Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì 2 (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì 2 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_6_hoc_ki_2_kem_dap_an.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì 2 (Kèm đáp án)
- Ngày soạn: 13/3/2021 Ngày giảng: /3 - 6A, B Tiết 106, 107 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II A. Mục tiêu - Biết vận dụng kiến thức phần tiếng Việt, văn bản, làm văn từ đầu HK II để làm bài kiểm tra đạt yêu cầu. * HS khá: - Vận dụng kiến thức phần tiếng Việt, văn bản, làm văn từ đầu HK II để làm bài kiểm tra đạt hiệu quả. B. Nội dung Kiểm tra việc đọc – hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản thuộc thể loại đã học (GV có thể sử dụng văn bản HS đã được học trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 6 hoặc sử dụng một hoặc một số trích đoạn /văn bản mới cùng đề tài, thể loại với văn bản đã học) ; tích hợp nội dung kiểm tra đọc – hiểu với Tiếng Việt, Tập làm văn. C. Thời gian kiểm tra: 90 phút D. Ma trận đề kiểm tra. Mức độ Vận Vận dụng Chủ đề Tổng Nhận biết Thông hiểu dụng cao thấp Phần Văn bản văn học trong Nhận biết Từ nội dung I. chương trình Ngữ văn được tác đoạn trích Đọc 6 HKII phẩm, để liên hệ hiểu - 01 đoạn trích – trích PTBĐ, thực tế. trong trình học kì II nghệ thuật, nội dung của đoạn trích. Câu chuyện ngoài Xác định chương trình PTBĐ, phép - Tương đương với tu từ. Từ văn bản HS đã được nội dung học chính thức trong đoạn trích chương trình THCS, liên hệ thực chủ yếu lớp 6 tế. Số câu 4 4 8 Số điểm 1,5 2,5 4 Tỉ lệ % 15% 25% 40% Phần II. Văn miêu tả Viết bài Tạo lập - Viết bài văn văn miêu văn bản tả về một người thân yêu và gần gũi với
- em; Miêu tả quang cảnh giờ ra chơi ở trường em. Số câu 1 1 Số điểm 6,0 6,0 Tỉ lệ % 60% 60% Tổng Số câu 4 4 1 9 chung Số điểm 1,5 2,5 6 10,0 Tỉ lệ % 15% 25% 60% 100% E. ĐỀ BÀI ĐỀ SỐ 1 I. Đọc - hiểu (4,0 điểm) “Chú bé loắt choắt Cái sắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Đậu trên đường vàng Bỗng lòa chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tươi” (Tố Hữu, Ngữ văn 6 - tập hai) Câu 1. (0,25 điểm). Khổ thơ trên được trích trong văn bản nào? A. Lượm B. Đêm nay Bác không ngủ C. Cô Tô D. Vượt thác Câu 2. (0,25 điểm). Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong những khổ thơ trên là? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. (0,5điểm). Nối khổ thơ ở cột A với nghệ thuật được sử dụng ở cột B sao cho phù hợp? Cột A Nối A-B Cột B 1. Chú bé loắt choắt A. So sánh Cái sắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt
- Cái đầu nghênh nghênh 2. Ca lô đội lệch B. Từ láy gợi hình, gợi tả. Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Đậu trên đường vàng C. Nhân hóa. Câu 4. (0,5 điểm). Những nhận xét sau về nội dung chính của các khổ thơ trên là đúng hay sai. Đúng ghi là (Đ), sai ghi là (S)? Nhận xét Đ/S A. Những khổ thơ trên đã khắc họa hình ảnh chú bé Lượm trên đường đi liên lạc thật nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, đáng yêu và và sự hi sinh anh dũng của Lượm. B. Những khổ thơ trên đã miêu tả hình ảnh chú bé Lượm thật dũng cảm và sự hi sinh anh dũng của Lượm. Câu 5. (1,0 điểm). Những khổ thơ trên đã cho thấy sự hi sinh vô cùng to lớn của các thế hệ đi trước trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm để chúng ta được sống trong hòa bình như ngày hôm nay. Vậy là học sinh, em thấy cần phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn với các thế hệ cha ông đã hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc? Viết một đoạn văn ngắn kể 2 việc cần làm theo yêu cầu trên. