Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 8 - Học kì I - Trường THCS Nam Lợi

doc 12 trang nhatle22 4370
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 8 - Học kì I - Trường THCS Nam Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_8_hoc_ki_i_truong_thcs_nam_loi.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 8 - Học kì I - Trường THCS Nam Lợi

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM TRỰC TRƯỜNG THCS NAM LỢI SẢN PHẨM SAU TẬP HUẤN HÈ NĂM 2017 A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TT Họ và tên Năm sinh Chức vụ Số ĐT Mail 1 Vũ Thị Thuý 8/10/1985 Giáo viên 0978893585 vuthuynl85@gmail.com 2 Vũ Thị Gấm 27/9/1982 Giáo viên 0167902524 vuthigamtrang@gmail.co m 3 Lưu Thị Thu Thuý 19/7/1977 Giáo viên 0988208694 B. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KỲ I MÔN SINH 8 1. MỤC ĐÍCH - Kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức HS qua các chủ đề: khái quát cơ thể người, vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, trao đổi chất và năng lượng . - Qua bài kiểm tra GV điều chỉnh lại phương pháp giảng dạy cho phù hợp, hiệu quả. - Rèn luyện kỹ năng phân tích, kỹ năng làm bài và giải quyết vấn đề thực tiễn. 2. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Trắc nghiệm : 80% ( tương ứng với 20 câu) - Tự luận : 20% ( 2 câu) 3. XÂY DỰNG MA TRẬN: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Chủ đề 1: 1. Nhắc lại chức 8. Hiểu về tế 16. Sắp xếp các Khái quát cơ năng của các bộ bào thần kinh. đặc điểm cơ bản thể người phận trong tế phân biệt người bào với động vật. 1.Tế bào 2.Mô tả cấu tạo 2. Mô cung phản xạ. 3.Phản xạ 16 % của tổng 50% của HÀNG 25% của HÀNG 25 % của HÀNG 0% của HÀNG điểm = 1,6 = 0,8 điểm = 0,4 điểm = 0,4 điểm = 0 điểm điểm II. Chủ đề 2: 3. Nhắc lại các 9.Áp dụng cấu 17.Giải quyết Vận động loại khớp. tạo thành phần thành công tình 1.Bộ xương. 4. Nhắc lại hóa học và tính huống thực tiễn 2. Cấu tạo và nguyên nhân của chất của xương khi gặp người bị 1
  2. tính chất của sự mỏi cơ. vào thực tiễn. gãy xương. xương 3.Thực hành: tập sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương. 20 % của tổng 50% của HÀNG 25% của HÀNG 25% của HÀNG 0% của HÀNG điểm = 2 điểm = 0,8 điểm = 0,4 điểm = 0,4 điểm = 0điểm III. Chủ đề 3: 5.mô tả một chu 10,11. Mô tả 18,19.Sắp xếp Tuần hoàn kỳ co dãn tim. chức năng của theo trình tự 1. Máu và môi . các tế bào máu, huyết áp giảm trường trong máu và nước dần và vận tốc cơ thể mô. máu chảy trong 2. bạch cầu – 12. Nhận ra sơ mạch Miễn dịch đồ truyền máu 3. Đông máu và nguyên tắc truyền máu 4. Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết 5. Tim và mạch máu 6. Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn 20 % của tổng 16,7% của 50% của HÀNG 33,3% của 0% của HÀNG điểm = 2 điểm HÀNG = =1,2 điểm HÀNG = = 0 điểm 0,4điểm 0,8điểm IV. Chủ đề 4: 13. Mô tả cơ chế 21. Giải quyết Hô hấp trao đổi khí ở tình huống thực 1.Hô hấp và các phổi và tế bào. tiễn liên quan cơ quan hô đến vệ sinh hệ hấp. hô hâp. 2. Hoạt động hô hấp. 3. Vệ sinh hô hấp 4. Thực hành TL: 1 hô hấp nhân tạo 14 % của tổng 0% của HÀNG 28,6% của 0 % của HÀNG 71,4% của điểm = 1,4 = 0 điểm HÀNG = 0,4 = 0 điểm HÀNG = 1 điểm điểm điểm 2
