Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 8 - Học kì II - Trường THCS Nam Đào

doc 6 trang nhatle22 4700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 8 - Học kì II - Trường THCS Nam Đào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_8_hoc_ki_ii_truong_thcs_nam_dao.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 8 - Học kì II - Trường THCS Nam Đào

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM TRỰC TRƯỜNG THCS NAM ĐÀO SẢN PHẨM SAU TẬP HUẤN HÈ NĂM 2017 A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH ST Họ và tên Năm sinh Chức vụ SĐT Mail T 1 Hoàng Thị Minh Thu 1980 Giáo viên 0942029362 hoangthunamdao@gmail.com B. ĐỀ KIỂM GIỮA HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 8 ( Thời gian làm bài 45 phút) 1. MỤC ĐÍCH: - Kiểm tra chuẩn kiến thức, kĩ năng của các chủ đề: Trao đổi chất và năng lượng, bài tiết, da, thần kinh và giác quan. - Giáo viên điều chỉnh nội dung cũng như phương háp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. 2. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Trắc nghiệm : 80% ( 20 câu) - Tự luận : 20% 3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Chủ đề I. Chủ đề 1 1. Nhận ra được 22.Giải thích những thực phẩm được sự liên quan Trao đổi chất và có chứa vitamin A giữa điều hòa thân năng lượng 2. Nhắc lại nhiệt và ăn uống nguyên nhân của bệnh bướu cổ 18 % của 44,44% của 55,56 % của tổng điểm = HÀNG = 0,8 HÀNG = 1 1,8 . điểm điểm điểm II. Chủ đề 2 3,4,5 Mô tả được 6. Hiểu được quá Bài tiết cấu tạo của hệ bài trình tạo thành tiết nước tiểu nước tiểu. 16 % của 75 % của 25 % của tổng điểm = HÀNG = HÀNG = 0,4 1,6 điểm 1,2 điểm điểm III. Chủ đề 3 7. Nhắc lại chức 9. Mô tả một số 8. Giải thích 1 số Da năng các phần của biện pháp bảo vệ hiện tượng liên da. cơ thể lien quan quan đến chức 20. Nhận được đến da. năng của da. cấu tạo của da 16 % của 50 % của 25 % của 25 % của tổng điểm = HÀNG = HÀNG HÀNG = điểm 0,8 điểm = 0,4 điểm 0,4 điểm IV. Chủ đề 4 11,12,14. Mô tả 10. Mô tả được 21. So sánh được Thần kinh và cơ quan phân tích chức năng của tủy tính chất của PXC
  2. giác quan thị giác, thính sống. ĐK và PXK ĐK giác 15. Hiểu được thí 13. Nhận ra cách nghiệm của khắc phục các tật Paplop. về mắt 16. Mô tả được 19. Nhắc lại cấu PXKĐK và tạo chức năng đại PXCĐK não. 17. Hiểu rõ cấu tạo của mắt 18. Hiểu được chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng. 50 % của 40 % của 40 % của 20 % của tổng điểm = HÀNG = 2 HÀNG = 2 HÀNG = 1điểm 5 điểm điểm điểm TỔNG ĐIỂM = 4,8 điểm= 2,8 điểm= 1,4 . điểm= 1 điểm= 10 điểm 48 % TỔNG 28 % TỔNG 14 .% TỔNG 10 % TỔNG ĐIỂM ĐIỂM ĐIỂM ĐIỂM 4. ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: Vitamin A rất tốt cho mắt có nhiều trong các loại thực phẩm như A. bơ, trứng, dầu cá, gấc, cà rốt. B. ngũ cốc, gan, hạt nảy mầm. C. muối biển, lúa gạo, ngô nếp. D. thịt lợn, rau ngải, lá tía tô. Câu 2: Biếu cổ là bệnh do thiếu yếu tố muối A. Natri và kali. B. Iot. C. Canxi. D. Kẽm. Câu 3: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan A. thận, cầu thận, bóng đái. B. thận, ống thận, bóng đái. C. thận, bóng đái, ống đái. D. thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. Câu 4: Cấu tạo của thận gồm A. phần vỏ, phần tủy, bể thận, ống dẫn nước tiểu. B. phần vỏ, phần tủy, bể thận. C. phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng, bể thận. D. phần vỏ, tủy thận với các đơn vị chức năng, ống góp, bể thận. Câu 