Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Đại Thắng

doc 8 trang nhatle22 4510
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Đại Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_i_truong_thcs_dai_than.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Đại Thắng

  1. PHÒNG GD&ĐT VỤ BẢN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 9 TRƯỜNG THCS ĐẠI THẮNG MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 45 phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS ĐẠI THẮNG Địa chỉ mail của nhà trường: thcsdaithang.vb@gmail.com TT Họ và tên Năm Chức vụ SĐT Mail sinh 1 Nguyễn Văn Chương 1988 Giáo viên 0978093345 nguyenchuong12101988 @gmail.com 2 Khiếu Thị Bính 1986 Giáo viên 01255169981 khieubinh1986@gmail.com B. NỘI DUNG ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 9 I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA - Đánh giá, phân loại học sinh sau học kì I. Từ đó có sự điều chỉnh phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Trắc nghiệm khách quan : 70% - Trắc nghiệm tự luận : 30% - Thời gian 45 phút. - Đối tượng : Học sinh đại trà - Thang điểm : 100 III. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG VẬN DỤNG VẬN DỤNG HIỂU CAO 1.CÁC THÍ 1. Nhắc lại 6. Xác định 12. Giải được 16. Vận dụng NGHIỆM một số khái được kiểu toán thuận của quy luật phân CỦA niệm trong di hình BDTH. MenĐen. ly, phân ly độc MENĐEN truyền. ( Câu 1 ý b ( Câu 1 ý a lập giải quyết ( Câu 1) TL) TL) bài tập. 2. Nhận ra thể ( Câu 13) đồng hợp, dị hợp. ( Câu 2) 25% tổng số TN = 2 câu TL = 0,5 câu TL = 0,5 câu TN = 1 câu điểm = 25đ 40% = 10 đ 20% = 5đ 20% = 5 đ 20% = 5đ
  2. 2.NHIỄM 3. Nhận biết 7. Mô tả các kì 13. Xác định 17. Xác định SẮC THỂ kết quả quá của quá trình số loại giao tử bộ NST lưỡng trình phân phân bào. tạo ra. bội của loài. bào. ( Câu 5) ( Câu 10) ( Câu 14) ( Câu 3) 8. Hiểu được sự khác nhau cơ bản giữa NP và GP. ( Câu 6) 25% tổng số TN = 1 câu TN = 2 câu TN = 1 câu TN = 1 câu Điểm = 25 đ 20% = 5 đ 20% = 10 đ 20% = 5 đ 20% = 5 đ 3. ADN VÀ 4. Nhận biết 9. Hiểu cơ chế 14. Tìm số GEN trình tự sắp tự nhân đôi ADN tạo ra xếp các nu của ADN. sau k lần nhân trên mạch bổ ( Câu 7) đôi. sung và ( Câu 11) mARN tương ứng. ( Câu 2 TL) 20% tổng số TL = 1 câu TN = 1 câu TN = 1 câu điểm = 20đ 50% = 10 đ 25% = 5đ 25% = 5đ 4. BIẾN DỊ 5. Nhận biết 10. Hiểu tính 15. Xác định 18. Giải quyết một số bệnh chất của các số NST trong tình huống liên quan đến loại biến dị. các thể đột trong thực tế. đột biến gen. ( Câu 8) biến. ( Câu 3 ý b) ( Câu 4) ( Câu 12) 20% tổng số TN = 1 câu TN = 1 câu TN = 1 câu TL = 0.5 câu điểm = 20đ 25% = 5 đ 25% = 5 đ 25% = 5đ 25% = 5đ 5 . DI 11. Mô tả đặc 19. Giải bài TRUYỀN điểm các bệnh tập liên quan HỌC liên quan đến đến bệnh di NGƯỜI đột biến NST. truyền. ( Câu 9) ( Câu 3 ý a) 10% tổng số TN = 1 câu TL = 0,5 câu điểm = 10đ 50% = 5 đ 50% = 5 đ Tổng điểm 30% của hàng 30% của hàng 20% của hàng 20% của hàng 100đ = 30đ = 30đ = 20đ = 20đ
