Đề kiểm tra môn Ngữ Văn lớp 7 - Học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đa Ròn

docx 17 trang nhatle22 3970
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn lớp 7 - Học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đa Ròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ki_ii_nam_hoc_2019_2020_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn lớp 7 - Học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đa Ròn

  1. UBND HUYỆN ĐƠN DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THCS ĐẠ RÒN Môn: Ngữ văn 7 (Thời gian làm bài: 90 phút) Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn. (Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 (1,5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của văn bản trên. Phần II. Làm văn ( 7,0 điểm) Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”. 1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM * Hướng dẫn chung: - Hướng dẫn chấm được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực. Giám khảo nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát. Cần linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng (không có trong đáp án) nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản và có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận. - Tổng điểm toàn bài là 10,0 điểm, chiết đến 0,5. * Hướng dẫn cụ thể: Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 2.0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0.5 2 Biện pháp tu từ : so sánh: Cuộc sống được ví như mảnh vườn 0,5 Tác dụng : Làm nổi bật vẻ đẹp của cuộc sống vốn muôn màu muôn sắc nếu chúng ta biết chăm sóc cẩn thận và sắp xếp ngăn 0,5 nắp . - Việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, 0,5 truyền cảm, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy. 3 Nội dung chính : khẳng định cuộc sống riêng không biết đến 1,0 điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm; bác bỏ một quan niệm sống sai lầm: sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình. II LÀM VĂN 7.0 Làm sáng tỏ vấn đề câu tục ngữ đưa ra : Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận với đầy đủ các phần 0.5 mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ 0.5 nhau trong khó khăn hoạn nạn. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt thao tác lập luận để triển khai luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và dẫn chứng; dẫn chứng phải phù hợp, cụ thể, sinh động . HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau: a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: - Nghĩa đen: Câu tục ngữ cho thấy một hiện tượng bình 1,0 thường, quen thuộc trong cuộc sống: Khi gói bánh, gói hàng, người ta thường đặt những lớp lá lành lặn ở ngoài để bao bọc lớp lá rách bên trong. - Nghĩa bóng: Lá lành - lá rách là hình ảnh tượng trưng cho những con người trong những hoàn cảnh khác nhau: yên ổn, thuận lợi - khó khăn, hoạn nạn. Bằng lối nói hình ảnh, ông bà xưa muốn khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ, đùm bọc những người không may lâm vào cảnh khó khăn, cơ nhỡ. 2
  3. b. Tại sao lá lành phải đùm lá rách? 2,0 - Vì đó là thể hiện quan hệ sống tốt đẹp, nghĩa tình, một vấn đề đạo lí. - Vì thờ ơ với đau đớn, bất hạnh của người khác là tội lỗi. - Vì sự cảm thông, chia sẻ, giúp nhau trong hoạn nạn là cơ sở của tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm -> tình yêu nước. c. Thực hiện tinh thần lá lành đùm lá rách là như thế nào? 2,0 - Giúp đỡ người hoạn nạn phải xuầt phát từ lòng cảm thông chân thành chứ không bằng thái độ ban ơn, bố thí. Ngược lại người được giúp đỡ cũng không nên ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn. - Giúp đỡ nhau có thể bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) và tuỳ theo hoàn cảnh của mình. d. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc vấn đề cần 0.5 nghị luận e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0.5 ngữ nghĩa tiếng Việt. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7 ( 2019-2020) Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Nội dung cao Phần I. Đọc - Tên văn bản - giá trị của - Liên hệ học - Viết đoạn hiểu văn bản - Tác giả phép tu từ tập tấm gương văn cảm thụ - nội dung của đạo đức Bác đoạn văn Hồ Số câu 1 1.5 0.5 1 4 Số điểm 0.5 đ 1.0 0.5đ 3.0 đ 5.0đ Tỉ lệ % 5 % 1.0 % 5 % 30% 50% Phần II: Tập làm văn Bài văn giải Bài văn nghị thích/ chứng luận minh một vấn đề. Số câu 1 1 Số điểm 5.0 5.0 đ Tỉ lệ % 50% 50 % Tổng: Số câu 1 1 1 6 Số điểm 1.5 đ 0.5 đ 2.0 đ 5.0 10 đ Tỉ lệ % 15 % 5% 20% 50% 100% 3
  4. Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2019-2020) Lớp : 7 A (Thời gian: 90 phút) Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ĐỀ 1 Phần I (5 điểm): Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi “ Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.” ( Ngữ Văn 7 – tập 2) Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Việc sử dụng phép liệt kê trong câu: “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.” có tác dụng gì? Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là gì ? Qua văn bản đã học, em đã rút ra được những bài học gì để rèn luyện đạo đức theo tấm gương của Bác. Câu 4: Bằng một đoạn văn khoảng 08 câu, hãy trình bày cảm nhận của em về đức tính giản dị của Bác qua đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động ( xác định rõ). Phần II : Tập làm văn: Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Một trong những đạo lý tốt đẹp mà nhân dân ta vô cùng trân trọng từ xưa đến nay là: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? Đề 2: Các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn 7 đã bồi đắp cho em những tình cảm tốt đẹp trong đó có tình cảm gia đình. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ điều đó . Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2019-2020) Lớp : 7 A . (Thời gian: 90 phút) Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ĐỀ 2 Phần I (5 điểm): Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi “ Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp ” ( Ngữ Văn 7 – tập 2) Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Việc sử dụng phép liệt kê trong câu: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam ” có tác dụng gì? Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là gì ? Qua văn bản đã học, em đã rút ra được những bài học gì để rèn luyện đạo đức theo tấm gương của Bác. Câu 4: Bằng một đoạn văn khoảng 08 câu, hãy trình bày cảm nhận của em về đức tính giản dị của Bác qua đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động ( xác định rõ). Phần II : Tập làm văn: Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Một trong những đạo lý tốt đẹp mà nhân dân ta vô cùng trân trọng từ xưa đến nay là: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? Đề 2: Các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn 7 đã bồi đắp cho em những tình cảm tốt đẹp trong đó có tình cảm gia đình. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ điều đó 4
  5. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Phần/Câu Nội dung Biểu điểm Phần I Câu 1: (0.5đ) 5 điểm - Bài “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Phạm Văn Đồng 0.5 đ Câu 2:Tác dụng của phép liệt kê 0.5đ + Đề 1: các dẫn chứng được kiệt kê phong phú, cụ thể, xác thực thể hiện sự đạm bạc trong bữa ăn của Bác. + Đề 2: các dẫn chứng được kiệt kê phong phú, cụ thể, xác thực thể hiện sự quan tâm, chu đáo của Bác trong mọi công việc. 0.5đ Câu 3: 0.25đ - ND chính của mỗi đoạn trích: 0.5đ + Đề 1: sự giản dị của Bác trong bữa ăn hàng ngày + Đề 2: sự giản dị của Bác trong việc làm 0.5đ - Liên hệ: + Học tập ở Bác lối sống giản dị trong sinh hoạt hàng ngày + Sống chan hòa, biết yêu thương và trân trọng công sức của người lao động. ( . Gv linh hoạt cho điểm tùy theo cách diễn đạt của HS) Câu 4: Đoạn văn 3đ - Hình thức: 1đ + đảm bảo từ 7- 9 câu, trình bày đúng quy định, 0.5đ + sử dụng hợp lý câu bị động. 0.5đ - Nội dung: cần đảm bảo những ý cơ bản sau: Đề 1: + Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ về sự giản dị của Bác trong bữa ăn hàng ngày: chỉ có vài ba món giản đơn, lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm .=> bữa ăn của một lãnh tụ mà đạm bạc như bao người dân; sự quý trọng công sức của người lao động; thể hiện tình thương của Bác với nhân dân trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước. + Dẫn chứng cụ thể, xác thực; lời văn giản dị thấm đượm tình cảm chân thành của tác giả với Bác + Lòng kính yêu, tự hào và noi gương Bác Hồ vĩ đại Đề 2: + Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ về sự giản dị của Bác trong việc làm và quan hệ với mọi người: từ việc lớn như cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ như trồng cây, viết thư .=> sự tận tụy, tận tâm vì dân , vì nước; sự quan tâm chu đáo, ân cần của một lãnh tụ với tất cả mọi người. + Dẫn chứng cụ thể, xác thực; lời văn giản dị thấm đượm tình cảm chân thành của tác giả với Bác + Lòng kính yêu, tự hào và noi gương Bác Hồ vĩ đại 5
  6. Gv căn cứ vào bài viết cụ thể của HS để đánh giá trên cơ sở 5 điểm Phần II những nội dung cần đạt của cả 02 đề như sau: (Bài văn) * Hình thức: - Bố cục: 3 phần, trình bày rõ ràng, cân đối * Nội dung: đúng thể loại văn nghị luận chứng minh/ giải thích Đề 1: 1. Mở bài: - Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận: câu tục ngữ “ Đói cho sạch, rách cho thơm” 2. Thân bài: Triển khai các luận điểm rõ ràng, phù hợp , làm rõ được vấn đề nghị luận: - Giải thích nghĩa câu TN - Nêu ý nghĩa của câu TN trong đời sống - Vận dụng câu TN trong cuộc sống hàng ngày( nêu dẫn chứng ) - Liên hệ bản thân, rút ra bài học: 3. Kết bài: - Khẳng định tính đúng đắn của câu TN Đề 2: 1. Mở bài: - Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận: tình cảm gia đình qua các tác phẩm văn học lớp 7 2. Thân bài: Triển khai các luận điểm rõ ràng, phù hợp , làm rõ được vấn đề nghị luận; có dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể. - Lòng yêu thương, tôn kính và biết ơn ông bà - Lòng hiếu thảo, kính trọng và biết ơn cha mẹ - Yêu thương, đoàn kết, hòa thuận với anh chị em trong gia đình. - Liên hệ bản thân: 3. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa tốt đẹp của các tác phẩm văn học trong việc bồi đắp tình cảm gia đình. 6
  7. PHÒNG GD& ĐT QUỐC OAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS TÂN PHÚ Năm học 2019 – 2020 Ngày kiểm tra: 30/6/2020 Môn thi: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I: (7 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0.5 điểm) 2. Hãy chỉ ra câu văn nêu luận điểm và xác định nội dung chính của đoạn văn trên? (1.0 điểm) 3. Trong đoạn văn tác giả sử dụng hình ảnh nào để diễn tả sức mạnh tinh thần yêu nước? Nêu ý nghĩa của cách sử dụng hình ảnh đó? (1.5 điểm) 4. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi ) chứng minh rằng “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” (3.5 điểm) 5. Kể tên các văn bản thuộc chủ đề: Văn bản nghị luận hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. (0.5 điểm) PHẦN 2: (3.0 điểm) Đọc bài ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” 100 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 6 (2011-2019) 130 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 7 (2014-2020) 50 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 7 (2019-2020) 170 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 8 (2012-2020) 50 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 8 (2019-2020) 220 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 9 (2012-2020) 60 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 9 (2019-2020) (Các đề thi cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) file word đề-đáp án Zalo 0946095198 1. Giải thích ngắn gọn nghĩa đen và nghĩa bóng của bài ca dao trên.