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 6 đến 8. (1,5 điểm). “ Xa xa, những giọt sương ban mai còn đọng trên lá hòa với những tia nắng xuân đầu tiên tạo nên những viên pha lê tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Những tia nắng xuân vươn dài như sải chân đến từng ngóc ngách, con hẻm, khe cửa, Trong ánh sáng dìu dịu của mùa xuân đã làm cho cảnh vật khu phố em như bừng tỉnh giấc sau một mùa đông dài. Những cành cây đang thay áo mới, đâm chồi nảy lộc như muốn ôm nắng xuân vào lòng. Những nụ mai e thẹn hé nở, những cánh hoa đầu tiên dang tay đón chào bà chúa xuân ” (Nguồn: Sưu tầm) Câu 6. (0,25 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Tự sự Câu 7. (0,25 điểm). Câu “Những nụ mai như e thẹn hé nở, những cánh hoa đầu tiên dang tay đón chào bà chúa xuân.” sử dụng phép tu từ gì? A. So sánh C. Ẩn dụ B. Nhân hóa D. Hoán dụ Câu 8. (1,0 điểm): Đoạn văn trên đã cho ta thấy thế giới trong thiên nhiên thật phong phú và tươi đẹp. Qua đó, em thấy mình cần phải làm gì để góp phần bảo vệ và xây dựng môi trường thiên nhiên quanh ta luôn tươi đẹp? Viết một đoạn văn ngắn kể 2 việc cần làm theo yêu cầu trên. Phần II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm) Tả một người thân yêu và gần gũi nhất với em.
- ĐỀ SỐ 2 I. Đọc - hiểu. (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi 1 đến 5 (2,5 điểm). “Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” (Minh Huệ, Ngữ văn 6 - tập hai) Câu 1. (0,25 điểm). Những khổ thơ trên được trích trong văn bản nào? A. Đêm nay Bác không ngủ B. Lượm C. Cô Tô D. Vượt thác Câu 2. (0,25 điểm). Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong những khổ thơ trên là? A. Tự sự C. Miêu tả B. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. (0,5 điểm). Nối câu thơ ở cột A với nghệ thuật đước sử dụng ở cột B sao cho phù hợp? Cột A Nối A-B Cột B 1. 1. Người Cha mái tóc bạc A. So sánh 2. Đốt lửa cho anh nằm 2. Anh đội viên mơ màng B. Ẩn dụ Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng C. Nhân hóa Câu 4. (0,5 điểm). Những nhận xét sau về nội dung của các khổ thơ trên là đúng hay sai? Đúng ghi là (Đ), sai ghi là (S)? Nhận xét Đ/S A. Những khổ thơ trên đã cho thấy tình cảm yêu thương, kính trọng của anh đội viên đối với Bác và tình cảm, sự chăm sóc ân cần của Bác đối với bộ đội và dân công.
- B. Những khổ thơ trên đã cho thấy lòng biết ơn của nhân dân ở chiến khu Việt Bắc đối với Bác và tình cảm, sự chăm sóc ân cần của Bác đối với họ. Câu 5. (1,0 điểm). Những khổ thơ trên đã cho thấy tình yêu thương sâu sắc của Bác đối với bộ đội và dân công. Là học sinh, em thấy mình cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với Bác? Viết một đoạn văn ngắn kể 2 việc cần làm theo yêu cầu trên. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 6 đến 8. (1,5 điểm). * Cho câu văn sau và trả lời câu hỏi từ 6 đến 8. “Xóm ấy trú ngụ đủ các chi họ Chuồn Chuồn. Chuồn Chuồn Chúa lúc nào cũng như dữ dội, hùng hổ, nhưng kỳ thực trông kỹ đôi mắt lại rất hiền. Chuồn Chuồn Ngô nhanh thoăn thoắt, chao cánh một cái đã biến mất. Chuồn Chuồn ớt rực rỡ trong bộ áo quần đỏ chót giữa ngày hè chói lói, đi đằng xa đã thấy. Chuồn Tương có đôi cánh kép vàng điểm đen thường bay lượn quanh bãi những hôm nắng to. Lại anh Kỉm Kìm Kim bấy lẩy như mẹ đẻ thiếu tháng, chỉ có bốn mẩu cánh tí tẹo cái đuôi