  3. IV. ĐỀ KIỂM TRA TỪ MA TRẬN A. Trắc nghiệm khách quan. Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất Câu 1. Theo Menđen, nhân tố di truyền quy định A. tính trạng nào đó đang được nghiên cứu. B. các đặc điểm về hình thái, cấu tạo của một cơ thể. C. các tính trạng của sinh vật. D. các đặc điểm về sinh lí của một cơ thể. Câu 2. Kiểu gen nào dưới đây là thể dị hợp 2 cặp gen? A. AaBb B. Aabb. C. aaBB. D. AABB. Câu 3. Kết thúc quá trình nguyên phân, từ một tế bào mẹ 2n tạo ra A. 2 tế bào n B. 2 tế bào 2n. C. 4 tế bào n. D. 4 tế bào 2n. Câu 4. Bệnh nào sau đây do đột biến gen lặn gây ra? A. Bệnh Đao. B. Bệnh Tơcnơ. C. Bệnh bạch tạng. D. Bệnh ung thư máu. Câu 5. Diản biản cảa nhiảm sảc thả ả kì giảa cảa giảm phân II là A. n nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. B. n nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. C. 2n nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. D. 2n nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Câu 6. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa nguyên phân và giảm phân là A. Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dưỡng; giảm phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dục xảy ra ở thời kì chín của tế bào này. B. Ở kì sau của giảm phân I các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào; ở kì sau của nguyên phân có sự phân li của các nhiễm sắc thể đơn về hai cực của tế bào. C. Giảm phân có sự tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa 2 crômatit trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng; nguyên phân không có. D. Ở giảm phân, tế bào phân chia 2 lần liên tiếp nhưng nhiễm sắc thể tự nhân đôi có một lần; ở nguyên phân, mỗi lần tế bào phân chia là một lần nhiễm sắc thể tự nhân đôi. Câu 7. Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN diễn ra như thế nào? A. Cả 2 mạch đơn của phân tử ADN đều làm khuôn mẫu và sự tổng hợp mạch đơn mới xảy ra đồng thời trên cả 2 mạch theo cùng một chiều. B. Cả 2 mạch đơn của phân tử ADN đều làm khuôn mẫu và sự tổng hợp mạch đơn mới xảy ra đồng thời trên cả 2 mạch theo chiều ngược nhau. C. Cả 2 mạch đơn của phân tử ADN đều làm khuôn mẫu và sự tổng hợp mạch đơn mới xảy ra không đồng thời trên cả 2 mạch. D. Chỉ một mạch đơn của phân tử ADN làm khuôn mẫu tổng hợp mạch đơn mới. Câu 8. Loại biến dị nào làm thay đổi kiểu hình nhưng không làm biến đổi kiểu gen? A. Đột biến gen. B. đột biến NST. C. Biến dị tổ hợp. D. Thường biến. Câu 9. Khi nói về bệnh Đao nhận định nào sau đây là đúng? (1) Bệnh Đao chỉ xuất hiện ở nam giới. (2) Bệnh Đao xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. (3) Ở người bị bệnh Đao, cặp NST thứ 21 có 3 NST. (4) Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của bệnh nhân có 47 NST. A. 1, 2. B. 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 2, 3, 4. Câu 10. Ở động vật từ 4 noãn bào bậc một trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra: A. 4 thể cực. B. 8 thể cực. C. 12 thể cực. D. 16 thể cực.
