Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2016-2017

doc 16 trang nhatle22 3450
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_6_hoc_ki_i_nam_hoc_2016_2017.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2016-2017

  1. UBND HUYỆN PHÙ YÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Năm học: 2017 - 2018 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN ĐỀ Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng Tên Cấp độ Cấp độ chủ đề thấp cao Phần 1. Nhận biết ngôi Hiểu chủ đề Bài học Đọc hiểu kể, phương rút ra từ thức biểu đạt câu của văn bản. chuyện. Chỉ ra các tính từ trong một câu văn cụ thể. Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1 1 1 3 Tỉ lệ % 10% 10% 10% 30% Phần 2: Tạo Viết lập văn bản được đoạn văn ngắn về ý nghĩa của tình yêu thương. 1 1 2 2 20% 20%
  2. Vận dụng kiến thức văn tự sự kể được một kỉ niệm đáng nhớ giữa bản thân mình với thầy (cô) giáo cũ. Số câu 1 1 Số điểm 5 5 Tỉ lệ % 50% 50 % Tổng số câu 2 1 1 2 6 Tổng số điểm 1 1 1 5 10 Tỉ lệ % 10% 10% 10% 50% 100% II. NỘI DUNG ĐỀ Phần 1: Đọc - hiểu ( 3 điểm) 1. Đọc văn bản và trả lời câu hỏi a,b,c Câu chuyện này là sự việc thật xảy ra ở Nhật Bản. Một người Nhật muốn sửa lại ngôi nhà của mình nên đã phá bức tường đi. Khi phá những bức tường xuống, người Nhật đó nhìn thấy một con thằn lằn bị mắc kẹt, vì có một chiếc đinh phía ngoài đã đóng vào chân nó. Người Nhật nhìn thấy thế rất thương cảm nhưng cũng rất tò mò, vì khi kiểm tra chiếc đinh anh ta thấy nó đã được đóng từ khi ngôi nhà mới xây, tức là 10 năm nay rồi. Người Nhật ấy tự hỏi làm sao con thằn lằn có thể sống sót suốt 10 năm mà không hề đi một bước chân nào - vì chân nó bị đóng đinh. Anh ta tạm ngừng công việc, ngồi một góc, quan sát con thằn lằn, xem nó làm gì và có gì mà ăn để tồn tại. Một lúc sau, không biết từ đâu xuất hiện một con thằn lằn khác, miệng nó ngậm thức ăn bò về phía con thằn lằn bị mắc kẹt. A! Một con thằn lằn khác đã nuôi con thằn lằn mắc kẹt trong suốt 10 năm qua. Một sự yêu thương như thế - ở một loài vật nhỏ bé như thế thật là phi thường. Sự yêu thương có thể làm được gì? Đó là tạo ra những điều kỳ diệu. ( Theo Nhật kí yêu thương) a. Em hãy cho biết ngôi kể và phương thức biểu đạt của văn bản trên ? (0,5 điểm) b. Chủ đề của văn bản trên là gì ? ( 1 điểm) c. Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên? (1 điểm)
  3. 2. Tìm các tính từ trong câu văn [ ] Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng ở gốc đa, cả gia tài có một lưỡi búa. ( Trích Thạch Sanh- Ngữ văn 6, tập 1) Phần 2: Tập làm văn ( 7 điểm) 3. Từ nội dung văn bản Đọc- hiểu em hãy viết một đoạn văn (4-5 câu) nói lên tác dụng kì diệu của tình yêu thương? ( 2 điểm) 4. Kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em với thầy, cô giáo cũ. ( 5 điểm) III. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Câu Đáp án Điểm Câu 1 a. Ngôi kể thứ 3 0,5 NB Phương thức biểu đạt : tự sự b. Chủ đề: ngợi ca tình yêu thương cao đẹp tạo nên những điều kì 1 diệu trong cuộc sống. c. Bài học rút ra: Hãy mở rộng vòng tay trao gửi thương yêu với mọi người, nhất là những người hoạn nạn để giúp họ có thêm hi 1 vọng và tình yêu cuộc sống. Câu 2 Tính từ: lủi thủi, cũ 0,5 Câu 3 Các em viết được đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu thương: - TY thương là tình cảm thiêng liêng quý báu, là sự quan tâm, 0,5 đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người. - Có tình yêu thương, con người sẽ sống tốt đẹp hơn, hoàn thiện 0,5 nhân cách, tâm hồn - Nhờ có tình yêu thương, sự sẻ chia mà những nỗi đau, vếtthương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, 0,5 - Hãy thể hiện tình yêu thương bằng những hành động thiết thực 0,5 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Xác định đúng kiểu bài văn tự sự, Biết vận dụng các kiến thức về văn tự sự (sự việc, nhân vật, thứ tự sắp xếp các sự việc) trình tự bài viết hợp lí; Bố cục bài viết chặt chẽ, đủ ba phần: mở bài, thân bài, 0,5 kết bài. ( Thông hiểu) - Biết vận dụng lời kể hợp lí, sử dụng ngôi kể phù hợp ( ngôi thứ Câu 4 nhất); văn phong trong sáng, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả, ngữ pháp; Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, 0,5 lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, lỗi viết câu; chữ viết cẩn thận, rõ ràng, đẹp; Kết hợp tự sự + miêu tả + biểu cảm (Vận dụng) 2. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày diễn đạt theo cách của mình nhưng trong bài làm cần thể hiện được những nội dung cơ bản sau:
  4. * Mở bài Giới thiệu một kỷ niệm với thầy (cô) và ý nghĩa của kỉ niệm ấy đối 0,5 với bản thân em. (nhận biết) * Thân bài: - Tự giới thiệu về mình và quan hệ với thầy, cô: + Em học lớp nào? Ở đâu? Trong lớp em là học sinh thế nào 0,5 (ngoan hay nghịch ngợm ) (nhận biết) + Thầy, cô của em là ai? Đã có những tình cảm, việc làm gì với em 0,5 ( Thông hiểu) - Kể được tình huống xảy ra sự việc đã trở thành kỉ niệm (Thầy, cô có bài giảng ấn tượng; một lần em đau ốm được thầy, cô chăm sóc; 1 một lần có lỗi em được thầy, cô tha thứ; một lần em bị nghi ngờ, bị xử lí oan thầy, cô đã tìm hiểu bảo vệ em ) . (thông hiểu) - Hiểu cụ thể tình huống diễn ra kỉ niệm giữa em và thầy, cô giáo: + Sự việc diễn ra, tâm trạng, thái độ của em.( vận dụng) + Việc làm, tình cảm của thầy, cô đối với em trong tình huống cụ 0,5 thể. (thông hiểu) 0,5 * Kết bài: - Câu chuyện là những kỉ niệm đẹp, đáng nhớ của tuổi học trò. 0,25 ( vận dụng) - Suy nghĩ: yêu thương, kính trọng, biết ơn thầy cô ( lời nhắn gửi 0,25 tới thầy, cô và bạn bè.) (vận dụng) PHÊ DUYỆT CỦA TỔ GIÁO VIÊN RA ĐỀ XÁC NHẬN CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG
  5. UBND HUYỆN PHÙ YÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU Độc lập - Tự do -Hạnh phúc ĐỀ DỰ PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2017- 2018 Môn : Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN ĐỀ Chủ đề Mức độ Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận Vận số dụng dụng thấp cao Phần 1. Nhận biết thể - Phân biệt Đọc hiểu loại, phương được đoạn thức biểu đạt văn với văn của đoạn văn bản. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của đoạn văn Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng. Nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng. - Hiểu và xác định được các từ loại. - Hiểu và xác định được cụm động từ. 3 4 7 Số câu 1,5 2,5 4 Số điểm 15% 25% 40% Tỉ lệ