  3. V. Chủ đề : 6.Nhận ra 14. Mô tả các 20.sắp xếp các 22.Giải quyết Tiêu hóa enzim tiêu hóa hoạt động biến hoạt động chủ tình huống thực 1. Tiêu hóa và trong khoang đổi thức ăn yếu của quá tiễn liên quan cơ quan tiêu miệng. trong ruột non. trình tiêu hoá đến vệ sinh hệ hóa thức ăn theo tiêu hóa . 2. Tiêu hóa ở trình tự. khoang miệng TL: 1 4. Vệ sinh hệ tiêu hóa 22 % của tổng 18,2% của 18,2% của 18,2% của 45,4% của điểm = 2,2 HÀNG = 0,4 HÀNG = 0,4 HÀNG = HÀNG = 1 điểm điểm điểm điểm 0,4điểm VI. Chủ đề : 7. Nhận ra các 15.Hiểu vai trò Trao đổi chất quá trình trong của da trong và năng lượng chuyển hóa vật điều hoà thân 1. Trao đổi chất chất và năng nhiệt. và năng lượng lượng. 2. Chuyển hóa 8 % của tổng 50% của HÀNG 50% của HÀNG 0% của HÀNG 0% của HÀNG điểm = 0,8 điểm = 0,4điểm = 0,4 điểm = 0 điểm = 0 điểm TỔNG ĐIỂM = 3 điểm= 30% 3 điểm= 30% 2 điểm= 20% 2 điểm=20 .% 10 điểm TỔNG ĐIỂM TỔNG ĐIỂM TỔNG ĐIỂM TỔNG ĐIỂM 4.Viết câu hỏi theo 4 cấp độ nhận thức NHẬN BIẾT: Câu 1. Màng sinh chất có chức năng : A. Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất. B. Thực hiện bài tiết của tế bào. C. điều khiển của tế bào sống. D. Tổng hợp các chất. Câu 2. Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần : A. Nơ ron hướng tâm,nơ ron li tâm,cơ quan thụ cảm,cơ quan phản ứng . B. Nơ ron hướng tâm, nơ ron li tâm,nơ ron trung gian,cơ quan thụ cảm,cơ quan phản ứng. C. Nơ ron hướng tâm,nơ ron li tâm, nơ ron trung gian ,cơ quan thụ cảm, cơ quan phản xạ. D. Nơ ron hướng tâm ,nơ ron li tâm,nơ ron trung gian,cơ quan phản xạ. Câu 3. Có mấy loại khớp cơ bản: A. 2 B.3 C.4 D.5 Câu 4. Trung bình mỗi phút chu kỳ co, giãn tim (nhịp tim) là: 3
  4. A. 55 lần B.75 lần C. 100 lần D.120 lần Câu 5. Nhóm máu có thể truyền cho tất cả các nhóm máu khác với nó là nhóm : A. B B. A C.AB D.O Câu 6: Nơi xảy ra sự trao đổi khí ở phồi là: A. Thực quản. B. Xoang mũi. C. Khí quản . D. Phế nang. Câu 7. Enzim tiêu hoá của dịch nước bọt là: A. Mantaza. B. Sáccaraza. C. Amilaza. D. Tríp sin. Câu 8. Quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng diễn ra ở tế bào gồm 2 mặt là: A. Đồng hoá và tiêu hoá. B. Đồng hoá và bài tiết. C. Đồng hoá và dị hoá. D. Dị hoá và tiêu hoá. THÔNG HIỂU: Câu 9: Ở người già xương dễ bị gãy là do: A. Tỉ lệ chất vô cơ giảm xuống. B. Tỉ lệ chất hữu cơ giảm. C. Tỉ lệ chất hữu cơ tăng lên. D. Tỉ lệ sụn tăng lên. Câu 10. Tế bào thần kinh còn được gọi là gì? A. Tổ chức thần kinh đệm. B. Nơron. C. Sợi nhánh. D. Sợi trục và sợi nhánh. Câu 11. Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu? A. Hồng cầu. B. Bạch cầu. C. Tiểu cầu. D. Huyết tương. Câu 12. Máu và nước mô vận chuyển đến tế bào các chất: A. Các chất dinh dưỡng và ôxi . B. Khí cacbonic và muối khoáng. C. Prôtêin, gluxit và các chất thải. D. các vitamim và chất thải. Câu 13. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào tuân theo cơ chế: A. Nồng độ. B. Thẩm thấu. C. Trong ngoài. D. khuếch tán. Câu 14.Muối mật trong dịch mật có tác dụng biến đổi thành phần trong thức ăn là: 4
