Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ki_ii_nam_hoc_2019_2020_tr.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh
- UBND QUẬN CẨM LỆ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 NGUYỄN VĂN LINH Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. Trắc nghiệm : (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Hãy dành một phút vào buổi sáng cho sự tri ân. Hãy biến một phút này thành thói quen hằng ngày để nhớ đến những người đã làm một điều gì đó tốt đẹp cho bạn cũng như những gì bạn đã chịu ơn trong cuộc đời mình. Bạn không thể nghĩ được hết mọi điều trong một phút nhưng như thế cũng đủ rồi. Và một phút ấy sẽ ngay tức khắc làm cho ngày của bạn khởi sắc hơn, giúp bạn bắt đầu một ngày nhẹ nhàng, đúng hướng. Bạn có nghĩ ra cách nào tốt hơn cho một phút ấy? (Trích "Lòng biết ơn làm thay đổi cuộc đời con người" - Huỳnh Huệ) Câu 1 : (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là : A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Miêu tả. D. Nghị luận Câu 2 : (2 điểm) Nối cột A với cột B để được những câu trả lời đúng cho câu hỏi : Các câu sau đây thuộc kiểu câu nào ? Cột A Cột B 1. Hãy dành một phút vào buổi sáng cho sự tri ân. a. Câu nghi vấn 2. Và một phút ấy sẽ ngay tức khắc làm cho ngày của bạn khởi b. Câu cầu khiến sắc hơn, giúp bạn bắt đầu một ngày nhẹ nhàng, đúng hướng. 3. Bạn có nghĩ ra cách nào tốt hơn cho một phút ấy? c. Câu trần thuật 4. Hãy biến một phút này thành thói quen hằng ngày để nhớ đến d. Câu cảm thán những người đã làm một điều gì đó tốt đẹp cho bạn cũng như những gì bạn đã chịu ơn trong cuộc đời mình. Câu 2 : (0,5 điểm) Trong những kiểu câu trên, kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp ? II. Tự luận : (7 điểm) Câu 2: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau : Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió (Tế Hanh, “Quê hương”, Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 2, trang 16) Câu 3: (5 điểm) Có ý kiến cho rằng : “Trang phục đẹp là trang phục hợp văn hóa, hợp lứa tuổi”. Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên ? Hết 1
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8 – ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học 2019 – 2020 I. TRẮC NGHIỆM : Học sinh trả lời đúng câu 1, 3 và nối đúng mỗi kiểu câu ở câu 2 được 0,5 CÂU 1 2 3 ĐÁP ÁN D 1-b, 2-c, 3-a, 4-b Câu trần thuật II. Tự luận : Câu 1 : - Hình thức : Yêu cầu học sinh viết được một đoạn văn ngắn, diễn đạt trôi chảy, ít mắc lỗi dùng từ, đặt câu, ít mắc lỗi chính tả. (0,5 điểm) - Nội dung : Có nhiều cách cảm nhận khác nhau, song cần đảm bảo các ý : + Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. (0,5 điểm) + Nghệ thuật so sánh, nhân hóa làm nổi bật hình ảnh cánh buồm lúc ra khơi lớn lao, kì vĩ, thiêng liêng tràn đầy sức sống. Cánh buồm trở thành biểu tượng, linh hồn của người dân làng chài. (1 điểm) Câu 2 : 1. Hình thức : 1,0 điểm - Vận dụng tốt kiểu bài nghị luận có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Trình bày bố cục ba phần. Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. - Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, mạch lạc. - Ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu chính xác. 2. Nội dung : 4 điểm Dàn bài gợi ý : a. MB : Giới thiệu vấn đề nghị luận: trang phục của học sinh và trích dẫn câu nói b. TB : - Giải thích sơ lược ý kiến : Ý kiến trên nhằm đưa ra vấn đề về trang phục đẹp của người học sinh. Khuyên chúng ta phải biết lựa chọn trang phục hợp lứa tuổi, hợp văn hóa. - Bàn luận : + Khẳng định vấn đề đúng : Quan điểm về trang phục trên là hoàn toàn đúng đắn. Xét trên thực tế, học sinh là lứa tuổi còn rất trẻ, sống phụ thuộc, học tập trong một môi trường tập thể. Bởi vậy, trang phục phải có sự hòa đồng với bạn bè, làm xóa đi ranh giới phân biệt giàu nghèo. Do vậy, đồng phục học đường là cần thiết để tạo nên sự bình đẳng, đoàn kết trong bạn bè để cùng nhau phấn đấu đi tới mục đích thi đua, rèn luyện, tu dưỡng. Bên cạnh trang phục học đường, những khi đi chơi hay ở nhà, học sinh cũng cần chọn trang phục phù hợp với thuần phong mĩ tục của người Việt, đó là sự gọn gàng, giản dị, kín đáo. Đồng thời việc lựa chọn trang phục cần phù hợp với hoàn cảnh sống của gia đình, đất nước. + Ý nghĩa của việc thực hiện trang phục đẹp. + Mở rộng vấn đề : Hiện nay vẫn còn một bộ phận học sinh ăn mặc thiếu lành mạnh, không phù hợp với văn hóa, lứa tuổi. Thật đáng lên án và phê phán - Bài học nhận thức. c. KB : Khẳng định lại vấn đề nghị luận. Đưa ra lời khuyên phù hợp. Giáo viên tùy vào mức độ sai sót của học sinh mà cho điểm phù hợp Hết 2
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC NỘI DUNG HOẶC CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY CHỦ ĐỀ NHẬN THÔNG VẬN VẬN TỔNG BIẾT HIỂU DỤNG DỤNG THẤP CAO TN TL TN TL TN TL TN TL CÂU ĐIỂM 1. Câu nghi vấn 1 1 0,5 2. Câu trần thuật 1 1 2 1,0 3. Câu cầu khiến 2 2 1,0 4. Quê hương – Tế 1 1 2,0 Hanh 5. Tập làm văn: 1 2 5,5 Kiểu bài nghị luận, 1 sử dụng các thao tác lập luận giải thích, chứng minh 3