  6. Phần 2. Tạo Vận lập văn bản dụng kiến thức văn tự sự kể được một kỉ niệm đáng nhớ giữa bản thân mình với thầy (cô) giáo cũ. Số câu 1 1 Số điểm 6 6 Tỉ lệ 60% 60% T. Số câu 3 4 1 8 T. Số điểm 1,5 2,5 6 10 Tỉ lệ 15% 25% 60% 100% II. NỘI DUNG ĐỀ Phần 1: Đọc hiểu (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Lúc bấy giờ Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải. Mấy lần Đà đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều, nên Đà đành cố thủ chờ cơ hội khác. Trệu Đà thấy dùng binh không lợi, bèn xin giảng hòa với An Dương Vương, sai con là Trọng Thủy sang cầu thân, nhưng chủ ý là tìm cách phá hoại chiếc nỏ thần. ( Trích trong Mị Châu, Trọng Thủy) 1. Đoạn văn trên thuộc thể loại nào của văn học dân gian ? (0,25 đ) 2. Em hãy cho biết đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ? (0,25đ) 3. Đoạn văn trên kể về nội dung gì ? (0,5đ) 4. Giải thích tại sao em lại khẳng định đó là đoạn văn ? (0,5đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 5 đến câu 7 Với các thành tích xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã được Nhà nước tuyên dương đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Toàn huyện có 2 xã được tặng danh hiệu đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, có 28 bà mẹ được tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng. (Theo Việt Nam kì tích) 5. Xác định số từ và lượng từ trong đoạn văn trên (0,5điểm) 6. Tìm các cụm từ chỉ danh hiệu trong đoạn văn trên. Hãy viết lại cho đúng tên các danh hiệu đó ? (1điểm)
  7. 7. Tìm các cụm động từ trong đoạn văn trên. Vẽ mô hình cấu tạo của các cụm động từ mà em vừa tìm được ? (1điểm) Phần 2: Tập làm văn (6 điểm) 8. Kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em với thầy, cô giáo cũ. III. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Câu Đáp án Điểm Câu 1 Thể loại : Truyền thuyết 0,25 NB Câu 2 Phương thức biểu đạt : tự sự 0,25 Câu 3 Nội dung : Âm mưu xâm lược đất nước Âu Lạc của Triệu Đà 0,5 TH Dấu hiệu : Đoạn văn được đánh dấu bằng chữ cái mở đầu viết hoa 0,5 Câu 4 lùi đầu dòng và hết đoạn có dấu chấm xuống dòng. Đoạn văn diễn NB đạt một ý chính. Câu 5 - Số từ : hai, hai, hai mươi tám 0,25 NB - Lượng từ : các 0,25 - Các cụm từ : đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; bà mẹ Việt Nam anh hùng 0,5 Câu 6 - Viết lại : Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Bà mẹ TH Việt Nam Anh hùng 0,5 Các cụm động từ : đã được Nhà nước tuyên dương Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; được tặng danh hiệu ; được tặng 0,5 Câu 7 danh hiệu. TH Phần trước Phần trung tâm Phần sau đã được Nhà nước tuyên dương Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang 0,5 Nhân dân được tặng danh hiệu được tặng danh hiệu 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Xác định đúng kiểu bài văn tự sự, Biết vận dụng các kiến thức về Câu 8 văn tự sự (sự việc, nhân vật, thứ tự sắp xếp các sự việc) trình tự bài 0,5 viết hợp lí; Bố cục bài viết chặt chẽ, đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. ( Thông hiểu)