  5. A. Gluxit. B. Prôtêin C. Lipit. D. Axit nucleic. Câu 15. Khi trời nóng, mồ hôi tiết ra nhiều để? A. Tăng sinh nhiệt. B. Tăng thoát nhiệt. C. Giảm toả nhiệt. D. Giảm thoát nhiệt. VẬN DỤNG Câu 16: Các hoạt động chủ yếu của quá trình tiêu hóa thức ăn: 1. Ăn 2.Tiêu hoá thức ăn 3. Biến đổi lí học 4. Tiết dịch tiêu hoá 5. Biến đổi hoá học 6. Hấp thụ chất dinh dưỡng 7. Thải phân 8. Đẩy các chất trong ống tiêu hoá A. 1,2,3,8,7. B. 1,8,2,6,7. C. 1,3,5,6,7. D. 1,8,3,4,6. Câu 17: Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là: 1. Đi bằng 2 chân 2. Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định 3. Có tiếng nói, chữ viết 4.Có tư duy A. 1,2,3 B. 1,2,4 C. 1,3,4 D.2,3,4 Câu 18. Gặp người bị tai nạn gãy xương em phải làm gì? 1. Nắn lại ngay chỗ xương bị gãy 2. Chở ngay đến bệnh viện 3. Tiến hành sơ cứu. 4. đặt nạn nhân nằm yên A. 4,1,3,2. B. 1,3,4,2. C. 1,2,3,4 D. 4,3,2. Câu 19. Loại thức ăn dễ gây bệnh tim mạch là gì? A. vitamin. B. Chất xơ. C. Mỡ động vật. D. Chất khoáng. Câu 20. Bố có nhóm máu A có 2 đứa con, 1đứa có nhóm máu A một đứa có nhóm máu O .đứa con nào có huyết tương làm ngưng kết hồng cầu của bố A. con có nhóm máu A. B. con có nhóm máu O. C. Cả A,B đúng. D. Cả A,B sai. VẬN DỤNG CAO 5
  6. Câu 21: Khi gặp người bị ngạt thở do đuối nước em phải làm gì để cứu họ? Câu 22: Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non có thể thế nào? 5. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM & BIỂU ĐIỂM Phần I: Trắc nghiệm( 8 điểm, mỗi câu đúng 0,4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp A B B B D D C C B B án Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp C A D C B B D D C B án Phần II. Tự luận( 2 điểm) Câu 21:(1 điểm) Kể tên các bước sơ cứu nạn nhân: Bước 1: Loại bỏ nước khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân ở tư thế dốc ngược đầu vừa chạy.( 0,5 điểm) Bước 2: Tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân theo 1 trong 2 phương pháp sau: + Phương pháp hà hơi thổi ngạt. + Phương pháp ấn lồng ngực. 0,5 điểm Câu 22( 1 điểm) Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hoá của ruột non nên hiệu quả tiêu hoá sẽ thấp. 6. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA C. BỘ CÂU HỎI CHUYÊN ĐỀ BIẾN DỊ CÂU HỎI MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1: Biến dị làm thay đổi cấu trúc của gen gọi là A. Đột biến nhiễm sắc thể. B. Đột biến gen. C. Đột biến số lượng NST. D. Đột biến cấu trúc NST. Câu 2: Mức độ đột biến gen có thể xảy ra ở: A. Một cặp NST. B. Một hay một số cặp nuclêôtit. 6
  7. C. Hai cặp nuclêôtit. D. Toàn bộ bộ NST. Câu 3: Đột biến làm biến đổi cấu trúc của NST được gọi là: A. Đột biến gen B. Đột biến cấu trúc NST C. Đột biến số lượng NST D. Đột biến NST. Câu 4:Các dạng đột biến cấu trúc của NST : A. Mất đoạn, lặp đoạn, thêm đoạn. B. Mất đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn. C. Mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn. D.Mất đoạn, bớt đoạn, đảo đoạn. Câu 5: Bệnh Đao có ở người xảy ra là do trong tế bào sinh dưỡng: A. Có 3 NST ở cặp số 12. B. Có 1 NST ở cặp số 12. C. Có 3 NST ở cặp số 21. D. Có 3 NST ở cặp giới tính. Câu 6: Đột biến số lượng NST bao gồm: A. Lặp đoạn và đảo đoạn NST B. Đột biến thể dị bội và chuyển đoạn NST C. Đột biến thể đa bội và mất đoạn NST D. Đột biến thể đa bội và đột biến thể dị bội trên NST Câu 7: Thường biến là: A. Sự biến đổi kiểu hình của nhiều kiểu gen . B. Sự biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền. C. Sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN. D. Sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen. Câu 8: Thường biến xảy ra mang tính chất: A. Riêng lẻ, cá thể và không xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. B. Đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. C. Riêng lẻ, theo nhiều hướng khác nhau, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. D. Đồng loạt, theo hướng xác định,không tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. Câu 9. Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến gen? Đáp án: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit. 7
