Đề kiểm tra môn Sinh học Khối 9 - Học kì I - Trường THCS Nghĩa Trung

doc 4 trang nhatle22 4860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Khối 9 - Học kì I - Trường THCS Nghĩa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_khoi_9_hoc_ki_i_truong_thcs_nghia_t.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Khối 9 - Học kì I - Trường THCS Nghĩa Trung

  1. 30 CÂU HỎI DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI –NỘP SỞ GD NHẬN BIẾT 1. Phương pháp nào dưới đây không được áp dụng để nghiên cứu di truyền người? A. Lai phân tích. B. Phân tích phả hệ. C. Nghiên cứu tế bào .D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. 2. Đồng sinh là hiện tượng A. mẹ chỉ sinh ra 2 con trong một lần sinh. B. nhiều đứa con sinh ra trong một lần sinh. C. có 3 con sinh ra trong một lần sinh. D. Mẹ chỉ sinh 1 con. 3: Từ lứa tuổi nào sau đây phụ nữ không nên sinh con? A.24. B. 28. C. 32. D. 36. 4. Câu dưới đây có nội dung đúng là: A. Bệnh Đao chỉ xảy ra ở trẻ nam. B. Bệnh Đao chỉ xảy ra ở trẻ nữ. C. Bệnh Đao có thể xảy ra ở cả nam và nữ. D. Bệnh Đao chỉ có ở người lớn. 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng với chức năng của di truyền y học tư vấn? A.Chẩn đoán bệnh và tật di truyền. B. Cho lời khuyên quan đến các bệnh và tật di truyền. C. Cung cấp thông tin các tật, bệnh di truyền. D. Điều trị các tật, bệnh di truyền. 6. Thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ? A. Phương pháp nghiên cứu những dị tật trong một gia đình qua nhiều thế hệ. B. Là theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ. C. Là theo dõi sự di truyền các tính trạng trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ. D. Là theo dõi những dị tật trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ. 7. Những trường hợp nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ra các bệnh, tật di truyền ở người? A. Do kết hôn gần trong phạm vi 3 đời. B . Người phụ nữ trên 35 tuổi còn sinh đẻ. C. Do ăn uống thiếu chất. D.Sống ở môi trường bị ô nhiễm nặng. 8. Người bị bệnh bạch tạng có những đặc điểm gì? A. Da và tóc màu trắng. B. Da trắng, mắt màu hồng. C.Tóc màu trắng, mắt màu hồng. D. Da và tóc màu trắng, mắt màu hồng . 9.Phương pháp nghiên cứu đặc trưng về di truyền người là gì? TL: - Phương pháp nghiên cứu phả hệ. - Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. 10 . Nêu nguyên nhân sinh ra các tật bệnh di truyền ở người ? TL: Các bệnh di truyềnvà dị tật bẩm sinh ở người do: - ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hoá học trong tự nhiên. - ô nhiễm môi trường. - rối loạn trao đổi chất nội bào.
  2. THÔNG HIỂU 1. Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là A.47 NST. B . 48 NST C. 45 NST. D. 46 NST. 2. Ở người , tính trạng nào sau đây di truyền có liên quan đến giới tính? A. Tính trạng cao hoặc thấp. B. Bệnh bạch tạng. C. Bệnh máu khó đông. D. Tất cả các tính trạng nói trên 3. Ở nữ bệnh nhân có các triệu chứng : lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con là hậu quả của đột biến A . thêm một NST số 23 B. thêm một NST số 21. C. dị bội thể ở cặp NST số 23 D. dị bội thể ở cặp NST số 21. 4 Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? A. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ mắc bệnh, tật di truyền. B. Khi con lớn bố mẹ đã già không đủ sức lực đầu tư cho con phát triển tốt. C. Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng. D. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì 100% con sinh ra mắc bệnh , tật di truyền. 