Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Nghĩa Hùng

doc 5 trang nhatle22 5580
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Nghĩa Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_i_truong_thcs_nghia_hu.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Nghĩa Hùng

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHĨA HƯNG Trường THCS Nghĩa Hùng GV: Phùng Thị Ngát mail: ngatphung90@gmail.com HỆ THỐNG CÂU HỎI CHƯƠNG DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI Mức độ: Nhận biết Câu 1: Đồng sinh là hiện tượng A. mẹ sinh ra 2 con trong một lần sinh. B. nhiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ. C. mẹ sinh ra 3 con trong một lần sinh. A. chỉ sinh một con. Câu 2: Kí hiệu NST của người bị bệnh Tơcnơ là A. XXY B. XXX C. OX D. OY Câu 3: Bệnh Bạch tạng là do A.Đột biến gen trội thành gen lặn B.Đột biến gen lặn thành gen trội C.Đột biến cấu trúc NST D.Đột biến số lượng NST Câu 4: Biểu hiện ở bệnh Bạch tạng là A. Thường bị mất trí nhớ B. Rối loạn hoạt động sinh dục và không có con C.Thường bị chết sớm D. Da, tóc có màu trắng do cơ thể thiếu sắc tố Câu 5: Luật hôn nhân và gia đình của nước ta qui định cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi A. 5 đời B. 4 đời C. 3 đời D. 2 đời Câu 6: Một ngành có chức năng chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên có liên quan đến các bệnh, tật di truyền ở người được gọi là A. Di truyền B. Di truyền y học tư vấn C. Giải phẫu học D. Di truyền và sinh lí học Câu 7: Để xác định vai trò của yếu tố di truyền và ngoại cảnh đối với sự biểu hiện tính trạng người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu A. Trẻ đồng sinh B. Di truyền học phân tử C. Phả hệ D. Di truyền quần thể Câu 8: Bệnh, hội chứng nào sau đây là kết quả của đột biến cấu trúc NST
  2. A. Bệnh ung thư máu B. Hội chứng Claiphentơ C. Hội chứng Đao D. Hội chứng Tơcno Câu 9 ( TL) Mô tả các đặc điểm hình thái của người mắc bệnh Đao ? Câu 10 ( TL) Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh Mức độ : Thông hiểu Câu 1: Bệnh Tơcnơ là một dạng đột biến làm thay đổi về A. Số lượng NST theo hướng tăng lên B. Cấu trúc NST C. Số lượng NST theo hướng giảm dần D. Cấu trúc của gen Câu 2: Bệnh di truyền xảy ra do đột biến từ gen trội thành gen lặn( còn gọi là đột biến gen lặn) là A. Bệnh máu không đông và bệnh Đao B. Bệnh Đao và bệnh Bạch tạng C. Bệnh máu không đông và bệnh Bạch tạng D.Bệnh Tơcnơ và bệnh Đao Câu 3. Hội chứng Đao ở người là dạng đột biến A. Dị bội xảy ra trên NST thường B. Đa bội xảy ra trên NST thường C. Dị bội xảy ra trên NST giới tính D. đa bội xảy ra trên NST giới tính Câu 4: Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng bằng A. 46 chiếc B. 47 chiếc C. 45 chiếc D. 44 chiếc Câu 5: Kết hôn gần gây suy thoái giống nòi vì ( H) A. Làm thay đổi kiểu gen vốn có của loài B. Tạo nên tính đa dạng về kiểu hình C. Tạo khả năng sinh nhiều con D. Dễ làm xuất hiện các bệnh di truyền Câu 6: Phát biểu dưới đây có nội dung đúng là A. Trẻ bị bệnh Đao có nguyên nhân là bố B. Trẻ bị bệnh bạch tạng có nguyên nhân là do mẹ C. Trẻ sơ sinh bị bệnh Đao có tỉ lệ tăng theo theo độ tuổi sinh để của mẹ D.Trẻ sơ sinh dễ bị bệnh di truyền khi mẹ sinh đẻ ở độ tuổi từ 20 -24 Câu 7: Phương pháp nào dưới đây không được áp dụng để nghiên cứu di truyền người A. Phương pháp phả hệ B. Phương pháp di truyền tế bào
  3. C. Phương pháp lai phân tích D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh Câu 8: Bệnh di truyền nào sau đây do đột biến số lượng nhiễm sắc thể gây ra A.Bệnh bạch tạng , bệnh câm điếc bẩm sinh B.Bệnh đao , Tớc nơ C. Bệnh Tớc nơ, Bệnh Bạch tạng D. Bệnh ung thư máu , Tớc nơ Câu 9: ( TL) Chỉ ra điểm khác nhau giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng ? Câu 10: ( TL) Người con trai và con gái đều bình thường nhưng sinh ra từ hai gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh . Hãy chỉ ra cho đôi trai gái biết đây là loại bệnh gì ? Hãy cho họ lời khuyên Mức độ: Vận dụng Câu 1: Bộ nhiễm sắc thể của người bị bệnh bạch tạng là A. 2n= 44 B. 2n =45 C. 2n = 46 D. 2n = 47 Sử dụng dữ kiện dưới đây để trả lời các câu hỏi 2,3,4,5 Biết rằng bệnh Bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường qui định. Gen E: bình thường, gen e: bệnh Bạch tạng Có một sơ đồ phả hệ sau: Bố Mẹ ( bình thường) ( Bạch tạng) Vợ Con trai Con gái chồng ( bình thường) ( Bach tạng) Cháu I Cháu II ( Bạch tạng) ( bình thường) Câu 2: Kiểu gen của người bố nếu trong sơ đồ trên là A. Đồng hợp trội B. Đồng hợp lặn C. Dị hợp D. Dị hợp hoặc đồng hợp lặn Câu 3:Vợ của người con trai có kiểu gen A. EE hoặc Ee B. Ee hoặc ee C. E e D. ee hoặc EE Câu 4: Chồng của người con gái mang kiểu gen và kiểu hình nào A. Bình thường ( EE) B. Bạch tạng ( ee) C. Bình thường ( EE hoặc Ee) D. Bình thường( Ee) Câu 5: Kiểu gen của đứa cháu II là A. EE hoặc Ee B. Ee C. Ee hoặc ee D. EE
  4. Câu 6( TL) Bệnh máu khó đông do một gen quy định. Người vợ không mắc bệnh , sinh ra con mắc bệnh chỉ là con trai. - Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn quy định? - Sự di truyền máu khó đông có liên quan đến giới tính hay không? Vận dụng cao Câu 1: Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là A. 25% B. 50% C. 75% D. 100% Câu 2: Khi nói về ung thư, nhận định nào sau đây là đúng A. Khi tế bào phân chia vô tổ chức tạo thành khối u thì đều gây ra bệnh ung thư. B. Nguyên nhân gây ra ung thư hoàn toàn do các tác nhân gây đột biến trong môi trường sống. C. Đột biến gen gây ức chế khối u thường là gen lặn. D. Đột biến gen tiền ung thư thường xảy ra ở vùng mã hóa của gen. Câu 3: Ở người bệnh mù màu ( đỏ, lục) là do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X gây nên ( Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ nhận Xm từ ai? A. Bà nội B. Bố C. Ông nội D. Mẹ Câu 4: ( TL) Bệnh máu khó đông ở người được xác định bởi gen lặn h nằm trên NST giới tính X và không có gen tương ứng trên Y. Một phụ nữ mang gen bệnh ở thể dị hợp lấy chồng khỏe mạnh thì khả năng biểu hiện bệnh của con trai họ sẽ như thế nào?