Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Trường THCS Nguyễn Phúc

docx 5 trang nhatle22 4960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Trường THCS Nguyễn Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_ii_truong_thcs_nguyen.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Trường THCS Nguyễn Phúc

  1. PHÒNG GD&ĐT VỤ BẢN ĐỀ KIỂM TRA 8 TUẦN HỌC KÌ II LỚP 9 TRƯỜNG THCS NGUYỄN PHÚC MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 45 phút A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 9 Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Mô tả các công đoạn 7. Hiểu được 12. Xác định vai 1. Ứng dụng chủ yếu của công nghệ nguyên nhân thoái trò hiện tượng di truyền học tế bào. hóa của tự thụ phấn thoái hóa giống (6 tiết) 2.Nhắc lại những ứng bắt buộc ở cây giao trong chọn giống dụng của công nghệ phấn và giao phối gen. gần ở động vật. 8. Hiểu được các thao tác giao phấn ở 1b. Giải thích cây tự thụ phấn và không dùng con cây giao phấn. lai F1 làm giống ở 1a. Nêu nguyên ưu thế lai; Xác nhân của hiện tượng định các biện pháp ưu thế lai. duy trì ưu thế lai. 37,5% TS điểm TN = 2 câu TN = 2 câu TN = 1 câu = 37,5 điểm TL = 0,5 câu TL = 0,5 câu 26,7% = 10 điểm 40% = 15 điểm 33,3% = 12,5điểm 3. Nhắc lại khái niệm 9. Phân biệt các loại 13. Ứng dụng 2. Sinh vật và môi trường, các nhân tố môi trường sống. trong sản xuất môi trường sinh thái, giới hạn sinh 10. Hiểu các mối dưới sự ảnh ( 6 tiết) thái. quan hệ giữa các hưởng của các 4. Mô tả ảnh hưởng của sinh vật cùng loài và nhân tố sinh thái nhân tố sinh thái nhiệt khác loài. 2a. Phân biệt điều lên sinh vật. độ, độ ẩm, ánh sáng kiện xảy ra các 2b. Vận dụng các đến các đặc điểm hình mối quan hệ cùng mối quan hệ cùng thái, sinh lí, tập tính của loài giữa các sinh loài trong sản sinh vật. vật. xuất. 37,5% TS điểm TN = 2 câu TN = 2 câu TN = 1 câu = 37,5 điểm TL = 0,5 câu TL = 0,5 câu 26,7% = 10điểm 26,7% = 10 điểm 19,9% = 7,5 điểm 26,7% = 10 điểm 5. Nhắc lại những đặc 11. Phát hện hiện 14. Xây dựng 3. Hệ sinh trưng cơ bản của quần tượng khống chế chuỗi thức ăn thái thể. sinh học trong quần trong quần xã ( 4 tiết) 6. Nhắc lại khái niệm xã. sinh vật. chuỗi, lưới thức ăn. 3. 25% TS điểm TN = 2 câu TN = 1 câu TN = 1 câu TL = 1 câu = 25 điểm 40% = 10 điểm 20% = 5 điểm 40% = 10 điểm Tổng 30 % của hàng 30 % của hàng 20 % của hàng 20 % của hàng 100% = 100 điểm = 30 điểm = 30 điểm = 20 điểm = 20 điểm B. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN I. Trắc nghiệm khách quan: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất
  2. Câu 1. Trong công đoạn của công nghệ tế bào, người ta tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để tạo A. Cơ thể hoàn chỉnh. C. Cơ quan hoàn chỉnh. B. Mô sẹo. D. Mô hoàn chỉnh. Câu 2. Những thành tựu nào dưới đây không phải là kết quả ứng dụng của công nghệ gen? A.Tạo chủng vi sinh vật mới. B.Tạo cây trồng biến đổi gen. C.Tạo cơ quan nội tạng của người từ các tế bào động vật. D.Tạo ra động vật biến đổi gen. Câu 3. Giới hạn sinh thái là gì? A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt. B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau. C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật. Câu 4. Vai trò của ánh sáng lên đời sống động vật mà thực vật không có là A. Đặc điểm hình thái. B. Qúa trình sinh lí. C. Đặc điểm hình thái và quá trình sinh lí. D. Nhận biết và định hướng di chuyển trong không gian. Câu 5. Quần thể có mấy đặc trưng cơ bản dưới đây (1) Mật độ. (2) Thành phần nhóm tuổi . (3) Giới tính. (4) Số cá thể. (5) Tỉ lệ giới tính. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 6. Lưới thức ăn là A. Gồm một chuỗi thức ăn. B. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. C. Gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. D. Gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên. Câu 7. Giao phối gần và tự thụ phấn qua nhiều thế hệ có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống là do A.Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại. B.Tập trung những gen trội có hại cho thế hệ sau. C. Xuất hiện hiện tượng đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể. D.Tạo ra các gen lặn có hại bị gen trội át chế. Câu 8. Sắp xếp các thao tác sau theo trình tự đúng của thao tác giao phấn (1) Chọn cây mẹ: chỉ giữ lại 1 số bông và hoa phải chưa vỡ không bị dị hình, không quá non hay già, các hoa khác cắt bỏ (2) Cắt chéo vỏ trấu ở phía bụng lộ rõ nhị
