Đề kiểm tra môn Sinh học Khối 9 - Học kì I - Trường THCS Nghĩa Hưng
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Khối 9 - Học kì I - Trường THCS Nghĩa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_sinh_hoc_khoi_9_hoc_ki_i_truong_thcs_nghia_h.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Khối 9 - Học kì I - Trường THCS Nghĩa Hưng
- PHÒNG GIÁO DỤC NGHĨA HƯNG TRƯỜNG THCS NGHĨA HƯNG A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS NGHĨA HƯNG TT Họ và tên Năm Chức vụ SĐT Mail sinh 1 Trần Thị 1984 Giáo viên 0914231255 Tranthingat1984@gmail.com Ngát 2 Phạm Thị 1979 Giáo viên nhiemnghiahung@gmail.com Nhiệm 3 Nguyễn Thị 1978 Giáo viên 0919014516 Nguyenhien19@gmail.com Hiên 4 Đinh Thị 1980 Giáo viên 0945267661 mangtuyenmai@gmail.com Tuyến B. HỆ THỐNG CÂU HỎI CHƯƠNG DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI. Giáo viên: Trần Thị Ngát. NHẬN BIẾT. Câu 1.:Biện pháp nào sau đây không cá tác dụng hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền? A. Chống việc sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học. B. Hạn chế việc kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen bệnh gây ra các tật, bệnh di truyền C. Chống các hành vi gây ô nhiễm môi trường D. Tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ Câu 2. Những phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu di truyền người là A. nghiên cứu trẻ đồng sinh và phả hệ. B. nghiên cứu phả hệ và gây đột biến. C. nghiên cứu phả hệ và phương pháp lai. D. phương pháp lai và gây đột biến. Câu 3. Trong nghiên cứu di truyền người, để xác định đặc điểm di truyền của 1 tính trạng (trội, lặn, do 1 hay nhiều gen quy định) người ta sử dụng pp A nghiên cứu phả hệ. B. nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng. C. lai và gây đột biến. D. nghiên cứu trẻ đồng sinh khác trứng. Câu 4. Ngành di truyền y học tư vấn có chức năng A. nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. B. chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến bệnh, tật di truyền. C. xác định đặc điểm di truyền của các tính trạng ở người. D. xác định được vai trò của kiểu gen và môi trường đối với sự hình thành các tính trạng ở người. Câu 5. Bộ nst của bệnh nhân Đao khác bộ nst của người bình thường về số lượng của cặp nst số A. 20. B. 21. C. Số 22. D. Số 23. Câu 6. Trong bộ nst của bệnh nhân Tơcnơ có bao nhiêu nst X? A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
- Câu 7. Bệnh nhân bị bệnh bạch tạng có đặc điểm A. da và tóc màu trắng, mắt màu đen. B. da và tóc màu trắng, mắt màu hồng. C. da và tóc màu hồng, mắt màu trắng. D. da, tóc và mắt có màu trắng. Câu 8. Luật Hôn nhân và gia đình của nước ta quy định, những người có quan hệ huyết thống trong vòng mấy đời không được kết hôn? A. 2 B.3 C.4 D.5 Câu 9. Có thể nhận biết bệnh nhân Tơcnơ, bạch tạng qua các đặc điểm hình thái nào? Câu 10. Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh Đao, Tơcnơ, câm điếc bẩm sinh ở người? THÔNG HIỂU Câu 1. Vì sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? A. Vì khó sinh. B. Con khó nuôi. C. Con dễ mắc bệnh Đao. D. Con dễ mắc bệnh Tơcnơ Câu 2. Khi nói về giới tính của những trẻ đồng sinh, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trẻ đồng sinh cùng trứng luôn cùng giới. B. Trẻ đồng sinh khác trứng luôn khác giới. C. Trẻ đồng sinh cùng trứng luôn khác giới D. Trẻ đồng sinh khác trứng luôn cùng giới. 3. Trong nghiên cứu di truyền người, để xác định vai trò của kiểu gen và môi trường đối với kiểu hình, phương pháp nào là phù hợp nhất? A. Nghiên cứu phả hệ. B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng. C. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh khác trứng. 4. Khi nói về trẻ đồng sinh, phát biểu nào sau đây sai? A. Trẻ đồng sinh cùng trứng có thể khác giới. B. Trẻ đồng sinh khác trứng có thể cùng giới. C. Trẻ đồng sinh cùng trứng được sinh ra từ một trứng được thụ tinh D. Trẻ đồng sinh khác trứng được sinh ra từ những trứng khác nhau được thụ tinh. 5. Hai anh em sinh đôi cùng trứng. Người anh có nhóm máu B, mắt nâu. Người em là A. nam, nhóm máu B, mắt nâu. B. nam, nhóm máu AB, mắt nâu. C. nữ, nhóm máu AB, mắt nâu. D. nữ, nhóm máu B, mắt đen. 6. Cho các bệnh di truyền sau đây ở người: (1) Đao (2) Tơcnơ (3) bạch tạng (4) câm điếc bẩm sinh (5) máu khó đông. Những bệnh di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4), (5) C. (1), (3), (4), (5) D. (2), (3), (4), (5) 7. Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra người mắc bệnh Đao? A. Giao tử mang 1 NST số 21 kết hợp với giao tử bình thường. B. Giao tử mang 2 NST số 21 kết hợp với giao tử bình thường. C. Giao tử không chứa NST số 23 kết hợp với giao tử bình thường. D. Giao tử mang 2 NST số 23 kết hợp với giao tử bình thường.
