Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Bạch Long

doc 8 trang nhatle22 5070
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Bạch Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_i_truong_thcs_bach_lon.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Bạch Long

  1. PHÒNG GD&ĐT GIAO THỦY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I LỚP 9 TRƯỜNG THCS BẠCH LONG MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 45 phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS BẠCH LONG Địa chỉ mail của nhà trường: thcsbachlong2015@gmail.com TT Họ và tên Năm sinh Chức vụ SĐT Mail 1 Trần Thị 1983 Giáo viên 0979122633 tinhtruongbl68@gmail.com Tỉnh 2 Nguyễn Thu 1980 Giáo viên 01696186557 Thua2ngon@gmail.com Hằng B. NỘI DUNG ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 9 I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1. Để nghiên cứu di truyền MenĐen đã sử dụng phương pháp A. phân tích các thế hệ lai. B. tạp giao. C. lai khác dòng.D. tự thụ phấn Câu 2. Quy luật phân li có ý nghĩa xác định A. kiểu gen của tính trạng trội. B. độ thuần chủng của giống. C. tính trạng trội, tính trạng lặn. D. giải thích nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp. Câu 3. Kiểu gen là tập hợp toàn bộ A. các gen mà con cái nhận được từ bố mẹ. B. các gen trong nhân tế bào. C. gen trội của cơ thể sinh vật. D. gen lặn của cơ thể sinh vật. Câu 4. Trong giảm phân, sự phân li về hai cực của NST đơn diễn ra ở kì A. đầu phân bào I. B. đầu phân bào II. C. sau phân bào I. D. sau phân bào II. Câu 5. Ý nghĩa cơ bản của nguyên phân là sự A. chia đều chất nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con. B. sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con. C. phân li đồng đều của các crômatit về hai tế bào con. D. phân chia đồng đều tế bào chất của tế bào mẹ cho hai tế bào con. Câu 6. Cặp NST tương đồng gồm 2 NST A. giống nhau về hình thái, kích thước, một NST tồn tại trong tế bào sinh dưỡng, một NST tồn tại trong tế bào sinh dục. B. có kích thước bằng nhau, một chiếc hình que, một chiếc hình móc. C. giống nhau về hình dạng, NST có nguồn gốc từ bố lớn hơn NST có nguồn gốc từ mẹ. D. giống nhau về hình dạng, kích thước, một NST có nguồn gốc từ bố, một NST có nguồn gốc từ mẹ.
  2. Câu 7. Phân tử ADN là một chuỗi xoắn A. đơn đều đặn quanh một trục theo chiều từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ. B. kép đều đặn quanh một trục theo chiều từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ. C. gồm hai mạch song song, xoắn đều đặn, thuận chiều kim đồng hồ. D. gồm hai mạch song song, xoắn đều đặn, ngược chiều kim đồng hồ. Câu 8. Loại vật chất có chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất là A. ADN. B. prôtêin. C. mARN.D. tARN. Câu 9. Trong quá trình tổng hợp ADN, nguyên tắc bổ sung được thể hiện A. A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại. B. A liên kết với U, G liên kết với X và ngược lại. C. A liên kết với G, T liên kết với X và ngược lại. D. A liên kết với X, G liên kết với U và ngược lại. THÔNG HIỂU Câu 1. Trong các phép lai sau, phép lai phân tích là A. AA x aa và AABb x aabb. B. Aa x AA và AaBb x AABB. C. AA x AA và AABB x AABB. D. Aa x Aa và AaBb x AaBb. Câu 2. Ở một loài thực vật, các tính trạng thân cao, quả đỏ là trội hoàn toàn so với thân thấp, quả vàng. Thân cao, quả vàng xuất hiện ở đời lai F1 là kiểu hình biến dị tổ hợp của phép lai nào? A. Thân cao, quả vàng x Thân cao, quả vàng. B. Thân cao, quả đỏ x Thân cao, hạt quả đỏ. C. Thân cao, quả đỏ x Thân thấp, quả vàng. D. Thân thấp, quả đỏ x Thân thấp, quả đỏ. Câu 3. Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì giữa của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó là A. 4. B. 8. C. 16. D. 32. Câu 4. Sự kiện quan trọng nhất của quá trình thụ tinh là A. kết hợp một giao tử đực với một giao tử cái. B. kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái. C. tạo thành một hợp tử sẽ phát triển thành cơ thể con. D. tổ hợp hai bộ nhân đơn bội (n NST) của giao tử đực và cái. Câu 5. Ở một loài 2n = 24, quan sát một tế đang tiến hành giảm phân và đếm thấy có 24 NST kép xếp song song thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, khi đó tế bào đang ở kì A. đầu I.B. giữa I.C. đầu II.D. giữa II. Câu 6. Sơ đồ phản ánh mối liên hệ giữa gen và tính trạng là A. gen (một đoạn ADN) -> mARN -> prôtêin -> tính trạng. B. gen (một đoạn ADN) -> prôtêin -> mARN-> tính trạng. C. prôtein -> gen (một đoạn ADN) -> mARN -> tính trạng. D. prôtêin -> mARN -> gen (một đoạn ADN) -> tính trạng. VẬN DỤNG Câu 1. Ở người gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau. Bố có tóc xoăn, mắt đen (AABB), mẹ có tóc thẳng, mắt xanh. Thì con sinh ra có tóc xoăn, mắt đen chiếm tỉ lệ A. 0%. B. 25%. C. 75%. D. 100%.