- UBND QUẬN CẨM LỆ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 NGUYỄN VĂN LINH Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ DỰ BỊ I. Trắc nghiệm : (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Tôi bật cười bảo lão : (1) - Sao cụ lo xa quá thế ? (2) Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ !(3) Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay ! (4) Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ? (Nam Cao, “Lão Hạc”) Câu 1 : (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là : A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Miêu tả. D. Nghị luận Câu 2 : (2 điểm) Nối cột A với cột B để được những câu trả lời đúng cho câu hỏi : Các câu sau đây thuộc kiểu câu nào ? Cột A Cột B 1. Sao cụ lo xa quá thế ? a. Câu trần thuật 2. Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ ! b. Câu cầu khiến 3. Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay ! c. Câu nghi vấn 4. Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ? d. Câu cảm thán Câu 3: (0,5 điểm) Câu nghi vấn trong đoạn trích trên được dùng để làm gì ? II. Tự luận : (7 điểm) Câu 1 : (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau : Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. (Tế Hanh, “Quê hương”) Câu 2 : (5 điểm) Viết một bài văn nghị luận trình bày về sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh. HẾT 4
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8 – ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học 2019 – 2020 I. TRẮC NGHIỆM : Học sinh trả lời đúng câu 1, 3 và nối đúng mỗi kiểu câu ở câu 2 được 0,5 CÂU 1 2 3 ĐÁP ÁN A 1-c, 2-a, 3-b, 4-c Phủ định II. Tự luận : Câu 1 : - Hình thức : Yêu cầu học sinh viết được một đoạn văn ngắn, diễn đạt trôi chảy, ít mắc lỗi dùng từ, đặt câu, ít mắc lỗi chính tả. (0,5 điểm) - Nội dung : Có nhiều cách cảm nhận khác nhau, song cần đảm bảo các ý : + Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. (0,5 điểm) + Hình ảnh so sánh Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã là một hình ảnh độc đáo kết hợp với các động từ mạnh, tính từ : “hăng”, " phăng", " vượt ", “mạnh mẽ” đã diễn tả khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền làm nổi bật hình ảnh đoàn thuyền ra khơi vưới tâm trạng hứng khởi, tràn đầy sức sống. (1 điểm) Câu 2 : 1. Hình thức : 1,0 điểm - Vận dụng tốt kiểu bài nghị luận có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Trình bày bố cục ba phần. Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. - Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, mạch lạc. - Ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu chính xác. 2. Nội dung : 4,0 điểm Dàn bài gợi ý : * Mở bài : Nêu vấn đề nghị luận “Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh” * Thân bài : Tập trung làm rõ các luận điểm - Về sức khỏe : Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta tăng cường sức khỏe. - Về kiến thức : + Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta hiểu cụ thể hơn, sâu sắc hơn những điều được học trong nhà trường. + Mang lại cho ta nhiều bài học và kinh nghiệm sống có thể chưa có trong sách vở. - Vể tinh thần : + Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui. + Bồi dưỡng trong ta tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước. Tùy vào mức độ sai sót trong từng bài làm của học sinh mà giáo viên cho điểm phù hợp. HẾT 5
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học 2019 - 2020 ĐỀ DỰ BỊ NỘI DUNG HOẶC CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY CHỦ ĐỀ NHẬN THÔNG VẬN VẬN TỔNG BIẾT HIỂU DỤNG DỤNG THẤP CAO TN TL TN TL TN TL TN TL CÂU ĐIỂM 1. Câu nghi vấn 2 1 3 1,5 2. Câu trần thuật 1 1 0,5 3. Câu cầu khiến 1 1 0,5 4. Quê hương – Tế 1 1 2,0 Hanh 5. Phương thức biểu 1 1 0,5 đạt tự sự 5. Tập làm văn: 1 1 5,0 Kiểu bài nghị luận, sử dụng các thao tác lập luận giải thích, chứng minh 6
- PHÒNG GD - ĐT PHÚC THỌ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TAM THUẤN Năm học:2019-2020 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) Phần I: Đọc hiểu(5,0 điểm) Câu 1: ( 2điểm) Đọc kỹ đoạn văn sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả của tác phẩm đó? b. Xác định biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích và phân tích tác dụng? Câu 2: ( 3 điểm) Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu trong đó có dùng một câu cảm thán (gạch chân câu cảm thán), phân tích khổ thơ sau: 100 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 6 (2011-2019) 80 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 7 (2014-2019) 120 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 8 (2012-2019) 50 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 9 (2019-2020) 220 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 9 (2012-2020) 60 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 9 (2019-2020) (Các đề thi cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) file word đề-đáp án Zalo 0946095198 “ Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. ( “Quê hương” - Tế Hanh ). PhầnII: Tập làm văn( 5 điểm) Một số bạn em đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh. Em hãy viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đứng đắn hơn. ===Hết=== 7
- HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II Năm học:2019-2020 Phần Câu/ý Nội dung Điểm Phần I: Câu 1: 2 điểm Đọc hiểu a Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm Hịch tướng sĩ 0.25 đ 5,0 điểm Tác giả: Trần Quốc Tuấn 0.25 đ b Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn văn: Biện pháp nói 0.5 đ quá, so sánh Chỉ ra được biện pháp nói quá, so sánh: “ ruột đau như 0.5 đ cắt chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa” 0.5 đ - Nêu tác dụng diễn đạt của biện pháp nghệ thuật nói quá (góp phần nhấn mạnh, tô đậm lòng căm thù giặc sục sôi và quyết tâm đánh giặc cháy bỏng của vị chủ tướng ) Câu 2: - Viết đúng đoạn văn theo cách diễn dịch 3điểm - Có câu câu cảm thán 0,5 đ - Đoạn văn cần đảm bảo được các ý sau: 0,5 đ * giới thiệu tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác bài thơ, trích dẫn bốn câu thơ. 0,25 đ + Hai câu thơ “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng. Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Hình ảnh những chàng trai sức vóc 0,5 đ dạn dày sóng gió. Họ là những đứa con thực sự của đại dương “Cả thân hình nồng thở vi xa xăm”. Nếu là những sinh thể được tách ra từ biển, mang theo về cả những hương vị của biển xa. Câu thơ thật lãng mạn, khoáng đạt. Chân dung người dân chài hiện lên thật tầm vóc và hình khối mà lại rất đặc trưng, chỉ có người dân biển mới có được. + Hai câu thơ: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm. Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” Nghệ thuật nhân hóa biền con thuyền thành một sinh thể sống. 8
- * Cụm từ “ im bến mỏi”vừa nói được sự nghỉ ngơi thư giãn của 0,5 đ con thuyền sau chuyến đi vất vả trở về, vừa nói được vẻ yên lặng nơi bến đỗ. * Con thuyền như “ nghe” thấy vị muối của biển đang râm ran 0,25 đ chuyển động trong cơ thể mình. * Đây là những câu thơ hay trong bài thơ tả cảnh đoàn thuyền 0,25 đ đánh cá trở về, vừa diễn tả được vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân chài, vừa diễn tả được cuộc sống lao động của người dân 0,25 đ Phần chài nơi quê hương. Qua đó, thể hiện tình yêu quê hương của Tập làm tác giả. văn .Yêu cầu chung: 5,0 điểm a. Về Hình thức: - Có bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng, diễn đạt mạch lạc, trình 0,5 đ bày sạch đẹp không mắc lỗi diễn đạt, chính tả. b. Về nội dung: - Nắm được thể loại văn nghị luận chứng minh. 4,5 đ - Nêu được những biểu hiện của lối ăn mặc không lành mạnh, đưa ra những lời khuyên về cách ăn mặc đúng đắn. HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo được các ý chính sau: *. Mở bài: - Dẫn dắt: hiện tượng chạy đua theo mốt của học sinh hiện nay. 0,75 đ - Nêu vấn đề: Lầm tưởng đó là hợp thời nhưng tốn tiền của, thời gian vô ích, làm phai nhạt truyền thống văn hóa dân tộc. Vậy chạy theo mốt đúng hay không ? *.Thân bài: HS cần trình bày được các ý sau: 3 đ Nếu bạn trút bỏ những chiếc áo sơ mi trắng, quần xanh/ đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu, ngày mai là áo ngắn 1,0 đ cũn cỡn, giày cao gót, áo chun thì mọi người sẽ nghĩ gì về bạn Có những bạn trước đây ăn mặc giản dị sau thời gian cách ăn mặc thay đổi, cho rằng cách ăn mặc mới này là” sành điệu” 0,5 đ Dù vậy, vẫn còn có những bạn mặc bộ quần áo mà một số các bạn khác cho là lỗi thời, lạc hậu nhưng bạn đó vẫn được rất nhiều 0,75 đ người tôn trọng quý mến vì bộ quần áo bạn mặc vẫn hợp tuổi trẻ, vẫn đẹp, vẫn hấp dẫn Vì vậy ta có thể khẳng định rằng: đẹp không phải căn cứ vào mốt Hiện nay, nước ta có nhiều khách du lịch đến, nếu họ thấy trên hè phố toàn những thanh niên, học sinh với những bộ quần áo 0,75 đ “sành điệu” như vậy liệu họ sẽ nghĩ gì về cách ăn mặc của thanh niên Việt Nam. *.Kết bài: 0,75 đ - Khái quát lại nội dung vấn đề về cách ăn mặc không lành mạnh của một số bạn HS hiện nay. - Đưa ra những lời khuyên bổ ích và liên hệ bản thân 9
- PHÒNG GD-ĐT PHÚC THỌ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TAM THUẤN Năm học:2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút ĐỀ BÀI I. PHẦN VĂN BẢN: (3,0đ) 1 (1,00đ): Chép đúng và đủ đoạn văn bản sau đây: Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. ( ) Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. 2 (1,0đ): Tên văn bản có đoạn văn trên là gì? Tác giả là ai? Được viết vào lúc nào? Viết theo lối văn, thể văn gì? 3 (1,0đ): Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của tác giả là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào? II. PHẦN TIẾNG VIỆT: ( 1 điểm) Chỉ ra 1câu trần thuật, 1 câu nghi vấn, 2 câu cầu khiến trong đoạn văn sau: “Hãy dành một phút vào thời gian buổi sáng cho sự “tri ân”. Hãy biến một phút này thành thói quen hàng ngày để nhớ đến những người đã làm một điều gì đó tốt đẹp cho bạn cũng như những gì bạn chịu ơn trong cuộc đời mình. Bạn không thể nghĩ được hết mọi điều trong một phút, nhưng như thế cũng đủ rồi. Và một phút ấy sẽ ngay tức khắc làm cho ngày của bạn khởi sắc hơn, giúp bạn bắt đầu một ngày nhẹ nhàng, đúng hướng. Bạn có nghĩ ra cách nào tốt hơn cho một phút ấy ?” (Trích “Lòng biết ơn làm thay đổi cuộc đời con người” Huỳnh Huệ) III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: ( 6 điểm) Phân tích tâm trạng của người tù trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu. === Hết=== 10