(1.0 điểm) 2. Yêu thương con người là truyền thống quí báu của cha ông ta từ xưa đến nay. Hãy chép thuộc 1 bài ca dao hay câu tục ngữ cũng thể hiện tình thương yêu đó của con người Việt Nam (0.5 điểm) 3. Trong đại dịch chống Covid -19 vừa qua, dân tộc ta đã thể hiện tình yêu thương con người bằng những hành động cụ thể nào. Hãy viết đoạn văn ngắn khoảng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em.(1.5 điểm) Hết 7
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I (7 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Biểu điểm 1 - Đoạn văn trên trích trong văn bản: “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. 0,25 - Tác giả: Hồ Chí Minh. 0,25 2 * Câu văn mang luận điểm: - Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước * Nội dung chính: - Nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta 0,5 Hoặc: Nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta . 0.5 3 * Hình ảnh diễn tả sức mạnh của tinh thần yêu nước: 0, 5 - “ nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” * Ý nghĩa: - Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh rất độc đáo: “ tinh thần yêu nước”- cái vô 0, 5 hình, trừu tượng được so sánh với cái cụ thể, hữu hình - “ 1 làn sóng” -> Tác dụng: Diễn tả một cách sinh động, cụ thể và khẳng định sức mạnh của tình yêu nước chính bằng tình yêu nước mà dân tộc ta mới chiến thắng mọi 0.5 kẻ thù xâm lược 4 *Mở bài: Từ xưa đến nay, lòng yêu nước luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt, đó là truyền thống quý báu của dân ta 0, 25 *Thân bài: - Giải thích lòng yêu nước: lòng yêu nước: chính là yêu gia đình, yêu xóm làng thân quen, yêu những lũy tre bờ đê, yêu từng cánh đồng lúa chín 0.25 - Chứng minh nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn: - Trong thời chiến: 1.5 + Thưở xưa, lòng yêu nước được thể hiện qua những cuộc đấu tranh của dân tộc Việt chống giặc Bắc phương: những cuộc đấu tranh của Bà Trưng, Bà Triệu, 0, 5 Trần Hưng Đạo, Lê Lơi, Quang Trung + Gần hơn là thời kì chống Pháp, Mĩ - những kẻ thù lớn mạnh hơn ta rất nhiều lần, nhưng bằng tình yêu nước, dân tộc ta đã chiến thắng 0.5 + Nhưng để có được thắng lợi đó, rất nhiều anh hùng đã ngã xuống, hi sinh thân mình để bảo về non sông: 0.5 - Trong thời bình: + Lòng yêu nước được thể hiện ở việc nhân dân ta một lòng tin yêu theo con 1.25 đường lãnh đạo của Đảng. 0.25 + Mọi người đều ra sức học tập, lao động để dựng xây đất nước + Đặc biệt trong thời gian đất nước đứng trước thử thách lớn là đại dịch covid 0.5 thì tình yêu nước lại được bộc lộ rõ nét (hs tự nêu biểu hiện) 0.5 * Kết bài: Khẳng định cách em có thể làm để rèn luyện lòng yêu nước: Ra sức học tập, giúp đỡ bạn học khó khăn hơn, giữ gìn làng xóm quê hương sạch đẹp, Lưu ý: trong khi viết, hs biết lấy dẫn chứng hợp lí để chứng minh 0.25 5 - Kể tên các văn bản thuộc chủ đề: Văn nghị luận hiện đại Việt Nam đã học 0.5 trong sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Sự giàu đẹp của Tiếng Viêt; Đức tính giải dị của Bác Hồ; Ý nghĩa văn chương. PHẦN II (3 điểm) 8