  3. Câu 2. Bộ NST đặc trưng của tinh tinh được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể nhờ cơ chế A. nguyên phân. B. nguyên phân, thụ tinh. C. nhân đôi, nguyên phân và thụ tinh D. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Câu 3. Trong các phát biểu sau đây (1) Giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục vào thời kì chín. (2) Giảm phân giúp cho cơ thể đa bào lớn lên. (3) Giảm phân góp phần duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể 2n ở loài sinh sản hữu tính. (4) Giảm phân tạo ra các giao tử mang bộ NST đơn bội. (5) Từ một tinh bào bậc 1 qua giảm phân luôn tạo ra 4 tế bào giao tử có khả năng thụ tinh. số phát biểu đúng khi nói về giảm phân là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 4. Một đoạn phân tử ARN có trình tự các nuclêôtit như sau - U – A – X –G – A – U – G – A – X – Trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ADN trên là A. - A – T – G – X – T – A – X – T – G – - T – A – X –G – A – T – G – A – X – B. - U – T – G – X – T – A – X – T – G – - T – A – X –G – A – T – G – A – X – C. - G – T – G – X – T – A – X – T – G – - X – A – X –G – A – T – G – A – X – D. - A – T – G – X – T – A – X –U– G – - T – A – X –G – A – T – G – T – X – Câu 5. Một đoạn phân tử AND có tổng số nuclêôtit là 3000. Biết số nuclêôtit loại A nhiều hơn loại G là 300 nuclêôtit. Khi đó số nuclêôtit mỗi loại là A. A = T = 600, G = X = 900. B. A = T = 900, G = X = 600. C. A = T = 1200, G = X = 1800. D. A = T = 1800, G = X = 1200. VẬN DỤNG CAO II/ TỰ LUẬN Câu 1. Hãy giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ? Câu 2. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng, gen B quy định quả tròn, gen b quy định quả bầu dục. Khi cho cà chua quả đỏ, dạng tròn có kiểu gen AABb lai phân tích. Không cần viết sơ đồ lai hãy xác định tỉ lệ kiểu hình thu được ở F1? III. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN TRẮC NGHIỆM Nhận biết Thông hiểu Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 Đáp A C B D B D D C A A C B án Điểm 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 Vận dụng Vận dụng cao Câu 4 5 6 1 2 3 4 5 . . . Đáp D B A D D C A B
  4. án Điểm 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. (10 điểm) - Kết thúc quá trình nhân đôi ADN, từ một ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống hệt ADN mẹ. Vì: quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc: + Bán bảo toàn: Trong mỗi ADN con có một mạch ADN mẹ, một mạch mới được tổng hợp. (5 điểm) + Bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêotit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại. (5 điểm) Câu 2. (10 điểm) - Kiểu gen cà chua quả vàng, bầu dục: aabb. (2 điểm) P: AA x aa => F1 thu được 100% quả đỏ (1) (2 điểm) P: Bb x bb => F1 thu được 1/2 quả tròn : 1/2 quả bầu dục (2) (2 điểm) Theo quy luật phân li độc lập thì tỉ lệ kiểu hình ở F1 thu được là: 100% quả đỏ (1/2 quả tròn : 1/2 quả bầu dục) = 1/2 quả, đỏ tròn: 1/2 quả đỏ, bầu dục (hay 1 đỏ, tròn : 1 đỏ, bầu dục) (4 điểm) C. NGÂN HÀNG CÂU HỎI CHO CHỦ ĐỀ “ HỆ SINH THÁI” I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1. Quần thể sinh vật là tập hợp A. những cá thể sinh vật cùng loài, cùng một địa điểm. B. những cá thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng một địa điểm. C. những cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. D. những cá thể khác loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. Câu 2. Trong quần xã sinh vật mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là A. độ nhiều. B. độ đa dạng. C. loài ưu thế. D. loài đặc trưng. Câu 3. Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là A. không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể. B. làm giảm mật độ tương lai trong quần thể. C. có vai trò chủ yếu làm tăng kích thước và khối lượng của quần thể. D. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể. Câu 4. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu sau A. vô sinh, thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ. B. động vật, thành phần thực vật, thành phần vi sinh vật. C. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, thực vật. D. vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. Câu 5. Lưới thức ăn gồm A. một chuỗi thức ăn. B. các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. C. một loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. D. nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Câu 6. Mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh là sinh vật A. vi sinh vật phân giải.B. động vật ăn thực vật.