bằng chiếc tăm dài nghêu, đôi mắt lồi to hơn đầu, cũng đậu ngụ cư vùng này. Họ nhà Chuồn Chuồn cứ miên man đi tha phương cầu thực, nhưng hễ khi trời sắp giông gió thì lại bay qua đồng hoa cỏ may tìm về tránh mưa trong chân cỏ.” (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí”, Tô Hoài) (Theo Hằng Phương - Tri thức trẻ) Câu 6. (0,25 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Tự sự Câu 7. (0,25 điểm). Câu “ Họ nhà Chuồn Chuồn cứ miên man đi tha phương cầu thực, nhưng hễ khi trời sắp giông gió thì lại bay qua đồng hoa cỏ may tìm về tránh mưa trong chân cỏ.” sử dụng phép tu từ gì? A. So sánh C. Ẩn dụ B. Nhân hóa D. Hoán dụ Câu 8. (1,0 điểm): Đoạn văn trên đã cho ta thấy cuộc sống của thế giới loài vật trong tự nhiên thật phong phú, tươi đẹp. Qua đó, em thấy mình cần làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ môi trường thiên nhiên quanh ta thêm tươi đẹp? Viết một đoạn văn ngắn kể 2 việc cần làm theo yêu cầu trên. Phần II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm) C©u 9. Miªu t¶ quang cảnh sân trường trong giê ra ch¬i ở trường em.
- H. HƯỚNG DẪN CHẤM Đề số 1 I. Đọc hiểu (4,0 điểm) Câu 1: (0,25đ) - Điểm 0,25: Đáp án A. Lượm - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2: (0,25đ) - Điểm 0,25: Đáp án B. Miêu tả - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3: (0,5đ) Cột A Nối A-B Cột B 1. Chú bé loắt choắt 1 - B A. So sánh Cái sắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh 2. Ca lô đội lệch 2 - A B. Từ láy gợi hình, gợi Mồm huýt sáo vang tả. Như con chim chích Đậu trên đường vàng C. Nhân hóa. - Điểm 0,5: Nối đúng cả hai phương án - Điểm 0,25: Nối đúng một trong hai phương án - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 4 (0,5 đ) Nhận xét Đ/S A. Những khổ thơ trên đã khắc họa hình ảnh chú bé Lượm trên đường đi liên lạc thật nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, đáng yêu và và sự hi sinh Đ anh dũng của Lượm. B. Những khổ thơ trên đã miêu tả hình ảnh chú bé Lượm thật dũng cảm S và sự hi sinh anh dũng của Lượm. - Điểm 0,5 điểm: A. Đ; B. S - Điểm 0,25: Đúng một trong hai phương án - Điểm 0: Trả lời sai cả hai hoặc không trả lời. Câu 5: (1đ) - Mức đầy đủ: (1,0 đ): Học sinh viết đoạn văn ngắn nêu 2 việc làm để thể hiện lòng biết ơn đối với sự hi sinh của các thế hệ đi trước vì độc lập, tự do của dân tộc. Ví dụ: Là HS, em cần chăm chỉ học tập, trau dồi kiến thức để lớn lên xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, em sẽ thăm hỏi, giúp các gia đình thương binh, liệt sĩ. (HS có thể kể những việc khác, diễn đạt mạch lạc, dùng từ đúng nghĩa, đúng yêu cầu về hình thức.). - Mức chưa đầy đủ: (0,25đ đến 0,75đ): Học sinh viết đoạn văn ngắn nêu được 1 hoặc 2 việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với sự hi sinh của các thế hệ đi trước vì độc lập, tự do của dân tộc nhưng diễn đạt chưa mạch lạc, còn mắc lỗi dùng từ,
- - Mức chưa đạt: (0đ): Học sinh chưa nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ hoặc câu trả lời chung chung, không đúng trọng tâm câu hỏi, hoặc không trả lời. Câu 6: (0,25đ). - Điểm 0,25: Đáp án A. Miêu tả - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 7: (0,25đ). - Điểm 0,25: Đáp án B. Nhân hóa - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 8. (1đ). - Mức đầy đủ (1đ): Học sinh viết đúng đoạn văn ngắn kể 2 việc làm để góp phần bảo vệ và xây dựng môi trường thiên nhiên tươi đẹp. Ví dụ: Để góp phần xây dựng và bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp, em thấy mình cần giữ gìn và bảo vệ môi trường như không xả thải chất độc hại ra môi trường. Bên cạnh đó, em không săn bắt thú rừng. Em sẽ tuyên truyền để mọi người giữ gìn và bảo vệ môi trường để các lại động vật có môi trường an toàn để duy trì và phát triển (HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng nêu được ít nhất 2 việc làm để giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, đúng yêu cầu về hình thức.). - Mức chưa đầy đủ: (từ 0,25-0,75đ): Học sinh kể được các việc làm để góp phần bảo vệ và xây dựng môi thiên nhiên tươi đẹp nhưng diễn đạt chưa thật mạch lạc, chưa rõ ý - Mức chưa đạt: (0đ): Học sinh chưa đưa được sự lựa chọn cho bản thân, câu trả lời chung chung, không đúng trọng tâm câu hỏi, hoặc không trả lời. Phần II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm) * Yêu cầu chung: - Hình thức: + Bố cục rõ ràng, mạch lạc. + Viết đúng thể loại văn miêu; các hình ảnh , chi tiết được trình bày theo một thứ tự phù hợp. + Viết đúng chính tả; dùng từ, câu văn đúng ngữ pháp, chuẩn, biết trình bày đoạn văn. + Trình bày sạch sẽ, khoa học, diễn đạt trong sáng, ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu, giọng văn phù hợp với kiểu bài văn miêu tả - Nội dung: Bài viết cần nêu rõ được người mà em định tả, lựa chọn những chi tiết nổi bật, làm toát lên được mục đích tả của bản thân. * Bài làm đảm bảo các ý như sau: a. Mở bài: (0.5đ) - Giới thiệu được người định tả. - Nêu cảm xúc khái quát: yêu thích, xinh đẹp, luôn quan tâm và lo lắng b. Thân bài (5.0đ): Miêu tả chi tiết về người được tả: * Ngoại hình (2,5đ) - Dáng người, trang phục, nước da (1đ ) - Khuôn mắt: mắt, mũi, miệng, mắt, khuôn mặt, giọng nói (1đ) - Đôi bàn tay, bàn chân (0,5đ) * Tính cách, hành động (2,5đ) - Tính nết, tình yêu thương (1đ) - Công việc của ngươi được tả (0,5đ) - Chăm sóc gia đình, đối xử với những người xung quanh (1đ)
- Trong quá trình tả kết hợp được với nghệ thuật so sánh thông qua liên tưởng. Lựa chọn được những điểm nổi bật và theo trình tự phù hợp để tả để làm toát lên được chân dung và tính cách, hoặc sức vóc của người định tả (đạt điểm tối đa). c. Kết bài(0.5đ): Ấn tượng, vui, tự hào, mong muốn, hứa hẹn . Lưu ý: - Khuyến khích bài viết sáng tạo. - Điểm trừ tối đa với những bài viết không đảm bảo bố cục bài văn tự sự là 2 điểm. - Điểm trừ tối đa với những bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm. - Điểm trừ tối đa với những bài viết có nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm. Đề số 2 I. Đọc hiểu (4,0 điểm) Câu 1: (0,25đ) - Điểm 0,25: Đáp án A. Đêm nay Bác không ngủ - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2: (0,25đ) - Điểm 0,25: Đáp án C. Miêu tả - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3: (0,5đ) Cột A Nối A-B Cột B 1 - B A. So sánh 1. Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm 2. Anh đội viên mơ màng 2 - A B. Ẩn dụ Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng C. Nhân hóa. - Điểm 0,5: Nối đúng cả hai phương án - Điểm 0,25: Nối đúng một trong hai phương án - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 4. (0,5 đ). Nhận xét Đ/S A. Những khổ thơ trên đã cho thấy tình cảm yêu thương, kính trọng của anh đội viên đối với Bác và tình cảm, sự chăm sóc ân cần của Bác đối Đ với bộ đội và dân công. B. Những khổ thơ trên đã cho thấy lòng biết ơn của nhân dân ở chiến S khu Việt Bắc đối với Bác và tình cảm, sự chăm sóc ân cần của Bác đối với họ. - Điểm 0,5 điểm: A. Đ; B. S - Điểm 0,25: Đúng một trong hai phương án
