Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Đề số 2 - Năm học 2018-2019- Trường THCS Thượng Thanh
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Đề số 2 - Năm học 2018-2019- Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ki_i_de_so_2_nam_hoc_2018.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì I - Đề số 2 - Năm học 2018-2019- Trường THCS Thượng Thanh
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ THI HỌC KÌ I NGỮ VĂN 7 Năm học 2018 – 2019 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 12/ 12/ 2018 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Học sinh được củng cố những nội dung kiến thức cơ bản đã học về Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn lớp 7 2. Tư tưởng: -Học sinh thấy được vai trò của các kiến thức đã học trong giao tiếp và trong cuộc sống -Học sinh được rèn luyện ý thức trung thực trong kiểm tra 3. Kĩ năng: -Học sinh được rèn kĩ năng xác định đúng yêu cầu đề bài, viết đoạn văn hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng. -Học sinh được rèn kĩ năng phân tích cảm thụ văn học qua những hình ảnh, những nét nghệ thuật đặc sắc. 4. Phát triển năng lực: - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, tư duy - Năng lực chuyên biệt: Sáng tạo, ngôn ngữ, thẩm mỹ II. MA TRẬN ĐỀ Mức dộ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng Chủ đề Nhận biết được tác Hiểu được hoàn cảnh Rút ra được giả, tác phẩm sáng tác và phương bài học thực Văn bản Văn học thức biểu đạt, liên hệ tiễn với tác phẩm cùng đề tài Số câu 2 3 1 6 Số điểm 1.5 2.5 1 5đ Tỉ lệ 15% 25% 10% 50% Nhận biết được biện Chỉ ra được tác dụng Tiếng Việt pháp tu từ điệp ngữ của phép điệp ngữ và hiểu cách sử dụng từ láy trong đoạn văn. Số câu ½ ½ 1 Số điểm 0.5 0.5 1đ Tỉ lệ 5% 5% 10% Viết được đoạn văn Tập làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Số câu 1 1 Số điểm 4 4đ Tỉ lệ 40% 40% 2.5 3.5 1 1 8 Tổng 2 3 1 4 10 20% 30% 10% 40% 100% Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn TM nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Trần Thị Nhiều
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ THI HỌC KÌ I Năm học: 2018 - 2019 Môn: Ngữ văn lớp 7 Đề số 1 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 12/12/2018 Phần I (8 điểm) Câu 1. Chép lại chính xác bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Câu 2. Bài thơ trên được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong câu thứ hai bài thơ “Cảnh khuya”. Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 12-15 câu) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ “Cảnh khuya” (SGK Ngữ Văn 7, tập 1, NXB Giáo dục, năm 2017) của Hồ Chí Minh, trong đó có sử dụng một từ láy (gạch chân chỉ rõ). Câu 5. Bài thơ “Cảnh khuya” đã thể hiện tình yêu trăng tha thiết của Bác. Em hãy kể tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 7 cũng có hình ảnh ánh trăng. Nêu rõ tên tác giả. Phần II (2điểm) Cho đoạn trích sau: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi ” (Trích Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Cho biết tên tác giả của văn bản đó. Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 3. Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng chân thành, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật (Cốm) giản dị mà đặc sắc. Là học sinh thời nay, em cần làm gì để giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc? HẾT
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học: 2018 – 2019 ĐỀ THI HỌC KÌ I Đề số 1 Môn: Ngữ văn 7 Phần I (8,0 điểm) Câu NỘI DUNG Điểm Điểm Câu 1 Học sinh chép chính xác bài thơ “Cảnh khuya” 1 1,0 điểm Câu 2 Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1947, trong thời kì kháng chiến chống thực 1 1,0 điểm dân Pháp, tại chiến khu Việt Bắc Câu 3 - Biện pháp tu từ: điệp ngữ “lồng” 0,5 1,0 điểm - Tác dụng: 0,5 + Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ. + Khắc họa vẻ đẹp của một bức tranh thiên nhiên nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng, lung linh Câu 4 a. Hình thức: 1 4,0 điểm - Đúng hình thức đoạn văn, liên kết chặt chẽ, trình bày sạch sẽ. - Không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt, có sử dụng từ láy. b. Nội dung: Học sinh bộc lộ tình cảm, cảm xúc về tác phẩm theo các 3 cách khác nhau song cần đảm bảo: - Mở đoạn: Giới thiệu về tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm “Cảnh khuya” - Thân đoạn: + Cảm nhận về nội dung: Cảnh đẹp đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc và niềm thao thức không ngủ được vì lo cho dân, cho nước của Bác + Cảm nhận về nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại, biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ, giọng thơ nhẹ nhàng, gần gũi. - Kết đoạn: Ấn tượng chung của bản thân về tác phẩm. Câu 5 Tác phẩm có hình ảnh ánh trăng: Rằm tháng giêng, tác giả Hồ Chí 1 1,0 điểm Minh (Học sinh có thể liên hệ các tác phẩm khác, nếu đúng vẫn được tính điểm) Phần II (2,0 điểm) Câu 1 - Đoạn văn được trích từ văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” 0,25 0,5 điêm - Tác giả: Thạch Lam 0,25 Câu 2 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,5 0,5 điểm Câu 3 HS nêu ít nhất được 2 biểu hiện: Bảo vệ các di sản văn hóa, giữ gìn sự 1 1,0 điểm trong sáng của tiếng Việt, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc . Ban Giám hiệu TM tổ CM TM nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Hà Thị Mai Hoa