  8. - Các dạng đột biến gen: + Mất một cặp nuclêôtit. + Thêm một cặp nuclêôtit. + Thay thế một cặp nuclêôtit. Câu 10: Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu các dạng đột biến cấu trúc NST? Đáp án: - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. - Các dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn. CÂU HỎI MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu 1: Cơ chế dẫn đến phát sinh đột biến gen là do: A. Hiện tượng co xoắn của nhiễm sắc thể trong phân bào B. Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào C. Rối loạn trong quá trình nhân đôi của ADN D. Sự phân li của NST trong nguyên phân Câu 2: Loại biến dị di truyền được cho thế hệ sau là: A. Đột biến gen ,biến dị tổ hợp. B. Đột biến NST, đột biến gen C. Biến dị tổ hợp, đột biến NST D. Đột biến, biến dị tổ hợp. Câu 3: Loại biến dị không di truyền được cho thế hệ sau là: A. Đột biến gen. B. Đột biến NST. C. Biến dị tổ hợp. D. Thường biến. Câu 4: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân vật lí, hóa học của ngoại cảnh dẫn đến: A. Phá vỡ cấu trúc NST và gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng . B. Không phá vỡ cấu trúc NST và gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng,. C. Phá vỡ cấu trúc NST, làm gia tăng số lượng NST trong tế bào . D. Phá vỡ cấu trúc NST, làm giảm số lượng NST trong tế bào. 8
  9. Câu 5: Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các NST trong tế bào được gọi là: A. Đột biến đa bội thể . B. Đột biến dị bội thể. C. Đột biến cấu trúc NST . D. Đột biến mất đoạn NST. Câu 6: Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở: A. Toàn bộ các cặp NST trong tế bào B. Ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào C. Chỉ xảy ra ở NST giới tính D. Chỉ xảy ra ở NST thường Câu 7: Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ thể 3 nhiễm? A. 2n + 1 B. 2n – 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2 Câu 8: Biến dị nào dưới đây không di truyền được ? A. Thể 3 nhiễm ở cặp NST số 21 B. Thể 1 nhiễm ở cặp NST giới tính C. Thể đa bội ở cây trồng D. Thay đổi màu sắc hoa phù dung. Câu 9: Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST là ( 2n+1) và ( 2n-1)? Đáp án: Do một cặp NST không phân li trong giảm phân dẫn đến tạo thành một giao tử kh ông mang NST tương đồng nào của cặp đó ( n-1) v à một giao tử mang 2 NST tương đồng của cặp ( n+1) Trong thụ tinh sự kết hợp ngẫu nhiên của giao tử bình thường với giao tử trên hình thành thể ( 2n+1) và thể dị bội (2n-1). Câu 10. Phân biệt thường biến với đột biến? Đáp án: - Thường biến : là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Tính chất: biểu hiện đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, không di truyền được. - Đột biến: là những biến đổi trong cấu trúc di truyền. Gồm các dạng : đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, đột biến số lượng NST. Di truyền được. 9
