc nịch, mưa nắng, đồng ruộng, mây gió, núi sông. b - Mầm cây, non nớt, lim dim, lơ lửng, bồng bềnh. c - Tuôn trào, hối hả, mặt đất, dòng sông, cây cối. d – Cả 3 ý trên chỉ gồm các từ ghép. Câu 8: Hãy xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa: anh hùng, dũng cảm, siêng năng, trung thực, kiên cường, chuyên cần, chăm chỉ, gan dạ, thẳng thắn, cần cù, thật thà, chất phác, chịu khó, chân thật, quả cảm. Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Câu 9: Trong các câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa ? a - Trăng đã lên cao./ Kết quả học tập cao hơn trước. b - Trăng đậu vào ánh mắt./ Hạt đậu đã nảy mầm. c - Ánh trăng vàng trải khắp nơi./ Thì giờ quý hơn vàng. Câu 10: Câu: “Trăng đi đến đâu thì luỹ tre được tắm đẫm màu sữa tới đó”. Trăng ở câu trên được sử dụng là: a - Điệp từ b - So sánh c - Nhân hoá
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM LỚP 5: Môn: Tiếng việt A – Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm) Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm (Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm) b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm) c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm) d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm (Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) * Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu. 2 – Đọc hiểu và làm bài tập (7 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 9 10 Khoanh đúng D D D C B C A A C Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 1 1 Câu 8: ( 1,5 điểm) Nhóm 1: anh hùng, dũng cảm, kiên cường, gan dạ, quả cảm. Nhóm 2: siêng năng, chuyên cần, chăm chỉ, cần cù, chịu khó. Nhóm 3: trung thực, thẳng thắn, thật thà, chất phác, chân thật. B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) (20 phút) - GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 20 phút. - Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm. - Học sinh viết mắc từ 6 lỗi trở lên về lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : mỗi lỗi trừ 0,25 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,5 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (8 điểm) (35 phút) Đánh giá, cho điểm - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm: + Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết. * Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người. Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.
  6. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỜNG XUÂN 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – LỚP 5 NĂM HỌC 2019 - 2020 Họ và tên: Phạm Ngọc Dũng MÔN TIẾNG VIỆT (Phần Chính tả) Lớp: 5A4 Thời gian làm bài 20 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm Lời nhận xét của giáo viên Bằng số Bằng chữ . . . . . ĐỀ BÀI Chính tả nghe - viết: (2 điểm) (20 phút) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Công nhân sửa đường. Bác Tâm, mẹ của Thư, đang chăm chú làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay của bác y như tay một người khổng lồ. Bác đội nón, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay phải bác cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên hạ xuống nhịp nhàng. ( Theo Nguyễn Thị Xuyến)
  7. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỜNG XUÂN 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ – LỚP 5 NĂM HỌC 2019 - 2020 Họ và tên: Phạm Ngọc Dũng MÔN TIẾNG VIỆT (Phần Tập làm văn) Lớp: 5A4 Thời gian làm bài 35 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm Lời nhận xét của giáo viên Bằng số Bằng chữ . . . . . Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Tả một người bạn thân của em.
  8. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỜNG XUÂN 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I– LỚP 5 NĂM HỌC 2019 - 2020 Họ và tên: Phạm Ngọc Dũng MÔN : KHOA HỌC Lớp: 5A4 Thời gian làm bài 35 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm Lời nhận xét của giáo viên Bằng số Bằng chữ . . . . . ĐỀ BÀI Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng : Câu 1: Một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào để biết đó là bé trai hay bé gái ? (0,5 điểm) A. Tuần hoàn. B. Tiêu hóa. C. Hô hấp. D. Sinh dục. Câu 2: HIV không lây qua đường nào ? (0,5 điểm) A. Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con. B. Đường tình dục. C. Tiếp xúc thông thường. D. Đường máu. Câu 3: Vật liệu nào dùng để làm săm lốp ô tô, xe máy ? (0,5 điểm) A. Tơ sợi B. Cao su. C. Chất nhựa. D. Chất dẻo. Câu 4: Trong tự nhiên sắt có ở: (0,5 điểm) A. Trong các quặng sắt và trong các thiên thạch. B. Trong nước. C. Trong không khí. D. Trong các thiên thạch. Câu 5: Bệnh nào dưới đây có thể bị lây qua cả đường sinh sản và đường máu ? (0,5 điểm) A. HIV/AIDS. B. Viêm não. C. Sốt xuất huyết. D. Sốt rét.
