Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao Thịnh

doc 7 trang nhatle22 2840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_1_truong_thcs_giao_thi.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao Thịnh

  1. PHÒNG GD&ĐT GIAO THỦY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - LỚP 9 TRƯỜNG THCS GIAO THỊNH MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài: 45 phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS GIAO THỊNH Địa chỉ mail của nhà trường: gthinhthcs@gmail.com TT Họ và tên Năm sinh Chức vụ SĐT Mail 1 Nguyễn Văn Tá 1966 Tổ trưởng 0965587517 nguyenvanta238@gmail.com tổ KHTN 2 Đinh Thị Tuyết 1986 Giáo viên 0975619265 dinhtuyet216@gmail.com 3 Đinh Thị Lan 1986 Giáo viên 0977700417 lanthidinh1986@gmail.com 4 Nguyễn Thị Thảo 1990 Giáo viên 0979684083 thaogv90@gmail.com B. NỘI DUNG ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 9 I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1. Để nghiên cứu di truyền, Menđen đã sử dụng phương pháp A. lai khác dòng. B. tạp giao. C. phân tích các thế hệ lai.D. tự thụ phấn. Câu 2. Nội dung: “Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử” là của quy luật A. phân li.B. phân li độc lập.C. di truyền liên kết.D. đồng tính. Câu 3. Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen đồng hợp A. AABb. B. AaBb. C. AaBB D. AAbb Câu 4. Hiện tượng “các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực tế bào” xảy ra ở A. kì giữa nguyên phân. C. kì giữa giảm phân I. B. kì sau nguyên phân. D. kì sau giảm phân I. Câu 5. Bộ NST chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng được gọi là bộ NST A. đơn bội. B. lưỡng bội. C. tam bội. D. tứ bội. Câu 6. Kết quả của giảm phân là từ 1 tế bào mẹ (2n NST) tạo ra A. 2 tế bào con đều có n NST. C. 4 tế bào con đều có n NST. B. 2 tế bào con đều có 2n NST. D. 4 tế bào con đều có 2n NST. Câu 7. Đơn phân cấu tạo nên Prôtêin là A. nuclêôtit. B. axit amin. C. vitamin. D. gluxit. Câu 8. Các nuclêôtit cấu tạo nên ARN thuộc bốn loại A. A, T, G, X. B. A, U, G, X. C. T, U, G, X. D. T, U, A, X. Câu 9. Loại ARN có vai trò vận chuyển axit amin là A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. xARN. THÔNG HIỂU Câu 1. Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích A. AaBB x aaBb. C. aabb x aabb. B. AaBb x aaBB. D. AABB x aabb. Câu 2. Biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai: P: Hạt vàng, nhăn x Hạt xanh, trơn là A. hạt vàng, nhăn. C. hạt vàng, xanh. B. hạt xanh, trơn. D. hạt vàng, trơn.