  10. 6 CÂU HỎI MỨC ĐỘ VẬN DỤNG Câu 1:Xét một đoạn gen bình thường và một đoạn gen đột biến phát sinh từ đoạn gen bình hường sau đây: A - T - G - X - T - X A - T - G - A - T - X đột biến T -A - X - G A - G T - A - X - T - A- G Đoạn gen bình thường Đoạn gen đột biến Đây là dạng đột biến: A. Tăng một cặp nuclêôtit loại (G- X). B. Tăng một cặp nuclêôtit loại (A- T). C. Thay thế 1 cặp( X – G) bằng một cặp (A – T) . D. Thay thế 1 cặp (A- T)bằng 1 cặp (G- X) Câu 2: Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Đột biến thể dị bội xảy ra ở 1 cặp NST. Số lượng NST ở cơ thể đột biến là: A. 13 B. 21 C. 28 D.35 Câu 3: Số NST trong tế bào nào là thể 3 nhiễm ở người? A. 47 chiếc NST B. 47 cặp NST C. 45 chiếc NST D. 45 cặp NST Câu 4: Biểu hiện dưới đây là của thường biến: A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21 B. Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X D.Sự biến đổi màu sắc trên cơ thể con thằn lằn theo màu môi trường Câu 5: Cải củ có bộ NST bình thường 2n =18, trong một tế bào sinh dưỡng của củ cải, người ta đếm được 27 NST. Đây là thể: A. 3 nhiễm. B. Tam bội(3n) . C. Tứ bội (4n). D. Dị bội ( 2n-1). Câu 6. Nêu cơ chế phát sinh người bị bệnh Đao? Đáp án: Trong quá trình giảm phân, tế bào sinh giao tử 2n của bố hoặc mẹ có cặp NST số 21 không phân li tạo giao tử đột biến trong đó có 1 giao tử chứa cả NST 21( n+1) và 1 giao tử không chứa NST 21 nào. Trong thụ tinh sự kết hợp giữa giao tử đột biến chứa cặp NST 21 ( n+1) với giao tử bình thường (n) tạo hợp tử ( 2n+1) chứa 3 NST 21. Sau đó hợp tử nguyên phân phát triển thành người bị bệnh Đao. 10
  11. 4 CÂU HỎI MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO Câu1: Một cặp NST tương đồng được quy ước là Aa. Nếu cặp NST này không phân ly ở kỳ sau của giảm phân I thì sẽ tạo ra các lọai giao tử nào? A. AA, Aa, A,a. B. Aa, O. C. AA, O. D. Aa, a. Câu 2: Đột biến không làm thay đổi số nuclêôtit nhưng làm giảm đi một liên kết hiđrô trong gen là dạng đột biến? A. Thay thế một cặp ( A-T) bằng một cặp (G-X). B. Thay thế một cặp (T-A) bằng một cặp (A-T). C. Thay thế một cặp (G-X) bằng một cặp ( A-T). D. Thay thế hai cặp ( G-X) bằng một cặp ( A-T). Câu 3: Một tế bào của loài ruồi giấm 2n= 8, nguyên phân liên tiếp một số lần. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 217 NST đơn. Tế bào này là: A. Thể một nhiễm 2n-1. B. Thể khuyết nhiễm 2n-2. C. Thể ba nhiễm 2n+1. D. Thể bốn nhiễm 2n+2. Câu 4:Giả sử có một cặp NST tương đồng mang các đoạn phân bố theo trật tự sau: - NST thứ nhất: ABCDEF. - NST thứ hai: abcdef. 1. Khi giảm phân cho các tế bào sinh dục chứa một NST trong các trường hợp sau: a, Xuất hiện các giao tử: ABCD, abcdefef. b, Xuất hiện các giao tử: ABABCDEF, abdcef. 2. Khi giảm phân cho các tế bào sinh dục chứa một cặp NST trong các trường hợp sau: a, Xuất hiện giao tử: ABCDEF, abcdef. b, Xuất hiện giao tử: ABCDEF, ABCDEF. Hãy xác định dạng đột biến trong các trường hợp nêu trên? Đ áp án: 1. Trường hợp chứa một NST: a, Đây là các dạng đột biến mất đoạn EF và lặp đoạn ef. b, Đây là các dạng đột biến lặp đoạn AB và đảo đoạn cd. 2. Tr ường hợp chứa một cặp NST: 11
  12. a. Đây là dạng đột biến dị bội ( n+1) được tạo thành do cặp NST tương đồng không phân li ở lần giảm phân I. b. Đây là dạng đột biến dị bội ( n+1) được tạo thành do cặp NST tương đồng không phân li ở lần giảm phân II. 12