5: Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm A. Cầu thận và nang cầu thận B. Cầu thận, nang cầu thận và ống thận C. Cầu thận và ống thận D. Nang cầu thận và ống thận Câu 6: Nước tiểu đầu không có đặc điểm gì? A . Loãng B . It cặn bã chất độc C . Còn nhiều chất dinh dưỡng D . Còn ít hoặc hầu như không có chất dinh dưỡng Câu 7: Lớp mỡ dưới da có vai trò gì? A. Chứa mỡ dự trữ và cách nhiệt. B. Giúp da luôn mềm mại. C. Giúp da không bị thấm nước. D. Cảm thụ xúc giác: nóng, lạnh. Câu 8: Tăng tiết mồ hôi, lỗ chân lông mở rộng là phản xạ giúp cơ thể A. Tăng nhiệt lượng lên B. Thoát bớt nước ra ngoài C. Giảm lượng nhiệt xuống D. Tất cả các ý trên Câu 9: Thời gian tắm nắng phù hợp nhất để da có thể hấp thu vitamin D là A. Từ 8-9 giờ ánh sáng vừa phải B. Buổi trưa ánh sáng mạnh C. Tắm sau 1h lúc vẫn còn nắng rát D. Lúc đói cơ thể mệt mỏi. Câu 10: Chức năng của tủy sống là
  3. A. Trung khu phản xạ(PX) có điều kiện(ĐK) B. Trung khu phản xạ không điều kiện C. Chất trắng dẫn truyền, chất xám là trung khu PX có ĐK D. Chất trắng dẫn truyền, chất xám là trung khu PX không ĐK Câu 11: Phần trung ương của cơ quan phân tích thị giác nằm ở A. Thùy thái dương B. Thùy trán C. Thùy chẩm D. Thùy đỉnh Câu 12: Cơ quan phân tích gồm mấy bộ phận? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 13: Người cận thị thường mang kính có đặc điểm A. Mặt kính dày B. Mặt kính mỏng C. Măt kính lõm D. Mặt kính lồi Câu 14: Bộ phân phân thụ cảm của cơ quan thính giác là A. Chuỗi xương tai B. Ống tai và vành tai C. Ống bán khuyên D. Cơ quan coocti Câu 15: Thí nghiệm của nhà sinh lí học người Nga I.P.Paplôp nhằm A. Hình thành phản xạ không điều kiện trên chó B. Hình thành phản xạ có điều kiện trên chó C. Kiểm tra tập tính của chó D. Sử dụng phương pháp nuôi chó có hiệu quả Câu 16: Đâu không phải tính chất của phản xạ có điều kiện A. Số lượng không hạn định B. Dễ mất đi khi không củng cố C. Sinh ra đã có sẵn D. Mang tính cá thể Câu 17: Quan sát vật rõ nhất khi ảnh của vật rơi vào A. Điểm vàng-trục của cầu mắt B. Điểm mù C. Xa điểm vàng D. Không trên trục mắt Câu 18: Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các cơ quan A. Hô hấp và cơ bắp B. Vận động C. Dinh dưỡng và sinh sản D. Liên quan đến cơ vân Câu 19: Đây là phần phát triển và lớn nhất của não bộ A. Đại não B. Tiểu não C. Não trung gian D. Hành tủy Câu 20: Các hạt sắc tố tạo nên màu da có ở lớp A. lớp biểu bì. B. lớp bì. C.lớp mỡ dưới da. D. cả A và B. Câu 21: So sánh tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện ? Câu 22: Hãy giải thích câu nói: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”
  4. 5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM: A. Trắc nghiệm: Mỗi đáp án đúng được 0,4 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A B D D B D A C A D 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C B C D B C A C A A B.Tự luận: Câu Đáp án Điểm - Khi trời nóng, cơ thể điều hòa than nhiệt (tỏa nhiệt) bằng cách tiết mồ hôi nên cơ thể 0,5 đ bị mất nước. Để bù lượng nước mất đi, ta phải uống nước. Trời càng nóng càng uống nhiều nước nên “trời nóng chóng khát” 22 - Khi trời mát (lạnh), cơ thể mất nhiệt nhanh, cùng với việc hạn chế sự mất nhiệt bằng 0,5 đ các phản xạ khác, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa để sinh nhiệt giữ ấm cơ thể nên “trời mát chóng đói” Tinh chất của PXKĐK Tính chất của PXCĐK 1. Trả lời các kích tương ứng hay kích 1’. Trả