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ II Năm học:2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN 8 I. PHẦN VĂN BẢN: (3,0đ) 1 (1,0đ): Chép đúng và đủ đoạn văn bản theo yêu cầu: (Nội dung trang 66 – 67 sgk NV8 – Tập hai) * Sai, thiếu một hoặc nhiều chữ (kể cả lỗi viết hoa)/1câu: trừ 0,25đ 2 (1,0đ): – Tên văn bản: Nước Đại Việt ta (hoặc Bình Ngô đại cáo). 0,25đ – Tác giả: Nguyễn Trãi. 0,25đ – Thời điểm sáng tác: Đầu năm 1428 (sau khi quân ta đại thắng quân Minh). 0,25đ – Lối văn biền ngẫu, thể cáo (nghị luận cổ). 0,25đ 3 (1,0đ): – Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa trong hai câu trên là yên dân, trừ bạo.Muốn yên 0,50đ dân phải trừ bạo và trừ bạo chính là để yên dân. – Người dân mà tác giả nói ở đây là nhân dân Đại Việt . Còn kẻ bạo ngược là 0,50đ giặc Minh xâm lược lúc bấy giờ. II. PHẦN TIẾNG VIỆT: ( 1 điểm) HS chỉ ra đúng 1câu trần thuật, 1 câu nghi vấn, 2 câu cầu khiến trong đoạn văn: - 1 câu nghi vấn: Bạn có nghĩ ra cách nào tốt hơn cho một phút ấy? (0.25đ) - 2 câu cầu khiến: Câu 1: Hãy dành một phút vào thời gian buổi sáng cho sự “tri ân”. (0.25đ) Câu 2: Hãy biến một phút này thành thói quen hàng ngày để nhớ đến những người đã làm một điều gì đó tốt đẹp cho bạn cũng như những gì bạn chịu ơn trong cuộc đời mình. (0.25đ) - 1câu trần thuật: HS chọn một trong 2 câu còn lại. (0.25đ) III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: ( 6 điểm) -Yêu cầu chung : Học sinh viết đúng kiểu bài, có bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, dùng từ, đặt câu hợp lý. Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo. a.Mở bài : Giới thiệu vài nét chính về tác giả, tác phẩm và chủ đề của tác phẩm. (0.5đ) b. Thân bài : - Niềm yêu cuộc sống: + Tiếng chim tu hú gọi bầy đã khơi dậy hình ảnh mùa hè trong tâm hồn người tù cách mạng. (1.25đ) +Bức tranh mùa hè hiện lên thật sinh động, giàu âm thanh, giàu màu sắc đã gợi một tình yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do trong người tù. (1.5đ) + Tiếng chim tu hú và khung cảnh mùa hè đã thôi thúc người tù muốn vượt thoát cảnh giam cầm. (1.25đ) - Khát khao được tự do của tác giả: + Người tù cảm thấy đau khổ, uất hận, ngột ngạt, nên càng yêu, càng khao khát tự do hơn. (1.0đ) c. Kết bài : Khái quát lại nội dung nghệ thuật của bài. (0.5đ) 11
- PHÒNG GD& ĐT QUỐC OAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS TÂN PHÚ Năm học 2019 – 2020 Ngày kiểm tra: 01/07/2020 Môn thi: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I: (7.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi : Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suốt cả ngày Non xanh nước biếc tha hồ dạo Rượu ngọt chè tươi mặc sức say (Cảnh rừng Việt Bắc – Hồ Chí Minh) 1. Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8.Tác giả là ai? (1.0 điểm) 2. Hãy chép lại chính xác bài thơ đó. Ghi rõ hoàn cảnh sáng tác. (1.5 điểm) 3. Chỉ ra 1 từ láy có trong bài thơ vừa chép và nêu hiệu quả của việc sử dụng từ láy đó?(1.0 điểm) 4. Dựa vào bài thơ em vừa chép, hãy viết một đoạn văn(khoảng 10 - 12 câu) để làm rõ vẻđẹp cuả người chiến sĩ cách mạng hiện lên trong bài thơ. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán.(3.5 điểm) PHẦN II: (3.0điểm) Báo “Thanh niên” ra ngày 18-02-2020 có đăng bài thơ “ Đất nước ở trong tim” của cô giáo Chu Ngọc Thanh ca ngợi đất nước trong cuộc chiến phòng, chống Covid -19. Bài thơ có những dòng xúc động: “ Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em Nhưng làm được những điều phi thường lắm Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai chữ đồng bào” 1. Tìm các từ Hán Việt có trong đoạn trích trên?(0.5 iểm) 2. Những từ Hán Việt được sử dụng ở đoạn trích góp phần nói lên điều gì?(0.5 điểm) 3. Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid -19, tình nghĩa đồng bào của dân tộc Việt Nam được phát huy và nhắc đến rất nhiều. Em hãy viế đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về tình nghĩa cao đẹp đó. (2.0 điểm) Hết 12