- - Điểm 0: Trả lời sai cả hai hoặc không trả lời. Câu 5. (1đ) - Mức đầy đủ (1,0 đ): Học sinh viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu về hình thức nêu được 2 việc làm để thể hiện lòng biết ơn đối với Bác Hồ. Ví dụ: Để thể hiện lòng biết ơn Bác Hồ, em cần chăm chỉ học tập, trau dồi kiến thức để lớn lên xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, em sẽ tích cực học tập và làm theo lời dạy của Bác (HS có thể kể những việc khác, diễn đạt mạch lạc, dùng từ đúng nghĩa). - Mức chưa đầy đủ: (0,25 đến 0,75): Học sinh 1 hoặc 2 việc làm để thể hiện lòng biết ơn đối với Bác Hồ nhưng diễn đạt chưa rõ ràng, còn mắc lỗi dùng từ - Mức chưa đạt: (0 đ): Học sinh chưa nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ hoặc câu trả lời chung chung, không đúng trọng tâm câu hỏi, hoặc không trả lời. Câu 6: (0,25đ) - Điểm 0,25: Đáp án A. Miêu tả - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 7. (0,25đ) - Điểm 0,25: Đáp án B. Nhân hóa - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 8. (1đ) - Mức đầy đủ (1đ): Học sinh viết được đoạn văn ngắn kể về 2 việc làm để góp phần bảo vệ và xây dựng môi trường thiên nhiên tươi đẹp. Ví dụ: Để góp phần xây dựng và bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp, em thấy mình cần giữ gìn và bảo vệ môi trường như không xả thải chất độc hại ra môi trường. Bên cạnh đó, em không săn bắt thú rừng. Em sẽ tuyên truyền để mọi người giữ gìn và bảo vệ môi trường để các lại động vật có môi trường an toàn để duy trì và phát triển (HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng nêu được ít nhất 2 việc làm để giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc). - Mức chưa đầy đủ: (từ 0,25đ-0,75đ): Học sinh kể được 1 hoặc 2 việc làm để góp phần bảo vệ và xây dựng môi thiên nhiên tươi đẹp nhưng diễn đạt chưa thật mạch lạc, chưa rõ ý, còn mắc lỗi dùng từ - Mức chưa đạt: (0đ): Học sinh chưa đưa được sự lựa chọn cho bản thân, câu trả lời chung chung, không đúng trọng tâm câu hỏi, hoặc không trả lời. Phần II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm) * Yêu cầu chung: - Hình thức: + Bố cục rõ ràng, mạch lạc. + Viết đúng thể loại văn miêu; các hình ảnh, chi tiết được trình bày theo một thứ tự phù hợp + Viết đúng chính tả; dùng từ, câu văn đúng ngữ pháp, chuẩn, biết trình bày đoạn văn. + Trình bày sạch sẽ, khoa học, diễn đạt trong sáng, ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu, giọng văn phù hợp với kiểu bài văn miêu tả - Nội dung: Bài viết cần nêu rõ được người mà em định tả, lựa chọn những chi tiết nổi bật, làm toát lên được mục đích tả của bản thân. * Bài làm đảm bảo các ý như sau: a. Mở bài: (0.5đ) - Giíi thiÖu ®îc quang giờ ra chơi ở trường em. b. Thân bài (5.0đ): Miêu tả khái quát, chi tiết về quang cảnh giờ ra chơi:
- * Miêu tả sân trường trước giờ ra chơi: (1đ) - Khung cảnh yên tĩnh, vắng lặng vì các bạn học sinh đang học tập. - Những chú chim nhỏ nhảy nhót trên cành cây. - Những làn gió nhẹ lướt qua tán lá * Nh÷ng h×nh ¶nh næi bËt ë s©n trêng: - Bầu trời, sân trường, cây cối (1,5đ ) - Hoạt động giữa giờ (1đ) - Ho¹t ®éng cña con ngêi: học sinh, thầy cô (1,5 ®) c. Kết bài: (0.5đ): Ấn tượng, cảm xúc, cảm nghĩ của em vai trò, ý nghĩa của giờ ra chơi. Lưu ý: - Khuyến khích bài viết sáng tạo. - Điểm trừ tối đa với những bài viết không đảm bảo bố cục bài văn miêu tả là 2 điểm. - Điểm trừ tối đa với những bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm. - Điểm trừ tối đa với những bài viết có nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm. Dự kiến kết quả kiểm tra - Đạt: - Chưa đạt: Ưu điểm: Tồn tại: Duyệt của Tổ chuyên môn Người ra đề Bùi Văn Phúc Duyệt của BGH nhà trường