  5. C. động vật ăn thịt. D. thực vật. Câu 7. Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm những yếu tố nào sau đây: A. nước, khí cacbonic, khí oxi, các loài vi rút, vi khuẩn. B. các chất mùn, bã, các loài rêu, địa y. C. các nhân tố khí hậu như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, các loại nấm, mốc. D. nước, khí cacbonic, khí oxi, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm. Câu 8. Đặc trưng chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể sinh vật là A. đặc trưng kinh tế xã hội. B. thành phần nhóm tuổi. C. mật độ.D. tỉ lệ giới tính. THÔNG HIỂU Câu 1. Cho các tập hợp sinh vật (1) Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng. (2) Các cá thể tôm sú sống trong đầm. (3) Đàn chim sống trong rừng. (4) Các các thể rô phi đơn tính sống trong hồ. (5) Một bầy voi sống trong rừng rậm Châu Phi. (6) Các con voi sống trong vườn bách thú. tập hợp sinh vật là quần thể sinh vật là A. 1, 2, 3 . B. 1, 2, 4 C. 1, 2, 5. D. 1, 2, 6. Câu 2. Ví dụ không phải là quần thể sinh vật là A. Các cá chim cú mèo sống ở ba khu rừng cách xa nhau. B. các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực. C. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắcViệt Nam. Câu3. Cho chuỗi thức ăn đơn giản còn để chỗ trống sau: Cây gỗ ( ) Chuột Rắn Vi sinh vật điền vào chỗ trống loài hợp lí nhất là A. mèoB. sâu ăn lá cây C. bọ ngựaD. ếch Câu 4. Trong mối quan hệ giữa các thành phần trong quần xã, thì quan hệ đóng vai trò quan trọng nhất là A. quan hệ về nơi ở. B. quan hệ dinh dưỡng. C. quan hệ hỗ trợ. D. quan hệ đối địch. Câu 5. Quần xã sinh vật đạt được trạng thái cân bằng sinh học khi A. môi trường sống ổn định. B. có sự hỗ trợ giữa các loài. C. số lượng cá thể của loài này bị số lượng cá thể của loài kia kìm hãm. D. số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng. Câu 6. Tập hợp cá thể có thể hình thành một quần xã là A. thực vật ven hồ. B. sen trong hồ. C. bèo cái. D. cá diếc. Câu 7. Nhóm loài ưu thế trên đồng cỏ là A. một số cây gỗ trên đó.B. các loài châu chấu. C. các loài chim ăn châu chấu. D. các loài cỏ. Câu 8. Trên hoang mạc nhân tố giới hạn đối với phần lớn các loài thực vật chủ yếu là A. gió.B. ánh sáng. C. nước D. muối khoáng trong đất. VẬN DỤNG Câu 1. Trong chuỗi thức ăn: cây xanh -> nai -> hổ -> vi khuần. Chuỗi thức ăn trên gây hậu quả lớn nhất khi loại bỏ mắt xích A. cây cỏ. B. nai. C. hổ. D. vi sinh vật. Câu 2. Trong chuỗi thức ăn sau: Cây cỏ Bọ rùa Ếch Rắn Vi sinh vật Thì rắn là
  6. A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật tiêu thụ cấp 1. C. Sinh vật tiêu thụ cấp 2. D. Sinh vật tiêu thụ cấp 3. Câu 3. Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là A. sự tăng trưởng của cá thể. B. mức sinh sản. C. mức tử vong. D. nguồn thức ăn từ môi trường. Câu 4. Trong các chuỗi thức ăn sau, chuỗi thức ăn hoàn chỉnh nhất là A. cây xanh -> chuột -> cú -> vi khuần. B. cây cỏ -> chuột -> cầy -> hổ. C. cây xanh -> châu chấu -> ếch. D. cỏ -> hươu -> hổ. Câu 5. Quần xã sinh vật đạt được trạng thái cân bằng sinh học khi A. môi trường sống ổn định. B. khi số lượng cá thể của loài này bị số lượng cá thể của loài kia kìm hãm. C. khi số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng. D. khi có sự hỗ trợ giữa các loài. VẬN DỤNG CAO Sử dụng lưới thức ăn trả lời các câu hỏi bên dưới (A) Hổ Cây xanh Thỏ Cáo Vi khuẩn Gà Mèo rừng Câu 1. Mắt xích (A) có thể là sinh vật A. dê. B. sâu ăn lá. C. mèo rừng. D. vi khuẩn. Câu 2. Mắt xích chung của chuỗi thức ăn trên là A. thỏ, cáo, vi khuẩn. B. gà, mèo rừng, vi khuẩn. C. cáo, mèo rừng, hổ. D. Thỏ, chuột, gà. Câu 