- HƯỚNG DẪN CHẤM Môn NGỮ VĂN 8 - Năm học 2019-2020 Phần I (7.0 điểm) Câu Yêu cầu Điểm HS nêu dược : Câu 1 - Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” 0,5 (1.0 - Tác giả: Hồ Chí Minh 0,5 điểm) - Chép lại chính xác bài thơ. Sai một lỗi (từ,chính tả)trừ 0.25 1.0 “Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Câu 2 Bàn đã chông chênh dịch sử Đảng (1.5 Cuộc đời cách mạng thật sự là sang” điểm) - Hoàn cảnh sáng tác: tháng 2/1941, sau 30 năm Bác Hồ hoạt động ở 0.5 nước ngoài và trở về nước sinh sống và làm việc tại núi rừng Pác Bó - Từ láy: chông chênh 0.5 - Chông chênh: là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm, gợi tả tư thế bấp 0.25 Câu 3 bênh, không bằng phẳng, không chắc chắn, . (1.0 - Song trong hoàn cảnh của bài thơ, từ “chông chênh” còn nói lên sự 0.25 điểm) thiếu thốn, gian khổ và cả sự nguy nan trong cuộc kháng chiến chống Pháp HS dựa vào bài thơ vừa chép, hoàn thành một đoạn văn khoảng 10- 12 câu để làm rõ vẻđẹp củangười chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Trong đó có sử dụng một câu cảm thán (gạch dưới câu cảm thán). 1,0 điểm - Hình thức : 0,5 + Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo tính liên kết, mạch lạc, đúng ngữ pháp, chính tả 0,5 + Có sử dụng một câu cảm thán (gạch dưới) ( Nếu học sinh không đảm bảo yêu cầu trên trừ theo thang điểm) Câu 4 (3.5 - Nội dung : khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có lí lẽ, dẫn 2.5 điểm điểm) chứng để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ. + Hoàn cảnh sống của Bác Hồ ở Pác Bó hết sức gian khổ (ngủ 1.0đ trong hang tối, ăn uống thiếu thốn, bàn làm việc chỉ là tảng đá chông chênh ). + Bác luôn ung dung, lạc quan (giọng thơ khẩu khí, nói cho vui, 1.0đ coi cuộc đời cách mạng là “sang”, phân tích chữ “sang” ). + Trong quá trình viết biết bám sát vào tín hiệu nghệ thuật 0.5 Phần II (3.0 điểm) Câu 1 - Các từ Hán Việt trong đoạn trích trên: phi thường, nhân văn, đồng 0,5đ (0.5 bào. điểm) (HS tìm được 2 từ - cho điểm tối đa; 1 từ - 0.25 điểm) - Các từ Hán Việt đã góp phần ngợi ca 1 đất nước Việt Nam nhỏ bé 0.5 Câu 2 nhưng có thể làm được những điều phi thường. Bởi sâu thẳm trong mỗi 13
- (0.5 người VN là sự yêu thương, chia sẻ, là hai tiếng nhân văn và tình nghĩa điểm) đồng bào . Qua đó, ta cảm nhận được niềm tự hào, tự tôn dân tộc của tác giả. Đồng thười các từ Hán Việt còn làm cho đoạn thơ mang sắc thái trang trọng HS đảm bảo các yêu cầu sau : 4 điểm * Hình thức : đúng hình thức của một đoạn văn, diễn đạt không có 0.5đ sai sót nghiêm trọng. * Nội dung:có thể như một vàiđịnh hướng sau 2.0đ - Giải thích nghĩa từ đồng bào, khẳng định dân tộc ta luôn đề cao nghĩa “đồng bào” trong mọi hoàn cảnh 0.25đ - Biểu hiện, dẫn chứng + Trong thời chiến: vì chữđồng bào mà có biết bao người línhđã ngã 0.5đ Câu 3 xuốngđể bảo vệ nềnđộc lập, tự do (2.0 + Trong thời bình: 0.75 điểm) . Người Việt Nam luôn biết yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong cuộc sống . Ví như trong đại dịch Covid: các bác sĩ tuyến đầu chống dịch; nhà nước có những chính sách nhân đạođón đồng bào về từ vùng tâm dịch, những anh chị sinh viên nhường kí túc xá để phục vụ cho khu cách li, các chú bộ đội phải vào rừng sâu .những tấm lòng hảo tâm khuyên góp gửi chính phủ để cùng nhau chống dịch . . Phê phán những con người ko biết đến nghĩa đồng bàođó 0.25 - Kếtđoạn: chốt lại vấn đề và liên hệ bản thân . 0.25 14
- PHÒNG GD-ĐT QUẬN KIẾN AN KÌ THI KSCL HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ Năm học 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút ( Đề gồm 01 trang) Câu 1 (4.0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: “Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi làm gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị. Đó là mấy điều thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét. Kẻ hèn thần cung kính tấu trình”. ( Ngữ văn 8, Tập hai, NXB Giáo dục) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm) b. Văn bản đó viết theo thể loại nào? Nội dung đoạn văn là gì? (1,0 điểm) c. Câu văn" Xin chớ bỏ qua." thuộc kiểu câu phân loại theo mục đích nói nào? Xác định mục đích nói của câu ? (0.5 điểm) d. Từ nội dung của văn bản có chứa đoạn trích, hãy viết một đoạn văn (6- 8 câu) trình bày suy nghĩ của em về phương pháp học đi đôi với hành. Trong đoạn có sử dụng câu cầu khiến (gạch chân) (2,0điểm) Câu 2 (1,0 điểm) Chép lại câu thơ cuối trong bài thơ Tức cảnh Bác Pó? Em hiểu như thế nào về chữ “ sang ” trong câu thơ đó? Câu 3 ( 5,0 điểm) Hãy viết bài văn nghị luận về tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay? 15