  2. Câu 3. Một tế bào xôma của cây ngô (2n = 20) đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. Số lượng NST có trong tế bào nói trên là A. 20 NST đơn. B. 20 NST kép. C. 40 NST đơn. D. 40 NST kép. Câu 4. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là A. sự tạo thành hợp tử. B. sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội. C. sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái. D. sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực với một giao tử cái. Câu 5. Một tế bào sinh dục của ruồi giấm (2n = 8) khi kết thúc giảm phân I thì số lượng NST có trong một tế bào con là A. 4 NST đơn. C. 8 NST đơn. B. 4 NST kép. D. 8 NST kép. Câu 6. Giữa gen và Prôtêin có mối quan hệ qua dạng trung gian là A. ADN. B. mARN. C. Prôtêin. D. nuclêôtit. VẬN DỤNG Câu 1. Ở lúa, hạt tròn trội hoàn toàn so với hạt dài. Nếu cho cây lúa hạt tròn không thuần chủng lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con là A. 100% hạt tròn. C. 50% hạt tròn : 50% hạt dài. B. 100% hạt dài. D. 75% hạt tròn : 25% hạt dài. Câu 2. Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb sẽ tạo ra các tổ hợp NST trong các giao tử là A. Aa, Bb. B. A, a, B, b. C. Aa, AB, Bb, ab. D. AB, Ab, aB, ab. Câu 3. Ở ruồi giấm (2n = 8) từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân tạo ra các tinh trùng với số lượng NST là A. 8NST kép. B. 8NST đơn. C. 4NST kép. D. 4 NST đơn. Câu 4. Một đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit: - A – A – U – X – U – A – A – U – U – X – G – A – G – X – U – Đoạn mARN trên tham gia tổng hợp chuỗi axit amin. Số axit amin trong chuỗi axit amin được hình thành từ đoạn mARN trên là A. 15. B. 8. C. 5. D. 3. Câu 5. Một gen có A = T = 100 nuclêôtit, G = X = 300 nuclêôtit. Số nucleotit của gen này là A. 400. B. 600. C. 800. D. 1200. II. TỰ LUẬN THÔNG HIỂU Câu 1: Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ? VẬN DỤNG CAO Câu 2. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh (biết gen quy định tính trạng màu sắc hạt nằm trên NST thường). Viết sơ đồ lai để xác định kiểu gen và kiểu hình ở đời con lai F1 trong các trường hợp sau đây: a, Trường hợp 1: P: Hạt vàng x Hạt xanh b, Trường hợp 2: P: Hạt xanh x Hạt xanh III. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN TRẮC NGHIỆM Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 Đáp C B D D A C B B B D D C C B B C D D C C án Điểm 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4
  3. PHẦN TỰ LUẬN Điểm Đáp án trả lời (10 điểm) Câu 1: Hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ vì quá trình nhân đôi ADN diễn ra: 5 - Theo nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn mẫu của ADN mẹ. Các nucleotit trên mạch khuôn mẫu kết hợp với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại. 5 - Theo nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): mỗi ADN con có một mạch của mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới. (10 điểm) - Gen A quy định hạt vàng, gen a quy định hạt xanh. - Kiểu gen của P: 2,5 + Đậu Hà Lan hạt vàng: AA hoặc Aa + Đậu Hà Lan hạt xanh: aa a, Trường hợp 1: Phép lai 1: P: Hạt vàng x Hạt xanh AA aa 2,5 GP: A a F1: Tỉ lệ KG: Aa Tỉ lệ KH: 100% hạt vàng Phép lai 2: P: Hạt vàng x Hạt xanh Aa aa 2,5 GP: A, a a F1: Tỉ lệ KG: 1 Aa : 1 aa Tỉ lệ KH: 1 hạt vàng : 1 hạt xanh b, Trường hợp 2: P: Hạt xanh x Hạt xanh aa aa 2,5 GP: a a F1: Tỉ lệ KG: aa Tỉ lệ KH: 100% hạt xanh C. NGÂN HÀNG CÂU HỎI CHO CHỦ ĐỀ “ HỆ SINH THÁI” I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1. Trong quần xã, loài ưu thế là loài A. có số lượng ít nhất trong quần xã. B. có số lượng nhiều nhất trong quần xã. C. có vai trò quan trọng trong quần xã. D. có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn các loài khác. Câu 2. Trong hệ sinh thái, vi khuẩn, nấm thuộc dạng A. sinh vật sản xuất. C. sinh vật tiêu thụ. B. sinh vật phân giải. D. sinh vật kí sinh. Câu 3. Trong một chuỗi thức ăn, chuột luôn là A. sinh vật sản xuất. C. sinh vật tiêu thụ. B. sinh vật phân giải. D. sinh vật kí sinh. Câu 4. Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho biết A. tiềm năng sinh sản của loài. C. giới tính nào được sinh ra nhiều hơn. B. tiềm năng dinh dưỡng của loài. D. giới tính nào có tuổi thọ cao hơn. Câu 5. Ở quần thể người, quy định nhóm tuổi trước sinh sản là: A. từ sơ sinh đến dưới 12 tuổi C. từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi B. từ sơ sinh đến dưới 13 tuổi D. từ sơ sinh đến dưới 18 tuổi
