Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phố Thạnh

docx 6 trang nhatle22 4600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phố Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017_2018_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phố Thạnh

  1. PHÒNG GD ĐỨC PHỔ TRƯỜNG THCS PHỔ THẠNH ĐỀ KIỂM TRA HK II MÔN SINH 9 NĂM HỌC 2017-2018 I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : HS hệ thống hóa lại các kiến thức trong chương trình sinh 9 học kỳ II cụ thể như sau : - Biết được các khái niệm về môi trường, quần thể sinh vật, quần xã sinh vật, hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên - Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống của sinh vật. - Biết được các mối quan hệ cùng loài và quan hệ khác loài của sinh vật. - Phân biệt được quần thể sinh vật với quần xã sinh vật. - Hiểu được một số đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật và quần xã sinh vật. - Hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. - vận dụng được các hiểu biết để giải thích hiện tượng thực tế. - Vẽ được sơ đồ giới hạn về nhiệt độ của xương rồng sa mạc từ các số liệu cho trước. 2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp, tư duy logic. - Phát triển kỹ năng tính toán trong sinh học. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập. 3. thái độ - Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn. - Giáo dục ý thức trung thực trong kiểm tra. II. THIẾT LẬP MA TRẬN
  2. Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL cộng Ứng dụng di truyền học Câu2: Biết Câu 9: Nêu Câu1: Hiểu được vai trò được hiện được nguyên của phương tượng ưu thế nhân của hiện pháp tự thụ lai và biết các tượng thoái phấn bắt buộc. phương pháp hóa. tạo ưu thế lai. Số câu 1 câu 1 câu 1 câu 3 câu Số điểm 0.5 điểm 2 điểm 0.5 điểm 3.0đ Sinh vật và môi trường Câu 4: Biết ảnh Câu 11: Vẽ được Câu 3: Giải thích hưởng của sơ đồ giới hạn về được tính hướng nhiệt độ lên đời nhiệt độ của sáng ở thực vật. sống thực vật. xương rồng sa mạc. Số câu 1 câu 1 câu 1 câu 3 câu Số điểm 0.5 điểm 1.5đ 0.5 điểm 2.5đ Hệ sinh thái Câu 10: So Câu 7: Xác định Câu 12: Giải sánh được quần được chuỗi thức thích được tác thể sinh vật với ăn đúng từ các động qua lại giữa quần xã sinh sinh vật cho các sinh vật trong vật. trước. hệ sinh thái. Số câu 1 câu 1 câu 1 câu 3 câu Số điểm 2.0 điểm 0.5 điểm 0.5đ 3.0đ Con người, dân số và Câu 6: Biết Câu 5: Hiểu môi trường hoạt động chính được nguyên của con người nhân chủ yếu gây suy thoái gây ô nhiễm môi trường. môi trường. Số câu 1 câu 1 câu 2 câu Số điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 1.0đ Bảo vệ môi trường Câu 8: Biết được biện pháp tốt nhất để cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa. Số câu 1 câu 1 câu Số điểm 0.5 điểm 0.5đ Tổng cộng 5 câu 3 câu 2 câu 2 câu 12câu 4.0đ 3.0đ 2.0đ 1.0đ 10.0đ
  3. Trường THCS Phổ Thạnh Đề kiểm tra HK II môn sinh 9 Mã phách Họ và tên : ( Thời gian : 45 phút ) Lớp : 9/ Năm học : 2017 - 2018 Điểm bằng số Điểm bằng chữ Chữ ký giám khảo Mã phách A. TRẮC NGHIỆM (4.0đ) Lựa chọn phương án đúng nhất ( Ghi kết quả vào phần bài làm) Câu 1 : Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vaatj gây ra hiện tượng thoái hóa là vì: A. Gây ra hiện tượng đột biến có hại ở các thế hệ kế tiếp. B. Làm xuất hiện các biến dị di truyền ở các thế hệ kế tiếp. C. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp gây hại ở các thế hệ kế tiếp. D. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở các thế hệ kế tiếp. Câu 2: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc là để A. tạo dòng thuần. B. gây đột biến nhân tạo. C. tạo giống cây trồng biến đổi gen. D. nhân giống vô tính. Câu 3 : Vì sao các cây trồng bên trong cửa sổ lâu ngày có thân và cành hướng ra bên ngoài cửa? A. Để đón gió. B. Để hứng ánh sáng. C. Để thoát hơi nước. D. Để thu hút ong bướm. Câu 4: Ở vùng ôn đới, về mùa đông cây thường có hiện tượng gì? A. Ngủ đông. B. Ra hoa tạo quả. C. Rụng lá. D. Đâm chồi nẩy lộc. Câu 5 : Nguyên nhân nào là chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường? A. Hoạt động của con người. B. Hoạt động của tự nhiên. C. Thời tiết thay đổi thất thường. D. Nạn tàn phá rừng và săn bắt động vật hoang dã. Câu 6: Hoạt động chính của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên qua các thời kỳ là A. trồng trọt, chăn nuôi. B. săn bắt, hái lượm. C. xây dựng. D. phá rừng. Câu 7. Cho một số sinh vật sau : Lúa, đại bàng, rắn , chuột, vi sinh vật . Chuỗi thức ăn đúng là A. Lúa →Chuột →Đại bàng →Rắn→Vi sinh vật. B. Lúa →Chuột →Rắn →đại bàng →vi sinh vật. C. Lúa →Chuột →Rắn →đại bàng ←vi sinh vật. D. Lúa ←Chuột →Rắn →đại bàng →vi sinh vật. Câu 8. Để cải tạo các vùng đất trống, đồi trọc thì biện pháp chính là gì? A. Không gây ô nhiễm môi trường. B. Bón phân hợp lí. C. Làm thủy lợi. D. Trồng cây, gây rừng. B. TỰ LUẬN (6.0đ) Câu 9(2.0đ) Ưu thế lai là gì? Để tạo ưu thế lai người ta sử dụng phương pháp gì? Cho một ví dụ minh họa. Câu 10 ( 2.0đ) So sánh quần thể sinh vật với quần xã sinh vật. câu 11( 1.5đ ): Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +56oC , trong đó điểm cực thuận là +32oC. câu 12(0.5đ) : Trên một thảo nguyên gồm có thành phần hữu sinh chính là cây cỏ, trâu rừng, sư tử. Giả sử loài sư tử bị tuyệt chủng thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hệ sinh thái trên. BÀI LÀM A. TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B. TỰ LUẬN (6.0đ)
  4. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM (4.0đ)Mỗi câu đúng đạt 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A B C A D B D B. TỰ LUẬN (6đ) Câu 1(2.0đ) - Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn(0,25đ), sinh trưởng nhanh hơn(0,25đ), phát triển mạnh hơn(0,25đ), chống chịu tốt hơn(0,25đ), các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ(0,25đ). - Để tạo ưu thế lai ở cây trồng người ta chủ yếu dùng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ (0,25đ)còn trong chăn nuôi thường dùng lai kinh tế để sử dụng ưu thế lai(0,25đ). VD: Lợn ỉ móng cái lai với lợn đại bạch tao ra lợn lai kinh tế(0,25đ). ( HS có thể lấy các ví dụ khác nếu đúng vẫn đạt điểm) Câu 2(2.0đ) *Giống nhau: - Đều là tập hợp nhiều cá thể sinh vật trong một khoảng không gian xác định(0,25đ). - Các cá thể có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau(0,25đ). * Khác nhau: QTSV QXSV Điểm - Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống - Tập hợp các quần thể khác loài sống trong một 0.25đ trong một sinh cảnh. sinh cảnh. - Đơn vị cấu trúc là cá thể. - Đơn vị cấu trúc là quần thể. 0.25đ - Mối quan hệ chính giữa các cá thể là - Mối quan hệ chính giữa các cá thể là quan hệ 0.25đ quan hệ sinh sản dinh dưỡng. - Độ đa dạng thấp. - Độ đa dạng cao. 0.25đ - Chiếm 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn. - Chiếm nhiều mắt xích trong chuỗi thức ăn. 0.25đ - Phạm vi phân bố hẹp hơn quần xã - Phạm vi phân bố rộng hơn quần thể. 0.25đ Câu 3(1.5đ) Tùy theo mức độ của hình vẽ mà giáo viên có thể đánh giá ở 3 mức là 0.5đ, 1.0đ, 1.5đ Mức độ sinh trưở Khoảngthuận ng lợi Giới hạn trên Giới hạn dưới Điểm cực thuận 320C t0C Điểm gây chết Điểm gây chết ﴿00C﴿ ﴾560C﴾ Giới hạn nhiệt độ của loài xương rồng sa mạc Câu 4(0.5đ): Nếu sư tử bị tuyệt chủng thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trâu rừng phát triển(0,25đ) nhưng đến một thời điểm số lượng trâu rừng tăng quá nhanh thì số lượng cỏ không đáp ứng đủ dẫn đến mất cân bằng sinh thái(0,25đ).