  8. - Biết vận dụng lời kể hợp lí, sử dụng ngôi kể phù hợp ( ngôi thứ nhất); văn phong trong sáng, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả, 0,5 ngữ pháp; Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, lỗi viết câu; chữ viết cẩn thận, rõ ràng, đẹp; Kết hợp tự sự + miêu tả + biểu cảm (Vận dụng) 2. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày diễn đạt theo cách của mình nhưng trong bài làm cần thể hiện được những nội dung cơ bản sau: * Mở bài Giới thiệu một kỷ niệm với thầy (cô) và ý nghĩa của kỉ niệm ấy đối 1 với bản thân em. (nhận biết) * Thân bài: - Tự giới thiệu về mình và quan hệ với thầy, cô: + Em học lớp nào? Ở đâu? Trong lớp em là học sinh thế nào (ngoan 0,5 hay nghịch ngợm ) (nhận biết) + Thầy, cô của em là ai? Đã có những tình cảm, việc làm gì với em 0,5 (nhận biết) - Kể được tình huống xảy ra sự việc đã trở thành kỉ niệm (Thầy, cô có bài giảng ấn tượng; một lần em đau ốm được thầy, cô chăm sóc; 0,5 một lần có lỗi em được thầy, cô tha thứ; một lần em bị nghi ngờ, xử lí oan thầy, cô đã tìm hiểu bảo vệ em ) .(thông hiểu) - Hiểu cụ thể tình huống diễn ra kỉ niệm giữa em và thầy, cô giáo: + Sự việc diễn ra, tâm trạng, thái độ của em.( vận dụng) 0,5 + Việc làm, tình cảm của thầy, cô đối với em trong tình huống cụ thể. (thông hiểu) 0,5 * Kết bài: - Liên hệ, bày tỏ tình cảm của em với thầy, cô (vận dụng ) 0,5 - Suy nghĩ của em về sự việc xảy ra, về vai trò thầy, cô giáo. 0,5 (vận dụng) Thị Trấn, ngày 10 tháng 12năm 2017. PHÊ DUYỆT CỦA TỔ GIÁO VIÊN RA ĐỀ Bùi Thị Đông XÁC NHẬN CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG
  9. UBND HUYỆN PHÙ YÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: Lịch sử - LỚP 8 NĂM HỌC: 2017 - 2018 (Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN ĐỀ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng (nội dung, chương ) 1. Châu Âu Giải thích vì sao trong những gọi khủng hoảng năm 1929- kinh tế 1929- 1933 1933 là khủng hoảng thừa và tác động của nó. Số câu 1 1 Số điểm 2 2 Tỉ lệ % 20% 20% 2. Cách Nắm được ý mạng tháng nghĩa lịch sử Mười Nga của CM tháng 1917 Mười Nga 1917 Số câu: 1 1 Số điểm: 1 1 Tỉ lệ: % 10% 10% 3. Phong Hiểu được lí do trào độc lập thúc đẩy phong dân tộc ở trào độc lập dân Đông Nam Á tộc ở Đông Nam (1918-1939) Á phát triển mạnh. Số câu: 1 1 Số điểm: 1 1 Tỉ lệ: % 10% 10%
  10. 4. Nước Mĩ Phân tích được giữa hai cuộc nguyên nhân dẫn chiến tranh đến sự phát triển (1918-1939) nhanh của nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. Số câu: 1 1 Số điểm: 2 2 Tỉ lệ: % 20% 20% 5. Chiến Trình bày được Đánh giá được tranh thế kết cục của tính chất của giới thứ hai chiến tranh thế cuộc chiến, giới thứ hai. bày tỏ thái độ lên án, phản đối chiến tranh. Số câu: 1/2 1/2 1 Số điểm: 2 2 4 Tỉ lệ: % 20% 20% 40% TS câu 3 2 1 6 TS điểm 3 5 2 10 Tỉ lệ % 30 % 50 % 20 % 100 % II. NỘI DUNG ĐỀ Câu 1 (2 điểm) Vì sao khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 được gọi là khủng hoảng “thừa” và tác động của nó? Câu 2 (1 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? Câu 3 (2 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhanh của nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. Câu 4 ( 1 điểm) Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á phát triển mạnh? Câu 5 (4 điểm) Em hãy cho biết kết cục và tính chất của cuộc của chiến tranh thế giới thứ hai? Thái độ của em khi chứng kiến kết cục của cuộc chiến?