  4. Câu 6. Thành phần loài trong quần xã thể hiện ở các chỉ số A. độ đa dạng, độ nhiều. C. loài ưu thế, loài thường gặp. B. độ nhiều, độ thường gặp. D. loài ưu thê, loài đặc trưng. Câu 7. Chuỗi và lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ A. môi trường. B. dinh dưỡng. C. hỗ trợ. D. cạnh tranh. Câu 8. Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là A. sự cân bằng sinh học trong quần xã. C. sự phát triển trong quần xã. B. sự giảm sút trong quần xã. D. sự bất biến trong quần xã. THÔNG HIỂU Câu 1. Tập hợp cá thể nào sau đây là quần thể sinh vật A. những con hổ sống trong vườn bách thú. C. đàn voi sống trong rừng. B. đàn gà, vịt nuôi trong gia đình. D. các con chim nuôi trong vườn bách thú. Câu 2. Rừng mưa nhiệt đới là A. quần thể sinh vật. C. quần xã sinh vật. B. quần thể thực vật. D. quần xã thực vật. Câu 3. Đặc trưng không phải của quần thể là A. mật độ. B. thành phần nhóm tuổi. C. tỉ lệ giới tính. D. độ đa dạng. Câu 4. Trong quần xã một ruộng lúa, các cá thể ếch và côn trùng có mối quan hệ A. cạnh tranh. B. đối địch. C. hội sinh. D. sinh vật ăn sinh vật khác. Câu 5. Trong quần thể, giữa các cá thể có mối quan hệ A. hỗ trợ và cạnh tranh cùng loài. C. hỗ trợ và đối địch. B. hỗ trợ và cạnh tranh khác loài. D. hỗ trợ và cộng sinh. Câu 6. Đặc điểm có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật là A. các cá thể cùng một loài sinh vật. B. các cá thể thuộc nhiều loài sinh vật. C. xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản. D. cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định. Câu 7. Phát biểu sau đây không đúng với tháp tuổi dạng phát triển là A. đáy tháp rộng. C. số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh. B. tỉ lệ sinh cao. D. số lượng cá thể trong quần thể ổn định. Câu 8. Trong một lưới thức ăn hoàn chỉnh, mắt xích cuối cùng là A. thực vật. C. động vật ăn thực vật. B. vi sinh vật phân giải. D. động vật ăn thịt. VẬN DỤNG Câu 1. Dân số nước Ấn Độ vào năm 1970 có số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm trên 30% dân số, số lượng người già chiếm dưới 10% dân số, tuổi thọ trung bình thấp. Nước Ấn Độ (năm 1970) có tháp dân số dạng A. tương đối ổn định. B. ổn định. C. phát triển. D. giảm sút. Câu 2. Trong chuỗi thức ăn: cây cỏ → bọ rùa → ếch → rắn → vi khuẩn. Thì rắn là A. sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. sinh vật tiêu thụ bậc 3. B. sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. sinh vật tiêu thụ bậc4 . Câu 3. Hiện tượng cá thể của quần thể này bị khống chế bởi cá thể của quần thể khác có thể xảy ra giữa A. quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ. B. quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào. C. quần thể gà và quần thể châu chấu. D. quần thể cá chép và quần thể cá rô Câu 4. Ví dụ nào sau đây không phải là một quần xã sinh vật A. một khu rừng B. một hồ tự nhiên C. một đàn chuột đồng D. một ao cá Câu 5. Cho chuỗi thức ăn sau: Cây cỏ ( ) Chuột Rắn Vi sinh vật Loài nào sau đây điền vào chỗ trống là hợp lí nhất:
  5. A. mèo B. thỏ C. Bọ ngựa. D. sâu ăn lá cây. VẬN DỤNG CAO Câu 1. Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: - Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con / ha - Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ ha - Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ ha Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này là A. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển. C. Dạng giảm sút. B. Dạng phát triển. D. Dạng ổn định. Câu 2. Một quần thể chuột đồng có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: - Nhóm tuổi trước sinh sản 44 con/ ha. - Nhóm tuổi sinh sản: 43 con / ha - Nhóm tuổi sau sinh sản: 21 con / ha Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này là A. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển. C. Dạng giảm sút. B. Dạng phát triển. D. Dạng ổn định. Câu 3. Các sinh vật: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây? A. Cỏ châu chấu trăn gà rừng vi khuẩn B. Cỏ trăn châu chấu vi khuẩn gà rừng C. Cỏ châu chấu gà rừng trăn vi khuẩn D. Cỏ châu chấu vi khuẩn gà rừng trăn II. TỰ LUẬN NHẬN BIẾT Câu 1. Thế nào là một quần thể sinh vật? Câu 2. Hãy trình bày những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật? THÔNG HIỂU Câu 1. Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào? Câu 2. Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau. VẬN DỤNG Câu 1. Hãy lấy ví dụ về một hệ sinh thái. Phân tích thành phần cơ bản của hệ sinh thái đó. VẬN DỤNG CAO Câu 1. Một quần xã gồm các loài sinh vật sau: cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, mèo rừng, vi sinh vật. Hãy vẽ lưới thức ăn của quần xã sinh vật đó.
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN TRẮC NGHIỆM Nhận biết Vận dụng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 Đáp án C B C A C D B A C C C C D Thông hiểu Vận dụng cao Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 Đáp án B C D D A B D B B D C PHẦN TỰ LUẬN NHẬN BIẾT Câu 1. Thế nào là một quần thể sinh vật? Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Câu 2. Hãy trình bày những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật? Bảng: Các đặc điểm của quần xã Đặc điểm Các chỉ số Thể hiện Độ đa dạng Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã Số lượng các loài Độ nhiều Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã trong quần xã Độ thường gặp Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát Loài ưu thế Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã Thành phần loài Loài đặc trưng Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các trong quần xã loài khác THÔNG HIỂU Câu 1. Sự khác nhau giữa tháp dân số trẻ và tháp dân số già: - Tháp dân số trẻ là tháp dân số có đáy rộng do số lượng trẻ em sinh ra hàng năm cao. Cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp. - Tháp dân số già là tháp dân số có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp. Tuổi thọ trung bình cao. Câu 2. Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau. - Ví dụ các cá thể trong quần thể hỗ trợ: Quần thể rừng cây thông nhựa tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam: Các cây có hiện tượng liền rễ giúp chúng sinh trưởng nhanh hơn và chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. - Ví dụ các cá thể trong quần thể cạnh tranh: Quần thể vườn rau cải trong vườn nhà: Khi cây mọc dày, thiếu ánh sáng sẽ dẫn tới hiện tượng các cây cạnh tranh nhau bằng hình thức tự tỉa thưa. VẬN DỤNG Câu 1. Hãy lấy ví dụ về một hệ sinh thái. Phân tích thành phần cơ bản của hệ sinh thái đó. - Ví dụ: hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. - Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới có các thành phần cơ bản sau: + Các chất vô cơ như đất, đá, nước, thảm mục, + Sinh vật sản xuất: thực vật (cây cỏ, cây bụi, )
  7. + Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật (bọ ngựa, thỏ, ) và động vật ăn thịt (hổ, báo, rắn, chim đại bàng, ). + Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm, VẬN DỤNG CAO Câu 1. Một quần xã gồm các loài sinh vật sau: cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, mèo rừng, vi sinh vật. Hãy vẽ lưới thức ăn của quần xã sinh vật đó. Dê Hổ Cỏ Thỏ Mèo Vi sinh vật Sâu hại Chim ăn sâu thực vật