- PHÒNG GD&ĐT BẢO THẮNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS SỐ 1 XUÂN QUANG Năm học: 2020 – 2021 Môn: Ngữ văn 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90’(không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 I. Đọc - hiểu (4,0 điểm) “Chú bé loắt choắt Cái sắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Đậu trên đường vàng Bỗng lòa chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tươi” (Tố Hữu, Ngữ văn 6 - tập hai) Câu 1. (0,25 điểm). Khổ thơ trên được trích trong văn bản nào? A. Lượm B. Đêm nay Bác không ngủ C. Cô Tô D. Vượt thác Câu 2. (0,25 điểm). Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong những khổ thơ trên là? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. (0,5điểm). Nối khổ thơ ở cột A với nghệ thuật được sử dụng ở cột B sao cho phù hợp? Cột A Nối A-B Cột B 1. Chú bé loắt choắt A. So sánh Cái sắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh 2. Ca lô đội lệch B. Từ láy gợi hình, gợi tả. Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Đậu trên đường vàng C. Nhân hóa.
- Câu 4. (0,5 điểm). Những nhận xét sau về nội dung chính của các khổ thơ trên là đúng hay sai. Đúng ghi là (Đ), sai ghi là (S)? Nhận xét Đ/S A. Những khổ thơ trên đã khắc họa hình ảnh chú bé Lượm trên đường đi liên lạc thật nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, đáng yêu và và sự hi sinh anh dũng của Lượm. B. Những khổ thơ trên đã miêu tả hình ảnh chú bé Lượm thật dũng cảm và sự hi sinh anh dũng của Lượm. Câu 5. (1,0 điểm). Những khổ thơ trên đã cho thấy sự hi sinh vô cùng to lớn của các thế hệ đi trước trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm để chúng ta được sống trong hòa bình như ngày hôm nay. Vậy là học sinh, em thấy cần phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn với các thế hệ cha ông đã hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc? Viết một đoạn văn ngắn kể 2 việc cần làm theo yêu cầu trên. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 6 đến 8. (1,5 điểm). “ Xa xa, những giọt sương ban mai còn đọng trên lá hòa với những tia nắng xuân đầu tiên tạo nên những viên pha lê tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Những tia nắng xuân vươn dài như sải chân đến từng ngóc ngách, con hẻm, khe cửa, Trong ánh sáng dìu dịu của mùa xuân đã làm cho cảnh vật khu phố em như bừng tỉnh giấc sau một mùa đông dài. Những cành cây đang thay áo mới, đâm chồi nảy lộc như muốn ôm nắng xuân vào lòng. Những nụ mai e thẹn hé nở, những cánh hoa đầu tiên dang tay đón chào bà chúa xuân ” (Nguồn: Sưu tầm) Câu 6. (0,25 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Tự sự Câu 7. (0,25 điểm). Câu “Những nụ mai như e thẹn hé nở, những cánh hoa đầu tiên dang tay đón chào bà chúa xuân.” sử dụng phép tu từ gì? A. So sánh C. Ẩn dụ B. Nhân hóa D. Hoán dụ Câu 8. (1,0 điểm): Đoạn văn trên đã cho ta thấy thế giới trong thiên nhiên thật phong phú và tươi đẹp. Qua đó, em thấy mình cần phải làm gì để góp phần bảo vệ và xây dựng môi trường thiên nhiên quanh ta luôn tươi đẹp? Viết một đoạn văn ngắn kể 2 việc cần làm theo yêu cầu trên. II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm) Tả một người thân yêu và gần gũi nhất với em.