  11. III. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Câu Đáp án Điểm Câu 1 - Lí do gọi khủng hoảng thừa vì: Trong những năm 1924-1929, nền kinh tế các nước tư bản tạm 1 thời phát triển ổn định. Sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến hàng hóa ế thừa, sức mua của người dân nghèo giảm sút => khủng hoảng. - Tác động: Tàn phá nặng nề nền kinh tế tưu bản; Mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm; Hàng trăm triệu người lao động rơi vào 1 tình trạng đói khổ. Câu 2 - Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính 0,5 quyền, xây dựng chế độ xã hội mới – chế độ XHCN, trên một đất nước rộng lớn. - Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho 0,5 cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Câu 3 Những nguyên nhân khiến nề kinh tế Mĩ phát triển: - Do những cơ hội có được trong và sau chiến tranh thế giới thứ 1 nhất ( nước Mĩ không bị chiến tranh tàn phá, thu lợi từ chiến tranh, buôn bán vũ khí cho các nước ) - Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và mở rộng qui mô sản 0,5 xuất. - Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân. 0,5 Câu 4 Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ vì: - Chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc 0,5 đã tác động trực tiếp đến các nước. - Ảnh hưởng thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga 0,5 Câu 5 * Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai: - Chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa 0,5 phát xít Đức, ý, Nhật. - Hậu quả: 60 triệu người chết; 90 triệu người bị tàn phế; thiệt hại vật chất gấp 10 lần thế chiến thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến 1 tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại. - Dẫn dến sự thay đổi căn bản của tình hình thế giới.( ra đời hệ 05 thống các nước XHCN; thay đổi thế và lực của các nước tư bản)
  12. * Tính chất của cuộc chiến: - Từ 9/1939: chiến tranh mang tính chất đế quốc, phi nghĩa. 0,5 - Từ 6/1941, Liên Xô tham chiến làm thay đổi căn bản tính chất 0,5 cuộc chiến : chiến tranh chính nghĩa, giải phóng Liên Xô và tiêu diệt phát xít. * Thái độ của em khi chứng kiến kết cục của cuộc chiến: + Thương xót những người dân vô tội trở thành nạn nhân của 0,5 chiến tranh. + Căm phẫn, lên án những kẻ đã gây ra chiến tranh ( chủ nghĩa phát xít quân phiệt, hiếu chiến). Phản đối chiến tranh vì một thế 0,5 giới hòa bình. Thị Trấn, ngày 10 tháng 12 năm 2017. PHÊ DUYỆT CỦA TỔ GIÁO VIÊN RA ĐỀ Bùi Thị Đông XÁC NHẬN CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG
  13. UBND HUYỆN PHÙ YÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ DỰ PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Lịch sử - Lớp 8 Năm học: 2017 - 2018 (Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN ĐỀ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng (nội dung, chương ) 1. Cách Nắm được mạng TS nguyên nhân dẫn và sự xác đến cách mạng lập của Hà Lan và ý CNTB (từ nghĩa lịch sử của giữa TK nó. XVI -> nửa sau TK XIX) Số câu: 1 1 Số điểm: 2 2 Tỉ lệ % 20 % 20% 2. Các nước Rút ra được Âu-Mĩ cuối bài học kinh TK XIX- nghiệm và ý đầu TK XX nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri. Số câu 1 1 Số điểm 1 1 Tỉ lệ % 10% 10% 3. Châu Á Nắm được quá thế kỉ trình xâm lược XVIII - đầu của chủ nghĩa TK XX thực dân ở Đ.N.Á Số câu 1 1 Số điểm 2 2 Tỉ lệ % 20 % 20%