  9. Câu 6: Xi măng được làm ra từ những vật liệu gì ? (0,5 điểm) A. Đất sét. B. Đất sét, đá vôi và một số chất khác. C. Đất sét và đá vôi D. Đá vôi. Câu 7: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ chấm: (2 điểm) (Trứng, tinh trùng, hợp tử, thụ tinh). - Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự hết hợp giữa của mẹ và của bố. Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trình Trứng được thụ tinh gọi là Câu 8: Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh cũng như mỗi công dân cần phải làm gì ? (1 điểm) A. Tìm hiểu, học tập để biết rõ về luật giao thông đường bộ. B. Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ. C. Thận trọng khi đi qua đường và tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu. D. Tất cả những ý trên. Câu 9: Để phòng tránh bệnh viêm gan A em cần làm gì ? (1 điểm) Câu 10: Để phòng tránh các bệnh do muỗi truyền, em cần làm gì ? (2 điểm) Câu 11: Trên đường đi học về, em đi bộ, có một người lạ chạy xe lại gần và mời em lên xe để chở bạn về nhà em sẽ : (1điểm)
  10. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỜNG XUÂN 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – LỚP 5 NĂM HỌC 2019 - 2020 Họ và tên: Phạm Ngọc Dũng MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ Lớp: 5A4 Thời gian làm bài 35 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm Lời nhận xét của giáo viên Bằng số Bằng chữ . . . . . ĐỀ BÀI A. LỊCH SỬ:( 5 điểm) Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng : Câu 1: Năm 1862, ai là người được nhân dân và nghĩa quân suy tôn là “Bình Tây Đại nguyên soái” ? (0,5 điểm) A. Trương Định. B. Phan Đình Phùng. C. Nguyễn Trường Tộ. D. Tôn Thất Thuyết. Câu 2: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào ? (0,5 điểm) A.1811 B. 1911 C. 1912 D. 1913 Câu 3: Đầu xuân 1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta diễn ra tại: (0,5 điểm) A. Quảng trường Ba Đình (Hà Nội). B. Hang Pác-bó (Cao Bằng). C. Hồng Kông (Trung Quốc). D. Xô viết nghệ - tỉnh. Câu 4: Hãy nối tên các nhân vật lịch sử ở cột A với các sự kiện lịch sử ở cột B cho đúng: (2 điểm) A B Nguyễn Trường Tộ Phong trào Đông du Phan Bội Châu Mở cuộc phản công ở kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết Chủ trì Hội Nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc Đề nghị canh tân đất nước Câu 5: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ chấm: (1,5 điểm) (càng lấn tới, hy sinh , làm nô lệ).
  11. Trích lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hố Chí Minh: “Hỡi đồng bào toàn quốc ! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp . , vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không ! Chúng ta thà tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu ”. B. ĐỊA LÝ: ( 5 điểm) Câu 1: Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào ? (0,5 điểm) A. Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc. B. Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia. C. Trung Quốc, Lào, Nhật Bản. D. Trung Quốc, Lào, Thái Lan. Câu 2: Sông ngòi nước ta có đặc điểm là: (0,5 điểm) A. Có nhiều sông nhưng ít sông lớn. B. Có lượng nước thay đổi theo mùa. C. Có nhiều phù sa. D. Cả ba ý trên. Câu 3: Nước ta có dân số tăng : (0,5 điểm) A. Rất nhanh. B. Nhanh. C. Trung bình. D. Chậm. Câu 4: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ chấm: (1,5 điểm) (giao thông vận tải; Bắc - Nam và quốc lộ 1A; dài nhất của đất nước ta). Nước ta có nhiều loại hình Đường sắt là hai tuyến đường sắt và đường bộ Câu 5: Hãy nối tên các Tên khoáng sản ở cột A với các nơi phân bố ở cột B cho đúng: (2 điểm) A B Dầu mỏ. Quảng Ninh. Bô-xít. Biển Đông. Sắt. Tây Nguyên. Than. Hà Tĩnh.