- 8. Kết hôn gần gây suy thoái nòi giống, vì tạo cơ hội cho A. các gen lặn gây hại gặp nhau ở thể đồng hợp. B. các gen lặn gây hại gặp nhau ở thể dị hợp. C. các gen trội gây hại gặp nhau ở thể đồng hợp. D. các gen trội gây hại gặp nhau ở thể dị hợp. 9. Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng với trẻ đồng sinh khác trứng? 10. Vì sao phương pháp nghiên cứu phả hệ và trẻ đồng sinh được sử dụng trong nghiên cứu di truyền người? VẬN DỤNG 1. Ở người, gen A quy định da bình thường, gen a quy định da bạch tạng. Các gen này nằm trên NST thường. a. Cặp vợ chồng nào sau đây sinh ra con bị bạch tạng? A. P : AA x AA. B. AA x aa. C. P : AA x aa. D. Aa x Aa. b. Một cặp vợ chồng bình thường nhưng đều mang gen gây bệnh thì xác suất sinh con mắc bệnh trên là A. 0% B. 25% C. 50% D. 75% c. P: Aa x AA. Xác suất sinh con bị bạch tạng là A. 0% B. 25% C. 50% D. 75% 4. Bệnh máu khó dông ở người do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường. a. P: XAXA x XaY. Khả năng mắc bệnh ở con của họ là A. 100% bị bệnh. B. 100% con gái bình thường, 100% con trai bị bệnh. C. 100% bình thường. D. 100% con gái bị bệnh, 100% con trai bình thường. b. Bố mẹ đều có máu đông bình thường sinh con trai máu khó đông, con gái máu đông bình thường. Kiểu gen của P là: A. XAXa x XAY B. XaXa x XAY C. XAXA x XaY D. XaXa x XaY 6. Một bé trai có cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, mắt xếch, khoảng cách giứa hai mắt xa nhau, cơ thể phát triển chậm, lưỡi dài và dày, si đần. Người mẹ đưa con tới bệnh viện nhờ bác sĩ khám và điều trị. Bằng kiến thức di truyền học, em hãy cho biết: a. Em bé đã mắc bệnh gì? Có chữa được không? b. Bộ NST của em bé có gì khác bộ NST của người bình thường? c. giải thích cơ chế hình thành bệnh. VẬN DỤNG CAO Câu 1. Bệnh mù màu do một gen quy định. Người vợ không mắc bệnh lấy chồng không mắc bệnh, sinh ra con mắc bệnh chỉ là con trai. a. Khi nói về bệnh mù màu, kết luận nào sau đây đúng? A. Bệnh do gen lặn trên NST thường quy định. B. Bệnh do gen trội trên NST thường quy định. C. Bệnh do gen lặn trên NST giới tính quy định. D. Bệnh do gen trội trên NST giới tính quy định. b. Người đàn ông bị bệnh mù màu kết hôn với một người phụ nữ bình thường sinh con trai đầu lòng bị mù màu.
- - người con trai đã nhận gen bệnh từ ai? A. bố B. mẹ C. ông nội D. bà nội. - xác suất sinh con bình thường của cặp vợ chồng trên là A. 0% B. 25% C. 50% D. 75% Câu 4. Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn a trên NST thường quy định, Gen A quy định tính trạng da bình thường. Một người đàn ông bình thường kết hôn với một người phụ nữ bị bệnh sinh được 1 con trai bị bệnh và 1 con gái bình thường. Người con gái lớn lên lấy chồng bị bệnh. a. Lập sơ đồ phả hệ của gia đình trên. b. Xác suất đứa con đầu lòng bị bệnh của cặp vợ chồng này là bao nhiêu?