- PHÒNG GD-ĐT QUẬN KIẾN AN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ KÌ THI KSCL HỌC KỲ II Năm học 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn lớp 8 ( Đáp án gồm 02 trang) Câu Nội dung Điểm a. Văn bản" Bàn luận về phép học". 0,25 Tác giả Nguyễn Thiếp. 0,25 b. Thể loại: tấu 0,25 Nội dung: Đề xuất của tác giả về những phương pháp học đúng đắn và 0,75 tác dụng của nó. c. Kiểu câu: Cầu khiến 0,25 Mục đích: Đề nghị 0,25 * Yêu cầu kỹ năng: Đúng hình thức đoạn văn, đủ số lượng câu, văn phạm 0,25 tốt. Câu 1 Có và gạch chân câu cầu khiến. 0,5 (4,0 * Yêu cầu kiến thức điểm) Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số nội dung sau: 1,25 - Có nhiều phương pháp học tập hiệu quả trong đó có phương pháp học đi đôi với hành như Nguyễn Thiếp đã nói" theo điều học mà làm" - Học là quá trình tiếp thu tri thức, hành là vận dụng tri thức vào giải bài tập, vào thực tiễn cuộc sống. - Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ cho nhau - Phương pháp học tập này làm cho người học nhớ kiến thức tốt hơn, tránh được cách học vẹt, học lí thuyết suông . - Cần tích cực vận dụng phương pháp học tập này - Là sang trọng , là giàu có, cao quý, đẹp đẽ. Nó ko phải sang về vật chất 0,25 Câu 2 mà là sự thoải mái về tinh thần. 0,25 (1,0 - Vui thích được sống chan hòa với thiên nhiên 0,25 điểm) - Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước . - Lạc quan với cuộc sống cách mạng đầy gian khổ 0,25 Về hình thức: 0,5 * Đúng kiểu bài nghị luận xã hội. * Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc. Câu 3 * Lập luận chặt chẽ, sắc sảo. (5 * Văn phong trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. điểm) * Có sự sáng tạo trong lời văn, cảm xúc. 16
- I. MỞ BÀI Dẫn dắt, nêu khái quát về vấn đề học vẹt và học tủ trong xã hội ngày 0,25 nay. Sơ lược nhận định, ý kiến của em về vấn đề này. II. THÂN BÀI 1.Giải thích về học vẹt học tủ: 0,5 - Học tủ là gì? Chỉ học một hoặc một vài phần trong số những kiến thức, bài học cần thiết. - Học vẹt là gì? Học thuộc vanh vách câu từ nhưng không hiểu ý nghĩa bài học. - Học tủ, học vẹt là cách học sai lầm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng học tập. 2. Nêu thực trạng học vẹt và học tủ trong nhà trường: cách học trở 0,75 nên phổ biến, tràn lan, ít được quan tâm, kiểm soát, (dẫn chứng một số ví dụ cụ thể). 3. Những nguyên nhân dẫn đến học vẹt, học tủ: 0,75 - Tinh thần tự giác học tập của học sinh chưa cao (lười học bài, chờ may rủi nên chỉ học một phần). - Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc lí giải và vận dụng kiến thức. - Nhiều trường hợp giáo viên nhồi nhét kiến thức, không tóm gọn trọng tâm bài học, cho ghi chép tràn lan khiến học sinh khó có thể vừa học thuộc vừa lí giải kĩ, tạo cảm giác mệt mỏi, chán học. - Việc rèn luyện, thực hành, ứng dụng thực tế trong nhà trường chưa được chú trọng khiến học sinh không có cơ hội kiểm chứng kiến thức, tiếp thu kiến thức thụ động, khó làm chủ kiến thức. 4.Những tác hại của học tủ, học vẹt: 1,0 - Học sinh mất hứng thú với việc học, dễ chán nản. - Không làm chủ được kiến thức, không ứng dụng được kiến thức vào thực tế khiến việc học mất đi ý nghĩa của nó. - Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống. - Hiệu quả làm việc trong tương lai không lí tưởng. - Xã hội ngày càng kém phát triển. 5. Biện pháp khắc phục việc học vẹt học tủ: 1,0 - Tuyên truyền giúp học sinh cần nâng cao ý thức, điều chỉnh thái độ trong học tập và tiếp cận kiến thức. - Học sinh xác định rõ mục tiêu học tập để có phương pháp học phù hợp. - Cải cách, điều chỉnh phương thức giảng dạy kiến thức trong nhà trường.(tăng số lượng và hiệu quả các tiết thực hành, tóm gọn kiến thức trọng tâm tránh cho học sinh ghi chép thừa quá nhiều, làm sinh động bài giảng, ). III. KẾT BÀI Khẳng định lại quan điểm, ý kiến về vấn đề học tủ, học vẹt. Bàn luận 0,25 mở rộng vấn đề. 17
- PHÒNG GD-ĐT QUẬN KIẾN AN KÌ THI KSCL HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ Năm học 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút ( Đề gồm 01 trang) Câu 1 (4.0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: (1)Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. (2)Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. (3)Chúa tầm thường, thần nịnh hót. (4)Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. (5)Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học (SGK Ngữ văn 8, Tập 2, Trang 76 – 77, NXBGD) a, (0,5 điểm) Cho biết tên tác giả, tác phẩm có đoạn trích trên. b, (0,5 điểm) Nêu nội dung đoạn trích. c, (1,0 điểm) Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói và hành động nói trong câu văn số (1) và câu số (5) của đoạn trên. d, (2,0 điểm) Từ văn bản chứa đoạn trích trên viết đoạn văn (6 đến 8 câu) nêu suy nghĩ của em mục đích học tập của học sinh hiện nay. Trong đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn ( gạch chân)? Câu 2: ( 1 điểm) “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Để ta chiếm lấy riêng phần bí mât ? Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” Nêu biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của nghệ thuật đó ? Câu 3: ( 5 điểm )Em hãy viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường hiện nay. 18