  12. HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN Môn: Khoa học Câu 1 2 3 4 5 6 8 Khoanh đúng D B B A A B D 1 Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm điểm Câu 7: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ chấm: (2 điểm) - Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự hết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. - Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trình thụ tinh. - Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử. Câu 9: Để phòng tránh bệnh viêm gan A em cần làm gì ? (1 điểm) Phòng bệnh viêm gan A bằng cách: - Ăn chín, uống sôi. - Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. Câu 10: Để phòng tránh các bệnh do muỗi truyền, em cần làm gì ? (2 điểm) Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh không để ao tù nước đọng, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt. Đi tiêm phòng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Câu 11: Trên đường đi học về, em đi bộ, có một người lạ chạy xe lại gần và mời em lên xe để chở bạn về nhà em sẽ : (1điểm) Em cảm ơn và từ chối 1 cách khéo léo là nhà gần nên có thể tự đi bộ được. Môn: Lịch sử Câu 1 2 3 Khoanh đúng A B C Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 4: Hãy nối tên các nhân vật lịch sử ở cột A với các sự kiện lịch sử ở cột B cho đúng: (2 điểm: Mỗi ý đúng 0,5 điểm) A B Nguyễn Trường Tộ Phong trào Đông du Phan Bội Châu Mở cuộc phản công ở kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết Chủ trì Hội Nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc Đề nghị canh tân đất nước Câu 5: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ chấm: (1,5 điểm) Trích lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hố Chí Minh: “Hỡi đồng bào toàn quốc ! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
  13. Không ! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Môn: Địa lý Câu 1 2 3 Khoanh đúng A D B Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 4: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ chấm: (1,5 điểm) Nước ta có nhiều loại hình giao thông vận tải Đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A là hai tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của đất nước ta. Câu 5: Hãy nối tên các Tên khoáng sản ở cột A với các nơi phân bố ở cột B cho đúng: (2 điểm: Mỗi ý đúng 0,5 điểm) A B Dầu mỏ. Quảng Ninh. Bô-xit. Biển Đông. Sắt. Tây Nguyên. Than. Hà Tĩnh.
  14. TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỜNG XUÂN 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I– LỚP 5 NĂM HỌC 2019 - 2020 Họ và tên: Phạm Ngọc Dũng MÔN: TOÁN Lớp: 5A4 Thời gian làm bài 35 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm Lời nhận xét của giáo viên Bằng số Bằng chữ . . . . . ĐỀ BÀI Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng : Câu 1: 5000 m2 = 0,5 Tên đơn vị thích hợp viết vào chỗ chấm là: (0,5 điểm) A. ha B. dam2 C. m2 D. dm2 Câu 2: 627,35 : 100 = .(0,5 điểm) A. 62,735 B. 6,2735 C. 627,35 D. 6273,5 Câu 3: 627,35 0,01 = số điền vào chỗ chấm là: (0,5 điểm) A. 62,735 B. 627,35 C. 6,2735 D. 6273,5 Câu 4: 15% của 320kg là: (0,5 điểm) A. 140kg B. 401kg C. 480kg D. 48kg Câu 5: Hình tam giác có độ dài đáy là 10cm và chiều cao là 7cm. Vậy diện tích của hình tam giác là: (0,5 điểm) A. 375m2 B. 387 m2 C. 378 m2 D. 35 m2 Bài 6: Tìm số tự nhiên x sao cho: 9,8 x = 6,2 9,8; (0,5 điểm) A. 9,8 B. 62 C. 98 D. 6,2 Câu 7: a) Tính tỉ số phầm trăm của hai b) Điền dấu ; = ; thích hợp số: (0,5điểm) vào chổ chấn: (0,5điểm) 45 và 61 83,2 83,19
  15. Câu 8: Đặt tính rồi tính (2 điểm) a) 36,75 + 89,46 c) 64,6 4 b) 351 – 138,9 d) 45,54 : 1,8 Câu 9: (1 điểm) Lớp 5A có 18 học sinh nữ và số học sinh nữ chiếm 60 % số học sinh của cả lớp. Hỏi lớp 5A có tất cả bao nhiêu học sinh ? Bài giải Bài 10: (3điểm) Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 18m và chiều rộng 15m. người ta dành 20% diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất làm nhà. Bài giải:
  16. HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN Môn: Toán Câu 1 2 3 4 5 6 Khoanh đúng A B C D D D Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 7: a) Tính tỉ số phầm trăm của hai số: b) Điền dấu ; = ; thích hợp vào (0,5điểm) chổ chấn: (0,5điểm) 45 và 61 83,2 > 83,19 45 : 61 = 0,7377 = 73,77% Câu 8: Đặt tính rồi tính (2 điểm) a) 36,75 + 89,46 = 126,21 c) 64,6 4 = 258,4 b) 351 – 138,9 = 212,1 d) 45,54 : 1,8 = 25,3 Câu 9: (1 điểm) Lớp 5A có 18 học sinh nữ và số học sinh nữ chiếm 60 % số học sinh của cả lớp. Hỏi lớp 5A có tất cả bao nhiêu học sinh ? Bài giải Lớp 5A có tất cả số học sinh là: 18 : 60 100 = 30 (học sinh) Đáp số: 30 học sinh Bài 10 : (3 điểm) Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 18m và chiều rộng 15m. người ta dành 20% diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất làm nhà. Bài giải: Diện tích mảnh đất : 18 15 = 270 (m2) (1điểm) Diện tích đất để làm nhà : 270 20 : 100 = 54 (m2) (1điểm) Đáp số : 54 m2