  4. Câu 11. Hai phân tử ADN tự nhân đôi một số lần như nhau đã tạo ra được 32 phân tử ADN . Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 12. Hạt phấn của 1 loài thực vật có 12 NST thì thể một nhiễm của loài đó có số NST là A. 22 B. 23 C. 24 D. 25 Câu 13. Biết mỗi gen nằm trên một NST, tính trạng trội là trội hoàn toàn , phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 3: 3: 1: 1 là A. Aabb x AaBb. B. Aabb x aaBb. C. AaBb x AaBb. D. AaBB x Aabb. Câu 14. Có 4 tế bào đang ở kì sau của giảm phân II, người ta quan sát được có tổng số 96 nhiễm sắc thể đơn. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài A. 2n = 12. B. 2n = 24. C. 2n = 36. D. 2n = 48. B. Trắc nghiệm tự luận. Câu 1. Ở đậu Hà lan gen A quy định hoa đỏ, gen a quy định hoa trắng, gen B quy định thân cao, gen b quy định thân thấp. Xét phép lai : P: AaBb x aabb a. Xác định tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của F1? b. Trong những kiểu hình của F1, kiểu hình nào là biến dị tổ hợp? Câu 2. Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp các đơn phân như sau: Mạch 1: - T – A – G – X – A – T – G – A – X – X – a. Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó ( Mạch 2). b. Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 1. Câu 3. Một cặp vợ chồng bình thường sinh con đầu lòng mắc bệnh câm điếc bẩm sinh. a. Xác định kiểu gen của cặp vợ chồng trên. Biết bệnh câm điếc bẩm sinh do gen lặn quy định. b. Theo em cặp vợ chồng trên có nên tiếp tục sinh con nữa không? Vì sao? V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 70đ (mỗi câu đúng được 5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án C A B C A D B D D C C B A B B. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: 30đ Câu 1: 10đ a. P: AaBb x aabb ( Hoa đỏ, thân cao) ( Hoa trắng, thân thấp) 1,25đ GP: AB, Ab, aB, ab ab 1,25đ F1 : TLKG: 1 AaBb : 1Aabb : 1 aaBb : 1aabb 1,25đ TLKH: 1 Đỏ,Cao : 1 Đỏ, Thấp : 1 Trắng, Cao: 1 Trắng, Thấp 1,25đ b. Kiểu hình BDTH là : Hoa đỏ, thân thấp 2,5đ Hoa trắng, thân cao 2,5đ Câu 2: 10đ a. Mạch bổ sung : - A – T – X – G – T – A – X – T – G – G – 5đ b. Mạch ARN được tổng hợp : - A – U – X – G – U – A – X – U – G – G – 5đ Câu 3: 10đ a. Quy ước gen : A: quy định không mắc bệnh câm điếc bẩm sinh. a: quy định bệnh câm điếc bẩm sinh. 1,25đ
  5. Kiểu gen của con mắc bệnh câm điếc bẩm sinh là: aa 1,25đ Bố và mẹ đều truyền cho giao tử: a 1,25đ Mà bố mẹ đều không bệnh Kiểu gen của bố mẹ là: Aa 1,25đ b. Cặp vợ chồng trên không nên sinh con nữa 2,5đ Vì nếu vẫn tiếp tục sinh con thì tỉ lệ con mắc bệnh ở mỗi lần sinh là bao nhiêu 25%. 1,25đ Tỉ lệ con mang gen gây bệnh giống bố mẹ là 50% 1,25đ 30 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN CHƯƠNG II NHIỄM SẮC THỂ I. TRẮC NGHIỆM : 1. Phần nhận biết Câu 1. Nhiễm sắc thể là cấu trúc có ở A. bên ngoài tế bào B. trong các bào quan. C. trong nhân tế bào. D. trên màng tế bào. Câu 2. Thành phần hóa học của NST gồm A. Phân tử prôtêin và ARN B. Phân tử ADN và ARN C. Prôtêin và phân tử ADN D. Axit amin và bazơ nitric Câu 3. Trình tự sắp xếp các kì của quá trình nguyên phân là A. Kì đầu, kì trung gian, kì giữa, kì cuối. B. Kì đầu, kì giữa, kì trung gian, kì cuối. C. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. D. Kì đầu, kì sau, kì giữa, kì cuối. Câu 4. Trong nguyên phân ở kì nào các nhiễm sắc thể tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. A. Kì đầu B. Kì giữaC. Kì sauD. Kì cuối Câu 5. Trong giảm phân nhiễm sắc thể được nhân đôi ở thời điểm nào? A. Kì trung gian trước giảm phân I. B. Kì đầu của giảm phân I. C. Kì trung gian của giảm phân II. D. Kì đầu của giảm phân II. Câu 6. Trong giảm phân các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng có sự tiếp hợp và bắt chéo nhau vào kì nào? A. Kì đầu I. B. Kì đầu II. C. Kì giữa I. D. Kì giữa II. Câu 7. Ở động vật, loại tế bào nào dưới đây được gọi là giao tử? A. Noãn bào, tinh trùng. C. Trứng, tinh bào. B. Trứng, tinh trùng. D. Noãn bào, tinh bào. Câu 8. Loại tế bào nào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội? A. Hợp tử. B. Tế bào mảm. C. Tế bào sinh dưỡng. D. Giao tử.