  9. Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 * Nghĩa đen: - “ Nhiễu điều” là tấm lụa đỏ quý phủ lên giá gương, khỏi bị bụi bẩn, giúp 0.5 gương luôn trắng sáng mãi. - “ Giá gương” là giá đỡ chiếc gương nói chung, vật này nâng đỡ, che chở cho nhau * Nghĩa bóng:. - Từ hai hình ảnh trên, câu ca dao muốn đề cập đến ý nghiã sâu xa hơn. Cũng giống như tấm lụa quý, biết chịu thiệt thòi bảo vệ cho tấm gương, con người phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống 0.5 2 - Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ 0.5 - Thương người như thể thương thân Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần 3 * Hình thức: viết đúng đoạn văn, đủ dung lượng, không quá dài, quá ngắn 0.25 * Nội dung: Sau đây là 1 số định hướng, hs có thể trình bày ý khác, miễn sao hợp lí về nghĩa: 1.25 - Nhà nước ta đã có những chính sách nhân đạo để dang rộng vòng tay đón đồng bào ta trở về từ vùng tâm dịch - Các bác sĩ tuyến đầu chống dịch, sẵn sàng không ngại nguy cơ lây nhiễm để chăm sóc bệnh nhân - Các chú bộ đội sẵn sàng nhường chỗ ở của mình để phục vụ cho công tác cách li - Nhiều tấm lòng hảo tâm, chia sẻ, ủng hộ để cùng đất nước chống lại dịch bệnh, kể cả những em học sinh nhỏ tuổi . => Tất cả những cử chỉ, hành động đó đã góp phần làm nên chiến thắng trong cuộc chống đại dịch này. Đưa VN vươn ra thế giới, khiến thế giới phải ngưỡng mộ UBND QUẬN CẨM LỆ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN: Ngữ văn - LỚP 7 NGUYỄN VĂN LINH Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 9
  10. CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY VẬN VẬN NHẬN THÔNG DỤNG DỤNG TỔNG BIẾT HIỂU THẤP CAO NỘI DUNG TN TL TN TL TN TL TN TL CÂU ĐIỂM 1. Văn học: Tinh thần 2 1 yêu nước của nhân 1, 2, 3 1.5 câu câu dân ta 2. Văn học: Đức tính 1 1 2.0 giản dị của Bác Hồ câu 3. Tiếng Việt: Liệt kê 1 4 0.5 câu 4. Tiếng Việt: Rút gọn câu, câu đặc biệt, chuyển đổi câu chủ 1 5 1.0 động thành câu bị câu động, dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu 5. Tập làm văn: 1 câu 2 5.0 Văn nghị luận UBND QUẬN CẨM LỆ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN: Ngữ văn - LỚP 7 NGUYỄN VĂN LINH Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Phần I. Trắc nghiệm (3.0 điểm) 10
  11. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Trích Ngữ văn 7, tập hai) Câu 1: Tác giả của đoạn văn trên là ai? A. Hoài Thanh C. Hồ Chí Minh B. Phạm Văn Đồng D. Đặng Thai Mai Câu 2: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả C. Biểu cảm B. Tự sự D. Nghị luận Câu 3: Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn trích? A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. C. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. D. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Câu 4: Trong câu: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” tác giả sử dụng phép tu từ nào? A. Nhân hóa C. Tăng cấp B. Tương phản D. Liệt kê Câu 5: Hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp: Cột A Cột B 1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. a. Câu đặc biệt 2. Hoa sim! b. Câu rút gọn 3. Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn. c. Câu bị động 4. Lan bị thầy giáo phê bình vì đi học muộn. d. Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu Phần II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Vẻ đẹp trong đời sống của Bác được thể hiện như thế nào trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ? Qua đó em học tập được gì từ Bác? Câu 2. (5.0 điểm) Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 – HỌC KÌ II Năm học 2020 – 2021 Phần I. Trắc nghiệm (3.0 điểm) 1 2 3 4 5 C D C D 1 – b; 2 – a; 3 – d; 4 – c 11
  12. 0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 Phần II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) - Sự giản dị trong đời sống của Bác được chứng minh qua 3 phương diện: + Bữa cơm: vài ba món; không để rơi vãi; bát sạch, sắp xếp tươm tất (0.5 điểm) + Nơi ở: nhà sàn vài ba phòng, lộng gió và ánh sáng, hương thơm của hoa vườn (0.5 điểm) + Tác phong làm việc và quan hệ với mọi người: suốt ngày làm việc từ việc lớn đến việc nhỏ; tự làm được thì không cần người giúp (0.5 điểm) - Em học tập được gì từ Bác: Học sinh trình bày những suy nghĩ của riêng mình về bài học rút ra được từ sự giản dị của Bác. (0.5 điểm) Câu 2: (5.0 điểm) 1. Hình thức: (1.0 điểm) - Vận dụng tốt kiểu bài nghị luận. - Trình bày bố cục ba phần. Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. - Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, mạch lạc. - Ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu chính xác. 2. Nội dung: (4.0 điểm) Dàn bài gợi ý: a. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề và giới thiệu câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim". b. Thân bài - Giải thích câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim". - Bàn luận: Tại sao phải có lòng kiên trì nhẫn nại? - Dẫn chứng chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim. + Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì học tập, nghiên cứu và đóng góp sức mình để đem lại độc lập cho dân tộc. + Ngô Quyền nỗ lực chiến đấu để đánh đuổi quân Nam Hán. + Lương Định Của đã kiên nhẫn trong việc chế tạo trong sản xuất. + Những nhà bác học trên thế giới như: Claudius, A-ma-jet, Lô- mô-nô-xốp, . + Nick Vuijic, một người bị tật nguyền mất cả hai tay và hai chân nhưng với quyết tâm, ý chí nghị lực vươn lên, anh đã trở thành người diễn thuyết giỏi và truyền cảm hứng sống cho biết bao mảnh đời bất hạnh khác. + Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu nhưng nhờ khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt. + Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công” 12
  13. - Rút ra bài học. - Liên hệ bản thân. c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ. 3. Biểu điểm: - 5 điểm: Đảm bảo các yêu cầu về hình thức và nội dung như trên; không mắc lỗi chính tả; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; bố cục cân đối. - 4 – 4.5 điểm: Đảm bảo các yêu cầu về nội dung, diễn đạt trôi chảy, mắc 3 – 4 lỗi chính tả. - 3 – 3.5 điểm: Đảm bảo về nội dung nhưng diễn đạt chưa trôi chảy, mắc 5 – 6 lỗi chính tả. - 2 – 2.5 điểm: Nội dung chưa đầy đủ, bố cục không rõ ràng, diễn đạt lủng củng, mắc 9 – 10 lỗi chính tả. - 1 – 2 điểm: Bài làm chưa xong, nội dung chưa đầy đủ, viết chiếu lệ, mắc quá nhiều lỗi chính tả. - 0 điểm: Lạc đề, không làm bài. *Ghi chú : - Phần nội dung nêu trên chỉ là gợi ý, tổ chấm thảo luận thống nhất dàn ý và biểu điểm chi tiết. - Cần khuyến khích những HS có cách làm sáng tạo. HẾT Ngày tháng năm 2020 Người ra đề Lương Quỳnh Uyên UBND QUẬN CẨM LỆ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN: Ngữ văn - LỚP 7 NGUYỄN VĂN LINH Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 13
  14. CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY VẬN VẬN NHẬN THÔNG DỤNG DỤNG TỔNG BIẾT HIỂU THẤP CAO NỘI DUNG TN TL TN TL TN TL TN TL CÂU ĐIỂM 1. Văn học: Tinh thần 2 1 yêu nước của nhân 1, 2, 3 1.5 câu câu dân ta 2. Văn học: Đức tính 1 1 2.0 giản dị của Bác Hồ câu 3. Tiếng Việt: Liệt kê 1 4 0.5 câu 4. Tiếng Việt: Rút gọn câu, câu đặc biệt, chuyển đổi câu chủ 1 5 1.0 động thành câu bị câu động, dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu 5. Tập làm văn: 1 câu 2 5.0 Văn nghị luận UBND QUẬN CẨM LỆ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN: Ngữ văn - LỚP 7 NGUYỄN VĂN LINH Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm (3.0 điểm) 14
  15. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Trích Ngữ văn 7, tập hai) Câu 1: Tác giả của đoạn văn trên là ai? C. Hoài Thanh C. Hồ Chí Minh D. Phạm Văn Đồng D. Đặng Thai Mai Câu 2: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? C. Miêu tả C. Biểu cảm D. Tự sự D. Nghị luận Câu 3: Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn trích? E. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. F. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. G. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. H. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Câu 4: Trong câu: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” tác giả sử dụng phép tu từ nào? C. Nhân hóa C. Tăng cấp D. Tương phản D. Liệt kê Câu 5: Hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp: Cột A Cột B 5. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. e. Câu đặc biệt 6. Hoa sim! f. Câu rút gọn 7. Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn. g. Câu bị động 8. Lan bị thầy giáo phê bình vì đi học muộn. h. Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu Phần II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Vẻ đẹp trong đời sống của Bác được thể hiện như thế nào trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ? Qua đó em học tập được gì từ Bác? Câu 2. (5.0 điểm) Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 – HỌC KÌ II Năm học 2020 – 2021 Phần I. Trắc nghiệm (3.0 điểm) 1 2 3 4 5 15
  16. C D C D 1 – b; 2 – a; 3 – d; 4 – c 0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 Phần II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) - Sự giản dị trong đời sống của Bác được chứng minh qua 3 phương diện: + Bữa cơm: vài ba món; không để rơi vãi; bát sạch, sắp xếp tươm tất (0.5 điểm) + Nơi ở: nhà sàn vài ba phòng, lộng gió và ánh sáng, hương thơm của hoa vườn (0.5 điểm) + Tác phong làm việc và quan hệ với mọi người: suốt ngày làm việc từ việc lớn đến việc nhỏ; tự làm được thì không cần người giúp (0.5 điểm) - Em học tập được gì từ Bác: Học sinh trình bày những suy nghĩ của riêng mình về bài học rút ra được từ sự giản dị của Bác. (0.5 điểm) Câu 2: (5.0 điểm) 1. Hình thức: (1.0 điểm) - Vận dụng tốt kiểu bài nghị luận. - Trình bày bố cục ba phần. Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. - Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, mạch lạc. - Ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu chính xác. 2. Nội dung: (4.0 điểm) Dàn bài gợi ý: a. Mở bài: (0.5 điểm) - Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. b. Thân bài: (3.0 điểm) - Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. - Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động, lời ăn tiếng nói hằng ngày: * Ngày xưa: - Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền, Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh, tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới (tế thần và biếu bậc trên, những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia, thầy, ông lang ) - Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già - Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công dựng nước và giữ nước. * Ngày nay: 16
  17. - 10/3 (âm lịch) giỗ tổ Hùng Vương - Các bảo tàng . nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc - 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ - Các phong trào đền ơn đáp nghĩa . - Các ngày lễ 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề - Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy - Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa c. Kết bài: (0.5 điểm) - Lòng biết ơn là tình cảm cao quí, thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất - Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của VN. 3. Biểu điểm: - 5 điểm: Đảm bảo các yêu cầu về hình thức và nội dung như trên; không mắc lỗi chính tả; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; bố cục cân đối. - 4 – 4.5 điểm: Đảm bảo các yêu cầu về nội dung, diễn đạt trôi chảy, mắc 3 – 4 lỗi chính tả. - 3 – 3.5 điểm: Đảm bảo về nội dung nhưng diễn đạt chưa trôi chảy, mắc 5 – 6 lỗi chính tả. - 2 – 2.5 điểm: Nội dung chưa đầy đủ, bố cục không rõ ràng, diễn đạt lủng củng, mắc 9 – 10 lỗi chính tả. - 1 – 2 điểm: Bài làm chưa xong, nội dung chưa đầy đủ, viết chiếu lệ, mắc quá nhiều lỗi chính tả. - 0 điểm: Lạc đề, không làm bài. *Ghi chú : - Phần nội dung nêu trên chỉ là gợi ý, tổ chấm thảo luận thống nhất dàn ý và biểu điểm chi tiết. - Cần khuyến khích những HS có cách làm sáng tạo. HẾT Ngày tháng năm 2020 Người ra đề Lương Quỳnh Uyên 17