lời các kich thích bất kì hay kích thích không điều kiện thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần) 2. Bẩm sinh 2’. Có được do luyện tập 21 1 đ 3. Bề vững 3’. Dễ mất khi không củng cố 4. Di truyền, có tính chất chủng loại 4’. Không di truyền, có tính chất cá thể 5. Số lượng hạn định 5’. Số lượng không hạn định 6. Cung phản xạ đơn giản 6’. Hình thành đường liên hệ tạm thời 7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống 7’. Trung ương nằm ở vỏ não C. BỘ CÂU HỎI CHUYÊN ĐỀ BIẾN DỊ I.NHẬN BIẾT: Câu 1: Đột biến là những biến đổi xảy ra: A. Nhiễm sắc thể và ADN B. Nhân tế bào C. Tế bào chất D. Phân tử ARN Câu 2: Biến dị làm thay đổi cấu trúc của gen gọi là A. Đột biến nhiễm sắc thể B. Đột biến gen C. Đột biến số lượng ADN D. Cả A, B, C đúng Câu 3: Mức độ đột biến gen có thể xảy ra ở: A. Một cặp NST B. Một hay một số cặp nuclêôtit C. Hai cặp nuclêôtit D. Toàn bộ các phân tử ADN Câu 4: Đột biến làm biến đổi cấu trúc của NST được gọi là: A. Đột biến gen B. Đột biến cấu trúc NST C. Đột biến số lượng NST D. Cả A, B, C đều đúng Câu 5: Các dạng đột biến cấu trúc của NST được gọi là: A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn C.Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn D.Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn Câu 6: Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người: A. Mất đoạn đầu trên NST số 21 B. Lặp đoạn giữa trên NST số 23 C. Đảo đoạn trên NST giới tính X D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23
  5. Câu 7: Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các cặp NST trong tế bào được gọi là: A. Đột biến đa bội thể B. Đột biến dị bội thể C. Đột biến cấu trúc NST D. Đột biến mất đoạn NST Câu 8: Bệnh Đao có ở người xảy ra là do trong tế bào sinh dưỡng: A. Có 3 NST ở cặp số 12 B. Có 1 NST ở cặp số 12 C. Có 3 NST ở cặp số 21 D. Có 3 NST ở cặp giới tính Câu 9 :Trình bày cơ chế dẫn đến phát sinh đột biến gen. Đáp án: + Rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN dẫn đến sự thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác. + Phân tử ADN bị đứt làm mất đi một cặp nu hoặc thêm một cặp nu vào chỗ bị đứt. Câu 10: Thường biến là gì? Đáp án: Là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. II.THÔNG HIỂU: Câu 1: Loại biến dị di truyền được cho thế hệ sau là: A. Đột biến gen B. Đột biến NST C. Biến dị tổ hợp D. Cả A, B, C đều đúng Câu 2: Loại biến dị không di truyền được cho thế hệ sau là: A. Đột biến gen B. Đột biến NST C. Biến dị tổ hợp D. Thường biến Câu 3: Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Đột biến thể dị bội xảy ra ở 1 cặp NST. Số lượng NST ở cơ thể đột biến là: A. 13 B. 21 C. 28 D.35 Câu 4: Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ thể 3 nhiễm? A. 2n + 1 B. 2n – 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2 Câu 5: Số NST trong tế bào nào là thể 3 nhiễm ở người là: A. 47 chiếc NST B. 47 cặp NST C. 45 chiếc NST D. 45 cặp NST Câu 6: Số lượng NST trong tế bào của thể 3n ở đậu Hà Lan là: A. 14 B. 21 C. 28 D. 35 Câu 7: Cải củ có bộ NST bình thường 2n =18. Trong một tế bào sinh dưỡng của củ cải, người ta đếm được 27 NST. Đây là thể A. 3 nhiễm B. Tam bội(3n) C. Tứ bội (4n) D. Dị bội (2n -1) Câu 8: Thường biến xảy ra mang tính chất A. Riêng lẻ, cá thể và không xác định B. Luôn luôn di truyền cho thế hệ sau C. Đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh D.Chỉ đôi lúc mới di truyền Câu 