- PHÒNG GD-ĐT QUẬN KIẾN AN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ KÌ THI KSCL HỌC KỲ II Năm học 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn lớp 8 ( Đáp án gồm 02 trang) Câu Nội dung Điểm Câu 1 a.- Tác giả: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp 0.25 4 điểm - Tác phẩm : Bàn luận về phép học (Luận học pháp) 0,25 b.- Nguyễn Thiếp chỉ ra lối học sai trái và hậu quả của lối học ấy 0,5 c.- Kiểu câu: 0.5 + Câu 1: Câu trần thuật + Câu 2: Câu cầu khiến - Kiểu hành động nói: 0,5 + Câu 1: Hành động trình bày + Câu 5: Hành động điều khiển d.* Viết đúng hình thức đoạn văn, đúng số câu, chữ viết trình bày sạch 0,25 sẽ, cẩn thận, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả. 0,5 * Có sử dụng câu nghi vấn và gạch đúng * Nội dung: Có thể viết đoạn văn theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý 1,25 chính sau: - Mục đích học tập là cái đích cuối cùng mà người học muốn đạt đến trong quá trình học tập của mình. - Mục đích học tập của bản thân có thể là: + Học để có tri thức, có hiểu biết về mọi lĩnh vực xã hội, để biết rõ cách ứng xử giữa người với người trong cuộc sống, để có kỹ năng sống; + Học để có công việc tốt đẹp, có cuộc sống ổn định, để có thể khẳng định được bản thân, để trở thành người có giá trị; để có thể thực hiện được ước mơ của mình; + Học để trở thành người có đức, có tài, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước (HS có thể phát biểu thêm các ý khác, nếu có suy nghĩ tích cực và phù hợp thì vẫn cho điểm). - Nghệ thuật điệp từ, câu hỏi tu từ có ý nghĩa phủ định: Nào đâu, đâu 0,5 những ngày, nay còn đâu Câu cảm thán: Than ôi! - Biện pháp nghệ thuật trên nhằm thể hiện tâm trạng nhớ tiếc, đau đớn, day dứt khôn nguôi của con hổ về thời oanh liệt. Đó còn là những cơn 0,5 19
- Câu 2 ( sóng cảm xúc cuồn cuôn dâng lên hết đợt này đến đợt khác để cuối 1 điểm cùng đọng lại trong tiếng gào thảm thiết tuyệt vọng đau thương. ) * Yêu cầu về kĩ năng: - Biết vận dụng kiến thức về văn nghị luận để viết được bài văn hoàn chỉnh với bố cục 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài. Sắp sếp bố cục 0,5 hợp lí giữa các phần, các đoạn văn. Đ/bảo phương thức nghị luận sd các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cẩm trong bài viết. Chữ viết rõ ràng, có thể mắc một vài lỗi chính tả. - Diễn đạt lưu loát, sử dụng từ ngữ chọc lọc, các biện pháp tu từ hợp lí. biết diễn tả cảm xúc phù hợp; viết đúng chính tả, ngữ pháp, lời văn chân thực, tự nhiên. Sử dụng đúng các dấu câu, các kiểu câu. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh trình bày, diễn đạt theo cách của mình nhưng trong bài làm cần thể hiện được những nội dung cơ bản sau: *Mở bài: Giới thiệu và nêu vấn đề cần nghị luận: Bạo lực học đường ở Câu 3: học sinh. 0,25 5 điểm * Thân bài: Bạo lực học đường là gì? 1,0 - Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất \chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. - Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường : - Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. - Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. - Dẫn chứng: Nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực học đường: - Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp - Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. 1,0 - Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng ) - Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. 20
- - Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiếu thiết thực, chưa đồng bộ, triệt để. Tác hại của bạo lực học đường - Với nạn nhân: Tổn thương về thể xác và tinh thần. Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại. Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội. - Người gây ra bạo lực: + Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “người” và mất dần nhân tính. + Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho XH. 1,0 + Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét. Làm gì để khắc phục bạo lực học đường. - Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức: - Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ. - Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác. *Kết bài: Khẳng định vấn đề: 0,5 - Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình. Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm. - Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp - Liên hệ thực tế nhà trường. 0,25 21
- PHÒNG GD-ĐT QUẬN KIẾN AN KÌ THI KSCL HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ Năm học 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút ( Đề gồm 01 trang) Câu 1 (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau: « Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo ». Đạo là lẽ đối xử trong cuộc sống hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính trị học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. (Trích Ngữ văn 8, tập 2) a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Văn bản chứa đoạn trích trên được viết theo thể văn nào? Nêu những hiểu biết của em về thể văn đó. c. Từ văn bản chứa đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (6 – 8 câu) nêu suy nghĩ của em về mục đích và phương pháp học của bản thân. Trong đó có sử dụng câu phủ định, gạch chân câu phủ định đó. Câu 2 (2,0 điểm) a. Chép thuộc lòng bản dịch thơ bài “Tức cảnh Bác Pó ” của Hồ Chí Minh. b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ cuối của bài thơ. Câu 3 (5,0 điểm) Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn vi phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó. 22