  3. (3)Dùng kẹp gắp 6 nhị (cả bao phấn) ra ngoài; Bao bông lúa lại ghi rõ ngày tháng. (4)Thụ phấn: Cấy phấn từ hoa đực rắc lên nhụy của hoa ở cây mẹ (lấy kẹp đặt cả bao phấn lên đầu nhụy hoặc lắc nhẹ hoa chưa khử đực để phấn rơi lên nhụy). Bao ni lông ghi ngày tháng. A. (1), (2), (4), (3). C. (4), (2), (3), (1). C. (2), (1), (4), (3). D. (2), (4), (1), (3). Câu 9. Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác. B. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng. C.Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. D.Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác. Câu 10. Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ A. Làm tăng thêm sức thổi của gió. B. Làm tăng thêm sự xói mòn của đất. C. Làm cho tốc độ gió thổi dừng lại, cây không bị đổ. D. Giảm bớt sức thổi của gió, hạn chế sự đổ của cây. Câu 11. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây: A. Quần thể chuồn chuồn và quần thể châu chấu. B. Quần thể ếch đồng và quần thể rắn. C. Quần thể chim sẻ và quần thể chuồn chuồn. D. Quần thể sâu cuốn lá và sâu đục thân. Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không phải là mục đích của việc ứng dụng tự thụ phấn và giao phối gần vào chọn giống và sản xuất A.Tạo ra dòng thuần dùng để làm giống. B.Tập hợp các đặc tính quý vào chọn giống và sản xuất. C.Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn. D. Phát hiện và loại bỏ những gen xấu ra khỏi quần thể. Câu 13. Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự A. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau. B. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau. C. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước. D. Trồng đồng thời nhiều loại cây. Câu 14. Năm sinh vật là : Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây? A. Cỏ châu chấu gà rừng trăn vi khuẩn B. Cỏ châu chấu trăn gà rừng vi khuẩn C.Cỏ châu chấu vi khuẩn gà rừng trăn D.Cỏ châu chấu trăn vi khuẩn gà rừng
  4. II. Tự luận. Câu 1. (12.5 điểm) a. Trình bày nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai? b. Tại sao không dùng con lai F1 làm giống? Muốn duy trì ưu thế lai ta cần làm gì? Câu 2. (12.5 điểm) a. Các mối quan hệ cùng loài xảy ra khi nào? b. Trong sản xuất, cần vận dụng các mối quan hệ cùng loài như thế nào để tăng năng suất vật nuôi và cây trồng? Câu 3. (5 điểm) Giả xử một quần xã sinh vật gồm các loài sau: Cỏ, thỏ, hươu, hổ, vi sinh vật, mèo rừng, gà rừng, cáo. Xây dựng chuỗi thức ăn có thể ( Ít nhất 5 chuỗi thức ăn)? C. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM: 70 điểm Mỗi câu trả lời đúng 5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án B C C D B C A Câu 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án D C D B B A A II. TỰ LUẬN: 30 điểm Câu 1. a, Cơ thể lai F1 tập trung các gen trội có lợi. (5điểm) b, - Không dùng con lai F1 làm giồng vì nếu làm giống thì ở đời sau, qua phân li sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, ưu thế lai giảm. (5điểm) - Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính. (2,5điểm) Câu 2. a, Có 2 mối quan hệ cùng loài: hỗ trợ và cạnh tranh (2,5điểm) + Hỗ trợ xảy ra khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích hoặc thể tích hợp lí và có nguồn sống đầy đủ. (2,5điểm) + Cạnh tranh xảy ra khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở, (2,5điểm) b, Trong sản xuất, cần vận dụng các mối quan hệ cùng loài để tăng năng suất vật nuôi và cây trồng là: + Cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí. (1,5điểm) + Áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết. (2 điểm) + Cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ. (1,5điểm)
  5. Câu 3. Mỗi chuỗi thức ăn đúng 1 điểm 1) Cỏ → Thỏ → Hổ → Vi sinh vật 2) Cỏ → Hươu → Hổ → Vi sinh vật 3) Cỏ → Thỏ → Mèo rừng → Vi sinh vật 4) Cỏ → Gà → Mèo rừng → Vi sinh vật 5) Cỏ → Thỏ → Cáo → Vi sinh vật