  6. 2. Phần thông hiểu Câu 9. Số NST thường trong tế bào sinh dưỡng ở người là: A. 23 cặp. B. 46 chiếc. C. 24 cặp. D. 44 chiếc. Câu 10. Kết thúc quá trình nguyên phân, từ một tế bào mẹ 2n tạo ra A. 2 tế bào n B. 2 tế bào 2n. C. 4 tế bào n. D. 4 tế bào 2n. Câu 11. Kết thúc quá trình giảm phân, từ một tế bào mẹ 2n tạo ra A. 2 tế bào n B. 2 tế bào 2n. C. 4 tế bào n. D. 4 tế bào 2n. Câu 12. Diản biản cảa nhiảm sảc thả ả kì giảa cảa giảm phân II là A. n nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. B. n nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. C. 2n nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. D. 2n nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Câu 13. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa nguyên phân và giảm phân là A. Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dưỡng; giảm phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dục xảy ra ở thời kì chín của tế bào này. B. Ở kì sau của giảm phân I các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào; ở kì sau của nguyên phân có sự phân li của các nhiễm sắc thể đơn về hai cực của tế bào. C. Giảm phân có sự tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa 2 crômatit trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng; nguyên phân không có. D. Ở giảm phân, tế bào phân chia 2 lần liên tiếp nhưng nhiễm sắc thể tự nhân đôi có một lần; ở nguyên phân, mỗi lần tế bào phân chia là một lần nhiễm sắc thể tự nhân đôi. Câu 14. Điểm khác biệt trong quá trình hình thành giao tử đực với quá trình hình thành giao tử cái là A. Một lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 2 lần phân chia. B. Giao tử mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n. C. Tạo 1 giao tử lớn và 3 thể cực thứ 2. D. Tạo 4 giao tử có kích thước bằng nhau. Câu 15. Tại sao phép lai giữa ruồi đực F 1 thân xám, cánh dài với ruồi cái thân đen cánh cụt trong thí nghiệm của Moocgan được gọi là lai phân tích? A. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn tương ứng. B. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình trội khác trong kiểu gen. C. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình lặn cần xác định kiểu gen với cá thể mang kiểu hình trội. D. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình lặn với cá thể mang kiểu hình lặn khác trong kiểu gen. Câu 16. Vì sao trên mỗi NST phải chứa nhiều gen? A. Số lượng gen thường lớn hơn nhiều so với số lượng NST rất nhiều. B. Số lượng NST trong bộ đơn bội thường lớn hơn so với số lượng gen. C. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường lớn hơn số lượng NST. D. Số gen liên kết của mỗi loài thường nhiều hơn số NST trong bộ đơn bội. 3. Phần vận dụng Câu 17. Số NST thường trong tế bào sinh dưỡng ở người là: A. 46 chiếc. B. 23 cặp. C. 44 chiếc. D. 24 cặp.