3. thỏ trong chuỗi thức ăn trên có thể được thay bằng mắt xích A. huơu cao cổ.B. chuột. C. rong đuôi chó. D. cỏ tháp bút. II. TỰ LUẬN NHẬN BIẾT Câu 1. Thế nào là mật độ quần thể? Mật độ quần thể tăng hay giảm phụ thuộc vào yếu tố nào? Câu 2. Thế nào là quần xã sinh vật? Kể tên các dấu hiệu điển hình của một quần xã sinh vật? THÔNG HIỂU Câu 1: Tại sao những cá thể cùng loài không thể sống biệt lập với nhau mà buộc phải hình thành và sống trong quần thể? Câu 2. Nguyên nhân nào làm cho mật độ quần thể biến động theo mùa? VẬN DỤNG Câu 1. Cho chuỗi thức ăn: Cỏ -> chuột -> mèo -> vi sinh vật. Nêu mối quan hệ giữa chuột và mèo? VẬN DỤNG CAO Câu 1. Hãy chỉ ra mối quan hệ sinh thái giữa sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật với môi trường để chứng minh hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh, thống nhất? D. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN TRẮC NGHIỆM
  7. Nhận biết Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B C D B A D A Thông hiểu Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A B B D A D C Vận dụng Vận dụng cao Câu 1 2 3 4 5 1 2 3 Đáp án A D D A C A C B PHẦN TỰ LUẬN NHẬN BIẾT Câu 1. Thế nào là mật độ quần thể? Mật độ quần thể tăng hay giảm phụ thuộc vào yếu tố nào? - Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật trong một đơn vị diện tích hay thể tích. - Mật độ quần thể thay đổi phụ thuộc vào yếu tố: + Thời gian (theo mùa, theo năm) + Theo chu kì sống của sinh vật + Và các điều kiện sống như: thức ăn, nơi ở, Câu 2. Thế nào là quần xã sinh vật? Kể tên các dấu hiệu điển hình của một quần xã sinh vật? - Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất. Do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. - Các dấu hiệu của quần xã sinh vật: + Số lượng loài gồm: Độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp. + Thành phần loài gồm: Loài ưu thế, loài đặc trưng. THÔNG HIỂU Câu 1: Các cá thể của cùng một loài không thể sống biệt lập với nhau mà phải sống trong quần thể để đạt được nhưng mục đích sau: - Để sinh sản. - Chống những rủi ro gây ra bởi tác nhân vô sinh (gió, bão, ô nhiễm, .) - Chống lại các động vật ăn thịt tấn công. - Để khai thác tốt nhất nguồn sống của môi trường. Câu 2. Nguyên nhân làm cho mật độ quần thể biến động theo mùa là: Nhiệt độ, lượng mưa hay độ ẩm thay đổi theo mùa trong năm. VẬN DỤNG Câu 1. Cho chuỗi thức ăn: Cỏ -> chuột -> mèo -> vi sinh vật. - Mối quan hệ giữa chuột và mèo: Chuột phát triển mạnh khi điều kiện sống thuận lợi khiến số lượng mèo tăng theo. Khi số lượng mèo tăng quá nhiều dẫn đến chuột bị mèo tiêu diệt mạnh mẽ khiến số lượng chuột giảm. VẬN DỤNG CAO Câu 1. Hãy chỉ ra mối quan hệ sinh thái giữa sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật với môi trường để chứng minh hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh, thống nhất? - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh).
  8. - Các sinh vật trong hệ sinh thái (quần xã) được gắn bó với nhau chủ yếu về mặt dinh dưỡng (động vật ăn động vật, động vật ăn thực vật, .). Khi sinh vật chết đi, xác sinh vật được nấm, vi khuẩn, giun đất, phân giải thành chất vô cơ của môi trường (sinh cảnh). - Một phần chất vô cơ trong môi trường lại được cây xanh hấp thụ vào trong cây và sử dụng trong quang hợp (sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời) tổng hợp nên chất hữu cơ. - Như vậy giữa các loài sinh vật trong quần xã, giữa quần xã với ngoại cảnh trở thành một thể thống nhât. Tất cả các hệ sinh thái đều có yêu cầu về nguông năng lượng bên ngoài (thường là ánh sáng) để hoạt động.