- PHÒNG GD-ĐT QUẬN KIẾN AN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ KÌ THI KSCL HỌC KỲ II Năm học 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn lớp 8 ( Đáp án gồm 02 trang) Câu Đáp án Điểm a. (0,5 điểm) + Nêu đúng tên văn bản: Bàn luận về phép học 0,25 + Tác giả: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp 0,25 b. (0,75 điểm) + Nêu đúng thể tấu 0,25 + Nêu được các đặc điểm của thể tấu: 0,5 - Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. - Tấu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu. 1 c. (1,75 điểm) (3,0đ) - Viết đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo đủ số câu, không mắc lỗi 0,25 - Nêu được suy nghĩ của bản thân về mục đích và phương pháp học: 1,0 + Xác định được mục đích học tập đúng đắn: Học tập, tu dưỡng để có tri thức góp phần xây dựng quê hương đất nước + Từ đó cần có các phương pháp học tập phù hợp, đúng đắn để có kết quả cao trong học tập: Chủ động tích cực trong học tập, có thời gian biểu hợp lý, học đi đôi với hành, biết vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống ; phê phán lên án các kiểu học vẹt, học tủ chạy theo thành tích . - Sử dụng đúng câu phủ định 0,25 - Gạch chân câu đã sử dụng 0,25 a. Chép thuộc lòng bài thơ 0,5 - BPNT liệt kê " cháo bẹ, rau măng,, 0,5 Câu 2 - Tác dụng: (2,0đ) + Giúp người đọc nhận thức toàn diện cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của 0,5 Bác còn thiếu thốn, khó khăn + Thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, vui tươi của Bác. 0,5 - Hình thức: Viết đúng bài văn nghị luận xã hội, dung lượng đảm bảo; bố 0,5 cục cân đối, rõ ràng, chữ viết và trình bày cẩn thận sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt 1. Mở bài: - Nước ta đã bước vào thời kì hội nhập. Vì thế cùng với công nghiệp hóa, 3 hiện đại hóa thì ngành công nghệ thông tin cũng phát triển vượt bậc. Bên 0,25 (5,0đ) cạnh những tiện ích thì Internet cũng có những mặt trái của nó. - Đặc biệt, là trò chơi điện tử - món tiêu khiển hấp dẫn đã khiến nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này? 2. Thân bài: (4 điểm) a/ Giải thích: Trò chơi điện tử là gì? 23
- - Một nhà tâm lý Mỹ đã đưa ra định nghĩa: “Trò chơi điện tử là trò chơi mà hành động trong đó cần công nghệ thông tin điều khiển”. 0,5 - Hiểu một cách đơn giản, trò chơi điện tử là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện tử (thường được gọi là game). b/ Hiện trạng - Biểu hiện: - Ta có thể thấy ở bất kì đâu trên khắp nẻo đường, từ thành thị đên nông thôn những quán internet mọc lên như nấm. 0,75 - Món tiêu khiển hấp dẫn này đã thu hút nhiều đối tượng, trong đó nhất là học sinh. - Học sinh có thể ngồi hàng ngày, hàng giờ trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi như: liên minh huyền thoại, nông trại, thời trang, nấu ăn, đảo rồng quên cả thời gian, quên ăn, quên học. c/ Nguyên nhân: - Do ý thức bản thân, ham mê quá mức và chưa xác định được động cơ và mục đích học tập. 1,0 - Do cha mẹ quá nuông chiều con, buông lỏng hoặc quá tin tưởng vào con, không quan tâm đến con. - Thích chinh phục khám phá để trở thành người giỏi nhất, để bạn bè tôn vinh và bái phục - Do buồn chán hoặc bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, không tự chủ được bản thân d/ Hậu quả: - Ảnh hưởng tới sức khỏe như: mắt bị mỏi, nặng hơn là bị cận thị, sức khỏe giảm sút nhanh chóng. - Tốn tiền của gia đình một ích vô ích có khi còn làm thay đổi nhân cách của con người (nói dối, trộm cắp, lừa lọc, thậm chí còn giết người). 1,0 - Học sinh sẽ xao nhãng việc học, bỏ học, trốn học, không làm bài tập dẫn đến học tập sút kém. - Trò chơi điện tử khiến tâm hồn con người bị đầu độc bạo lực, chém giết, bắn phá khiến con người dễ rơi vào thế giới ảo, đầu mưu mô, nhiều thủ đoạn dẫn đến việc luôn luôn tìm mọi cách đối phó với gia đình, bạn bè, thầy cô. e/ Biện pháp: - Học sinh phải xác định được nhiệm vụ chính là học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách, không lãng phí thời gian vào trò chơi vô bổ, thậm chí có hại, biết chế ngự, kìm nén bản thân để không xa vào những trò chơi chết người đó. 0,75 - Cần có sự quan tâm thường xuyên của gia đình, sự quản lý của nhà trường và xã hội, để giúp cho con em mình tránh xa những đam mê tai hại đó. - Nhà trường cần giáo dục, phối hợp thế hệ trẻ tạo ra những sân chơi bổ ích có trí tuệ để tất cả các bạn đều tham gia. 3. Kết bài: - Hơn ai hết, bản thân mỗi bạn trẻ cần ý thức rõ ràng những mặt lợi, mặt hại của trò chơi điện tử để tự điều chỉnh mình, tự rèn luyện ý thức tự giác. - Chỉ nên xem đây là thú tiêu khiển mang tính giải trí để không quá lạm dụng nó, phụ thuộc vào nó. 24