5. Trong bộ NST của bệnh nhân Tớcnơ có bao nhiêu NST X ? A. 1 NST. B. 2 NST. C. 3 NST. D. 4 NST. 6. Phát biểu nào sau đây sai? Không nên kết hôn gần vì: A. làm suy thoái nòi giống. B. làm các đột biến lặn có hại dễ biểu hiện ra kiểu hình . C. vi phạm Luật Hôn nhân gia đình. D. dễ gây ra chứng vô sinh ở nữ. 7. Bệnh di truyền xảy ra do đột biến từ gen trội thành gen lặn (còn gọi là đột biến gen lặn) là A.Bệnh máu khó đông và bệnh Đao. B. Bệnh Đao và bệnh bạch tạng. C. Bệnh máu khó đông và bệnh bạch tạng. D. Bệnh Tớcnơ và bệnh Đao. 8. “Di truyền học đã chỉ rõ hậu quả của việc kết hôn gần làm cho các đột biến có hại được biểu hiện trên cơ thể đồng hợp”. A. Lặn B. Trội C. Chậm D. Nhanh 9. Phân biệt phương pháp phả hệ với phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. TL: Phương pháp phả hệ Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh - Theo dõi sự di truyền của một tính trạng - Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng có nhất định trên những người thuộc cùng một thể xác định được tính trạng nào do gen dòng hojqua nhiều thế hệ, người ta có thể xác quyết định là chủ yếu, tính trạng nào định được đặc điểm di truyền (trội, lặn, do chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự một hay nhiều gen quy định). nhiên và xã hội. 10. Vì sao trong nghiên cứu di truyền người phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau? TL: - Vì mỗi phương pháp có ưu điểm hạn chế riêng, phải phối hợp các phương pháp để có thể xác định chính xác chính xác đặc điểm di truyền của loài người trên cơ sở đó mới có thể phòng và chữa một số bệnh di truyền ở người , cũng như tư tư vấn di truyền y học,
  3. VẬN DỤNG 1. Tại sao phải dùng phương pháp phả hệ trong nghiên cứu di truyền người? A.Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao. B. Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến ở người. C. Người đẻ ít con và sinh sản chậm. D. Cả 3 lí do trên. 2. Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường, làm tăng số người mắc bệnh, tật di truyền là do: A.Khói thải ra từ các khu công nghiệp. B.Sự tàn phá các khu rừng phòng hộ do con người gây ra. C.Các chất phóng xạ và hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra. D.Nguồn lây lan các dịch bệnh. 3. Bệnh bạch tạng do một gen lặn quy định. Một cặp vợ chồng có màu da bình thường và đều có kiểu gen dị hợp thì tỉ lệ phần trăm con của họ mắc bệnh bạch tạng là: A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 100%. 4.Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội dạng 2n + 1? A.Đao. B. .Tớcnơ. C. Câm điếc bẩm sinh. D .Bạch tạng. 5.Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội dạng 2n - 1? A.Đao. B. Tớcnơ. C. Câm điếc bẩm sinh. D .Bạch tạng. 6. Tại sao không áp dụng phương pháp lai giống, gây đột biến đối với người? TL: Không áp dụng các phương này trên người vì: + Gây nguy hiểm đối với tính mạng, nòi giống. + Vi phạm các vấn đề về gia đình và xã hội. VẬN DỤNG CAO 1.Nếu bố mẹ có kiểu gen đồng hợp lặn thì các con của họ A. 100% có kiểu gen giống bố mẹ. B. 50% có kiểu gen giống bố mẹ. C. 25% có kiểu gen giống bố mẹ. D. Không có con nào có kiểu gen giống bố mẹ. 2.Ở người, gen A quy định da bình thường, gen a quy định bệnh bạch tạng. Các gen này nằm trên NST thường. Trường hợp nào sau đây sinh con bị bệnh bạch tạng? A. P: AA x AA B. P: Aa x Aa C. P: AA x aa D. P: Aa x AA 3. Hiện tượng di truyền thẳng từ bố có kiểu gen XY cho 100% số con trai có liên quan với những trường hợp nào sau đây? A. Gen nằm trên NST thường. B. Gen nằm trên NST X. C. Gen nằm trên NST Y.
  4. D. Gen nằm trên NSTX và Y. 4. Một cặp đồng sinh đều là gái có tính trạng giống nhau, ví dụ như có cùng nhóm máu A, cùng bị tật hở môi, đều có mũi thẳng và bị bệnh mù màu Cặp đồng sinh này cùng trứng hay khác trứng? Giải thích? TL: - Đây là cặp đồng sinh cùng trứng. - vì bệnh mù màu di truyền trên NST giới tính. Ngoài ra còn có một số đặc điểm giống nhau là do sự phân cắt của cùng một trứng.