  7. Câu 18. Ở cà chua 2n = 24 một tế bào đang ở kì sau của nguyên phân có số lượng nhiễm sắc thể là bao nhiêu? A. 12 B. 24 C. 48 D. 96 Câu 19. Ở ruồi giấm 2n = 8 số nhiễm sắc thể kép ở kì giữa của giảm phân I là A. 4 B. 8 C. 16 D. 24 Câu 20. Ở động vật từ 4 noãn bào bậc một trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra A. 4 thể cực. B. 8 thể cực. C. 12 thể cực. D. 16 thể cực. Câu 21. Ở gà, có 2n = 78. Một con gà mái đẻ được 15 trứng, trong đó có 13 trứng được thụ tinh, nhưng khi ấp chỉ nở được 10 gà con. Vậy những trứng được thụ tinh nhưng không nở có bộ NST là bao nhiêu? A. 39 NST. B. 78 NST. C. 156 NST. D. 117 NST 4. Phần vận dụng cao Câu 22. Ruồi giấm có 2n= 8. Một tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần đã tạo ra nhiều tế bào con. Người ta xác định được tổng số NST trong các tế bào con là 128 NST. Số lần nguyên phân liên tiếp là A. 3 B. 4 C. 8 D. 14 Câu 23. Bệnh mù màu đỏ và lục do gen lặn a gây ra. Gen trội A quy định khả năng nhìn màu bình thường. Cặp gen này nằm trên NST giới tính. NST Y không mang gen này. Những người bình thường có kiểu gen: A A A a A A. X X hoặc X X hoặc X Y. B. XAXa hoặc XaXa hoặc XAY. C. XaXa hoặc XAXa hoặc XaY. D. XAXA hoặc XAXa hoặc XaY. Câu 24. Ở người 2n= 46. Hai tinh bào bậc 1 trải qua quá trình giảm phân. Tổng số NST trong các tế bào con là A. 46 NST. B. 92 NST. C. 138 NST. D. 184 NST. II. TỰ LUẬN : 1. Phần nhận biết Câu 1. Di truyền liên kết là gi? Câu 2. Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực ở động vật? 2. Phần thông hiểu Câu 3. So sánh những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính. Câu 4. So sánh sự khác nhau giữa qui luật phân li độc lập và qui luật di truyền liên kết. 3. Phần vận dụng Câu 5. Ở gà 2n = 78. Một tế bào nguyên phân 5 đợt liên tiếp. Tính tổng số NST trong các tế bào con được tạo ra? 4. Phần vận dụng cao Câu 6. Kiểu gen Aa BeD có thể cho các loại giao tử nào? Biết những gen trên cùng 1 bEd NST tuân theo quy luật di truyền liên kết hoàn toàn. C. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN CHẤM I. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C B C B A A B D D B C A
  8. Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án D D A A C C B C B B A D II. Tự luận Câu 1. Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên cùng một nhiễm sắc thể cùng phân li trong quá trình phân bào. Câu 2. Quá trình phát sinh giao tử đực ở động vật: - Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều tinh nguyên bào. - Mỗi tinh nguyên bào phát triển thành 1 tinh bào bậc 1. - Mỗi tinh bào bậc 1 trải qua giảm phân: + Giảm phân 1: Tạo ra 2 tinh bào bậc 2. + Giảm phân 2: Tạo ra 4 tinh trùng. Câu 3. So sánh những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính. NST thường NST giới tính - Luôn luôn tồn tại thành cặp tương - Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) đồng tế bào lưỡng bội. hoặc không tương đồng (XY) - Gồm nhiều cặp. - Thường tồn tại 1 cặp. - Giống nhau giữa cá thể đực và cái. - Khác nhau giữa cá thể đực và cái. - Chỉ mang gen qui định tính trạng - Mang gen quy định tính trạng giới tính thường của cơ thể. và tính trạng thường. - Không quy định giới tính. - Quy định giới tính. Câu 4. So sánh sự khác nhau giữa qui luật phân li độc lập và qui luật di truyền liên kết . Qui luật phân li độc lập Qui luật di truyền liên kết - Các cặp gen nằm trên các cặp NST - Các gen nằm trên cùng 1 NST, cùng khác nhau, phân li độc lập trong quá phân li trong quá trình phát sinh giao tử. trình phát sinh giao tử. - Sự di truyền của cặp tính trạng này là - Sự di truyền của các cặp tính trạng gắn độc lập với sự di truyền của cặp tính liền với nhau. trạng kia. - Làm tăng các biến dị tổ hợp. - Hạn chế các biến dị tổ hợp. Câu 5. - Tổng số tế bào con được tạo ra là 25 = 32 tế bào. - Tổng số NST trong các tế bào con là: 32 . 78 = 2496 NST . Câu 6. - Các loại giao tử được tạo thành là: ABeD , AbEd , aBeD , abEd