- PHÒNG GD&ĐT BẢO THẮNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS SỐ 1 XUÂN QUANG Năm học: 2020 – 2021 Môn: Ngữ văn 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90’(không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 2 I. Đọc - hiểu. (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi 1 đến 5 (2,5 điểm). “Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” (Minh Huệ, Ngữ văn 6 - tập hai) Câu 1. (0,25 điểm). Những khổ thơ trên được trích trong văn bản nào? A. Đêm nay Bác không ngủ B. Lượm C. Cô Tô D. Vượt thác Câu 2. (0,25 điểm). Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong những khổ thơ trên là? A. Tự sự C. Miêu tả B. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. (0,5 điểm). Nối câu thơ ở cột A với nghệ thuật đước sử dụng ở cột B sao cho phù hợp? Cột A Nối A-B Cột B 1. Người Cha mái tóc bạc A. So sánh Đốt lửa cho anh nằm 2. Anh đội viên mơ màng B. Ẩn dụ Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng C. Nhân hóa
- Câu 4. (0,5 điểm). Những nhận xét sau về nội dung của các khổ thơ trên là đúng hay sai? Đúng ghi là (Đ), sai ghi là (S)? Nhận xét Đ/S A. Những khổ thơ trên đã cho thấy tình cảm yêu thương, kính trọng của anh đội viên đối với Bác và tình cảm, sự chăm sóc ân cần của Bác đối với bộ đội và dân công. B. Những khổ thơ trên đã cho thấy lòng biết ơn của nhân dân ở chiến khu Việt Bắc đối với Bác và tình cảm, sự chăm sóc ân cần của Bác đối với họ. Câu 5. (1,0 điểm). Những khổ thơ trên đã cho thấy tình yêu thương sâu sắc của Bác đối với bộ đội và dân công. Là học sinh, em thấy mình cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với Bác? Viết một đoạn văn ngắn kể 2 việc cần làm theo yêu cầu trên. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 6 đến 8. (1,5 điểm). * Cho câu văn sau và trả lời câu hỏi từ 6 đến 8. “Xóm ấy trú ngụ đủ các chi họ Chuồn Chuồn. Chuồn Chuồn Chúa lúc nào cũng như dữ dội, hùng hổ, nhưng kỳ thực trông kỹ đôi mắt lại rất hiền. Chuồn Chuồn Ngô nhanh thoăn thoắt, chao cánh một cái đã biến mất. Chuồn Chuồn ớt rực rỡ trong bộ áo quần đỏ chót giữa ngày hè chói lói, đi đằng xa đã thấy. Chuồn Tương có đôi cánh kép vàng điểm đen thường bay lượn quanh bãi những hôm nắng to. Lại anh Kỉm Kìm Kim bấy lẩy như mẹ đẻ thiếu tháng, chỉ có bốn mẩu cánh tí tẹo cái đuôi bằng chiếc tăm dài nghêu, đôi mắt lồi to hơn đầu, cũng đậu ngụ cư vùng này. Họ nhà Chuồn Chuồn cứ miên man đi tha phương cầu thực, nhưng hễ khi trời sắp giông gió thì lại bay qua đồng hoa cỏ may tìm về tránh mưa trong chân cỏ.” (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí”, Tô Hoài) (Theo Hằng Phương - Tri thức trẻ) Câu 6. (0,25 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Tự sự Câu 7. (0,25 điểm). Câu “ Họ nhà Chuồn Chuồn cứ miên man đi tha phương cầu thực, nhưng hễ khi trời sắp giông gió thì lại bay qua đồng hoa cỏ may tìm về tránh mưa trong chân cỏ.” sử dụng phép tu từ gì? A. So sánh C. Ẩn dụ B. Nhân hóa D. Hoán dụ Câu 8. (1,0 điểm): Đoạn văn trên đã cho ta thấy cuộc sống của thế giới loài vật trong tự nhiên thật phong phú, tươi đẹp. Qua đó, em thấy mình cần làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ môi trường thiên nhiên quanh ta thêm tươi đẹp? Viết một đoạn văn ngắn kể 2 việc cần làm theo yêu cầu trên. II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm) C©u 9. Miªu t¶ quang cảnh sân trường trong giê ra ch¬i ở trường em.