9: Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của thường biến. Đáp án: - Thường biến xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường. - Không di truyền. - Thường biến có ý nghĩa thích nghi cao nên có lợi cho sinh vật. Câu 10: Trình bày đặc điểm di truyền và tính chất của bệnh nhân Đao. Đáp án: - Bệnh Đao là hội chứng bệnh phát sinh ở những người thuộc thể dị bội ba nhiễm, thừa 1 NST số 21; trong tế bào sinh dưỡng có 3 NST số 21, tức thuộc dạng 2n + 1 = 47 NST. -Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn, bị si dần bẩm sinh và không có con. II.VẬN DỤNG: Câu 1: Biểu hiện dưới đây là của thường biến A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21 B. Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người
  6. C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X D. Sự biến đổi màu sắc trên cơ thể con thằn lằn theo màu môi trường Câu 2: Một gen có A = T = 600 Nu; G = X = 900Nu. Nếu đột biến xảy ra, gen đột biến có A = T = 601 Nu; G = X = 900 Nu. Đây là dạng đột biến nào? A. Mất một cặp A – T B. Thêm một cặp A – T C. Mất một cặp G - X D. Thêm một cặp G - X Câu 3 : Thể đa bội không có đặc điểm nào sau đây ? A. Sinh trưởng mạnh, phát triển nhanh B. Thường gặp ở thực vật ít gặp ở động vật C. Những cá thể đa bội có số lượng NST giảm. D. Năng suất cao, phẩm chất tốt Câu 4: Đột biến rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người: A.Chỉ xảy ra ở nữ B.Chỉ xảy ra ở nam C.Xảy ra ở nữ hoặc nam D.Xảy ra ở người mẹ hơn 40 tuổi Câu 5: Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội dạng 2n + 1: A. Đao C. Tớcnơ B. Câm điếc bẩm sinh D. Bạch tạng Câu 6 : Phân biệt thường biến với đột biến. Đáp án: Thường biến Đột biến - Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình - Đột biến là những biến đổi trong cơ sở vật phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh chất của tính di truyền (ADN, NST), dẫn đến sự hưởng trực tiếp của môi trường. biến đổi kiểu gen tương ứng. - Thường biến xuất hiện đồng loạt theo hướng - Đột biến xuất hiện riêng lẻ, không theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường. xác định. - Thường biến có ý nghĩa thích nghi cao nên - Đột biến thường có hại cho sinh vật. có lợi cho sinh vật. - Không di truyền. - Di truyền. II.VẬN DỤNG CAO: Câu 1: Biết rằng đột biến chỉ đụng chạm tới 1 cặp nuclêôtit. Sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng xảy ra ở các tế bào sinh dục của cơ thể 2n sẽ cho loại giao tử nào? A. n, 2n B. n + 1, n – 1 C. 2n + 1, 2n -1 D. n, n + 1, n – 1. Câu 2: Một đọan gen có chiều dài 5100 A o và có số nuclêôtit loại A = 900. Khi gen này bị đột biến mất một cặp nu G-X thì số nuclêôtit từng loại trong gen đột biến là A. A = X = 900 nuclêôtit; T = G = 601 nuclêôtit B. A = G = 601 nuclêôtit; T = X = 900 nuclêôtit C. A = T = 900 nuclêôtit; G = X = 599 nuclêôtit D. A = T = 599 nuclêôtit; G = X = 900 nuclêôtit Câu 3: Ngô có 2n = 20. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Thể 3 nhiễm của Ngô có 19 NST B. Thể 1 nhiễm của Ngô có 21 NST C. Thể 3n của Ngô có 30 NST D. Thể 4n của Ngô có 38 NST Câu 4: Một đọan gen có chiều dài 3400 A o và có số nuclêôtit loại G = 300. Khi gen này bị đột biến mất một cặp nu A-T thì số nuclêôtit từng loại trong gen đột biến là bao nhiêu? Đáp án: Gen ban đầu: N = ( 3400 . 2): 3,4 = 2000 ( nu) G = X = 300 (nu) A = T = ( 2000 : 2) – 300 = 700 (nu) Gen đột biến: G = X = 300 (nu) A = T = 700 – 1= 699 (nu)