  14. 4. Chiến Giải thích được tranh thế vì sao chiến giới thứ tranh thế giới thứ nhất nhất là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa Số câu: 1 1 Số điểm: 2 2 Tỉ lệ: % 20% 20% 5. Cách Nắm được ý mạng nghĩa lịch sử của tháng Mười CM tháng Mười Nga (1917) Nga 1917 Số câu: 1 1 Số điểm: 1 1 Tỉ lệ: % 10 % 10 % 6. Nước Mĩ Hiểu được giưa hai nguyên nhân dẫn cuộc chiến đến sự phát triển tranh nhanh của nền (1918-1939) kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. 1 1 2 2 20 % 20 % TS câu 3 2 1 6 TS điểm 3 5 2 10 Tỉ lệ % 30 % 50 % 20 % 100 % II. NỘI DUNG ĐỀ Câu 1 (2 điểm) Nêu nguyên nhân bùng nổ của cách mạng Hà Lan? Ý nghĩa lịch sử ? Câu 2 ( 2 điểm ) Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á diễn ra như thế nào? Câu 3 ( 1 điểm) Công xã Pa-ri đã để lại ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm gì đối với phong trào cách mạng vô sản thế giới? Câu 4 ( 2 điểm) Giải thích vì sao chiến tranh thế giới thứ Nhất là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa? Câu 5 ( 1điểm) Hãy lí giải sự phát triển nhanh về kinh tế của Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Câu 6 ( 2 điểm). Cách mạng tháng Mười Nga 1917 có ý nghĩa lịch sử gì?
  15. III.ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung Điểm * Nguyên nhân: - Vào thế kỉ XVI, nền kinh tế TBCN ở Nê-đéc-lan phát triển 0,5 mạnh nhất Châu Âu, nhưng lại bị vương quốc Tây Ban Nha thống trị (từ thế kỉ XII), ra sức ngăn cản sự phát triển này. 1 - Chính sách cai trị hà khắc của phong kiến Tây Ban Nha 0,5 ngày càng làm tăng thêm mâu thuẫn dân tộc => bùng nổ cuộc cách mạng ở Hà Lan. * Ý nghĩa: Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, đã 1,0 lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho CNTB phát triển. - Ý nghĩa: tuy chỉ tồn tại 72 ngày (từ 18-3 đến 28-5-1871), 0,5 nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử to lớn. Công xã là hình ảnh thu nhỏ của một chế độ xã hội mới, đem lại một tương lai tốt 2 đẹp cho nhân dân lao động. - Bài học kinh nghiệm quí báu: muốn cách mạng vô sản thắng 0,5 lợi thì phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; phải thực hiện liên minh công - nông và phải kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu. - Đông Nam Á là khu vực có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, 1 chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược. 3 - Từ nửa sau TK XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược 0,5 Đông Nam Á: Anh chiếm Mã-lai, Miến Điện - Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất trong khu vực vẫn còn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh, Pháp. 0,5 - Gây nên nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, 1 hơn 20 triệu người bị bị thương chi phí cho chiến tranh lên đến 85 tỉ USD. 4 - Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp và Mĩ được mở rộng thêm thuộc địa 1 của mình. - Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính 0,5 quyền, xây dựng chế độ xã hội mới – chế độ XHCN, trên một 5 đất nước rộng lớn. - Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi 0,5 cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
  16. Những nguyên nhân khiến nề kinh tế Mĩ phát triển: 6 - Do những cơ hội có được trong và sau chiến tranh thế giới thứ 1 nhất ( nước Mĩ không bị chiến tranh tàn phá, thu lợi từ chiến tranh, buôn bán vũ khí cho các nước ) - Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và mở rộng qui 0,5 mô sản xuất. - Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân. 0,5 Thị Trấn, ngày 10 tháng 12năm 2017. PHÊ DUYỆT CỦA TỔ GIÁO VIÊN RA ĐỀ Bùi Thị Đông XÁC NHẬN CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG (Đề do nhóm các trường THCS Tường Hạ, Kim Bon, Sập Xa, Đá Đỏ, Võ Thị Sáu thực hiện)