Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Nghĩa Hưng

doc 3 trang nhatle22 4480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Nghĩa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_1_truong_thcs_nghia_hu.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Nghĩa Hưng

  1. PHÒNG GIÁO DỤC NGHĨA HƯNG TRƯỜNG THCS NGHĨA HƯNG Giáo viên: Trần Thị Ngát. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. NHẬN BIẾT Câu 1. Đối tượng nghiên cứu chính trong các thí nghiệm của Menđen là: A. Đậu Hà Lan. B. Cà chua. C. Ruồi giấm. D. Lúa. Câu 2. Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen được gọi là: A. lai phân tích. B. phân tích các thế hệ lai C. lai khác dòng. D. lai và phân tích kết quả lai Câu 3. Đâu là kí hiệu của bộ NST lưỡng bội ? A. n B.2n C.3n D.4n Câu 4. Phân tử Protein có mấy bậc cấu trúc ? A. 1 B. 2 C. 3 D.4 Câu 5. Ở người, bệnh di truyền nào có nguyên nhân do đột biến cấu trúc NST? A. Bệnh Đao B. Bệnh bạch tạng C. Bệnh máu khó đông. D. Bệnh ung thư máu. Câu 6. Đột biến gen là những biến đổi trong A. cấu trúc gen liên quan 1 hay 1 số Nu. B cấu trúc gen liên quan 1 hay 1 số cặp Nu. C. số lượng gen liên quan 1 hay 1 số Nu. D. số lượng gen liên quan 1 hay 1 số cặp Nu. Câu 7. Những phương pháp không được sử dụng trong nghiên cứu di truyền người là A. lai và nghiên cứu phả hệ. B. nghiên cứu phả hệ và trẻ đồng sinh. C. lai và gây đột biến. D. nghiên cứu trẻ đồng sinh và gây đột biến. Câu 8. Cho các biện pháp sau: (1) Chống việc sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học. (2) Hạn chế việc kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen bệnh gây ra các tật, bệnh di truyền (3) Chống các hành vi gây ô nhiễm môi trường (4) Tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ (5) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người. Có bao nhiêu biện pháp có tác dụng hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền? A. 1 B. 2 C. 3 D.4 THÔNG HIỂU 9. Cho các phép lai sau: (1) Aa x aa (2) Aa x AA (3) aa x AA (4) AaBb x AaBB (5) AaBB x aabb (6) aabb x aabb Những phép lai phân tích là A. (1), (3), (5) B. (2), (4), (6) C. (2), (3), (5) D. (3), (5), (6) 10. Sự kiện nào không xảy ra trong nguyên phân?
  2. A. Các NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. B. Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào C. Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li về 2 cực của tế bào D. Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động. 11. Khi nói về điểm giống nhau trong cấu tạo của ADN, ARN và protein; phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đều là đại phân tử B. Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. C. Đều được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N. D. Đơn phân đều là các nucleotit. 12. NTBS được thể hiện như thế nào trong quá trình tổng hợp ARN? A. A liên kết U, G liên kết X và ngược lại. B. A liên kết T, G liên kết X và ngược lại. C. A liên kết U, G liên kết X, T liên kết A, X liên kết G. D. A liên kết T, G liên kết X, T liên kết U, X liên kết G 13. Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng? A. Là biến dị không di truyền. B.Gồm các dạng: mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nucleotit. C. Có thể làm thay đổi số lượng NST trong tế bào D.Thường gây hại cho sinh vật 14. Dạng đột biến gen làm thay đổi số liên kết hiđro của gen nhưng không làm thay đổi chiều dài của gen là A. mất 1 cặp Nu. B. Thêm 1 cặp Nu. C. thay thế 1 cặp Nu. D. Đảo vị trí 2 cặp Nu. VẬN DỤNG 15. Một cơ thể có KG: AaBb giảm phân bình thường tạo ra tỉ lệ giao tử là: A. 1 Aa: 1 Bb; B. 1 AB:1 ab. C. 1aB:1ab:1AB:1Ab. D. 1Aa:1Bb:1AB:1Ab. 16. Ở lúa, có 12 nhóm gen liên kết. Số lượng NST có trong tế bào sinh dưỡng của thể 2n + 1 của loài này là A. 23 B.24 C. 25 D.49 17. Trên một mạch đơn của gen (mạch khuôn) có 100A, 200T, 300G, 400X. Số lượng từng loại Nu trên phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên là A. 100U, 200A, 300X, 400G. B. 100T, 200A, 300X, 400G. C. 100U, 200G, 300A, 400G. D. 100T, 200G, 300X, 400A. 18. Một gen có 2400 Nu. Số chu kì xoắn của gen là A. 100 B. 120 C. 130 D. 150 19. Một loài thực vật có 2n = 6, các cặp NST tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd. Trong các dạng đột biến dị bội sau, dạng nào là thể một nhiễm? A. AaBbDdd B. AaBbd C. AaBb D. AaaBb 20. Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con bị bệnh với xác suất 25%?
  3. A. XAXa x XAY B. XaXa x XAY C. XAXA x XAY D. XaXa x XaY VẬN DỤNG CAO. 1. Ở 1 loài TV, gen A: thân cao, gen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, gen b: hoa trắng. Hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. a. Cho cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, F1 thấy xuất hiện cây thân thấp hoa trắng. Biện luận xác định kiểu gen của P và tỉ lệ kiểu hình ở F1. b. P phải có KG, KH như thế nào để F1 phân li tỉ lệ 3 cây cao, hoa đỏ : 3 cây cao, hoa trắng : 1 cây thấp, hoa đỏ: 1 cây thấp, hoa trắng. 2. Ở ruồi giấm, có 3 tế bào mầm sinh dục của một cơ thể đực nguyên phân 2 lần liên tiếp để tạo ra các tế bào con, các tế bào con đều phát triển thành tinh bào bậc 1 và giảm phân bình thường. a. Tính số tinh trùng được tạo ra qua giảm phân. b. Các tinh trùng được tạo ra đều tham gia thụ tinh với hiệu suất 25%. Tính số hợp tử được tạo thành. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(8đ) 20 câu x 0,4đ = 8đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A B B D C B C D A B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D C D D C C A B B A II.TỰ LUẬN(2đ) 1. a. F1 xuất hiện cây thân thấp hoa trắng có kiểu gen aabb (0,25đ) P đều cho giao tử ab. Mà P đều thân cao, hoa đỏ nên KG của P là AaBb (0,25đ) - TLKH F1 là: 1 cao, đỏ :1 thấp, đỏ: 1 cao, đỏ: 1 thấp, trắng. (0,25đ) b. – xét tính trạng chiều cao: F1 có tỉ lệ 3cao : 1 thấp nên KG P là Aa x Aa. - xét tính trạng màu hoa: F1 có tỉ lệ 1đỏ:1 trắng nên KG P là Bb x bb (0,25đ) - xét chung 2 tính trạng: KG của P là AaBb x Aabb. (0,25đ) 2. – số tinh bào bậc 1 là 3x 22 = 12 (0,25đ) - số tinh trùng được tạo ra 12 x 4 = 48. (0,25đ) - số hợp tử = 48 x 25% = 12. (0,25đ)