Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Khối 9 - Học kì 1
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Khối 9 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_khoi_9_hoc_ki_1.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Khối 9 - Học kì 1
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm được nội dung, ý nghĩa, phương thức biểu đạt của đoạn thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. - Nhớ được các biện pháp tu từ. - Nhớ chính xác tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân. - Biết cách viết đoạn văn nghị luận. - Nắm được kiến thức cách viết văn tự sự kết hợp miêu tả nội tâm, nghị luận, độc thoại, 2. Kỹ năng: - Xác định được phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. - Nắm được nội dung đoạn thơ. - Biết được các biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ. - Tìm được câu thơ liên quan về hình ảnh người lính trong bài thơ khác và lí giải. - Viết được đoạn văn nghị luận về tình tri kỉ. - Viết được bài văn tự sự . 3. Thái độ: - Có ý thức chuẩn bị tốt nội dung cho thi học kì I. - Nghiêm túc, trung thực trong thi cử. II. MA TRẬN ĐỀ: Mức độ Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Thấp Cao Chủ đề Phần I - Xác định - Xác định -Gợi được liên Đọc – hiểu được phương được các biện tưởng về câu thức biểu đạt pháp tu từ thơ trong bài chính. được sử dụng thơ liên quan -Nêu được nội trong câu thơ. về hình ảnh dung đoạn người lính và lí thơ. giải. Số câu: 4 Số câu: 4 Số điểm: 3,0 Điểm: 1,0 Điểm: 1,0 Điểm: 1,0 Điểm : 3,0 Tỉ lệ 30% TL: 10% TL : 10% TL : 10% Tỉ lệ: 30% Phần II: - Viết đúng - Hiểu đúng - Bàn về tình - Liên hệ Làm văn hình thức vấn đề cần tri kỉ trong bản thân và Câu 1: Viết đoạn văn, bàn luận. cuộc sống. cuộc sống. đoạn văn đúng số câu nghị luận xã quy định.
- hội Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm: 2,0 Điểm: 0,5 Điểm: 0,5 Điểm: 0,5 Điểm: 0,5 Điểm : 2,0 Tỉ lệ 20% TL: 5% TL : 5% TL : 5% TL: 5% Tỉ lệ: 20% Câu 2. Viết - Nhận biết - Hiểu yêu - Vận dụng các - Thể hiện bài văn tự sự kiểu văn tự sự. cầu của đề, yếu tố miêu tả được cảm - Biết cách xác lập và nội tâm, biểu xúc của bản trình bày bố triển khai câu cảm, nghị thân đối với cục bài văn. chuyện theo luận;độc thoại câu chuyện đúng trình tự. trong bài được kể. - Kể đúng nội viết một cách Liên hệ: nêu dung câu linh hoạt. suy nghĩ về chuyện. -Sáng tạo trong vẻ đẹp tinh lời kể, thần của người nông dân thời kháng chiến, về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước. Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm: 5,0 Điểm : 1,5 Điểm : 1,5 Điểm : 0,5 Điểm : 1,5 Điểm :5,0 Tỉ lệ 50% TL : 15% TL : 15,% TL : 5% TL : 15% Tỉ lệ : 50% Số câu: 6 Số câu: 6 Số điểm: Điểm : 3,0 Điểm : 3,0 Điểm : 2,0 Điểm : 2,0 S.điểm:10,0 10,0 TL : 30% TL : 30% TL : 20% TL :20% Tỉ lệ:100% Tỉ lệ 100%
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỨC PHỔ TRƯỜNG THCS PHỔ THẠNH KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC: 2018- 2019 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: “ Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí! Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. (Trích Đồng chí – Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập I) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 3. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. (1,0 điểm) Câu 4. Câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Vì sao?.(1,0 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ hình ảnh “đôi tri kỉ” trong đoạn thơ trên , em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 câu) luận bàn về tình tri kỉ của con người trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Em hãy đóng vai nhân vật ông Hai trong truyện ngắn“Làng” của nhà văn Kim Lân để kể lại sự việc từ khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin làng được cải chính. HẾT
- HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm /ý Phần 1 - Phương thức biểu đạt chính: tự sự. 0,5 Đọc- 2 -Tình đồng chí gắn bó với nhau cùng chung cảnh ngộ, cùng sẻ chia 0,5 hiểu những khó khăn , cùng chung nhiệm vụ chiến đấu và thấu hiểu nỗi lòng của nhau. 3 - Các biện pháp tu từ trong câu thơ: Hoán dụ và điệp từ 0,5 -“Súng” là một loại vũ khí gợi ra nhiệm vụ chiến đấu chung. “Đầu sát bên đầu” gợi sự thấu hiểu cùng chung lí tưởng giữa những 0,5 người lính. 4 - Câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” gợi liên tưởng đến 1,0 câu thơ “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy” trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.Vì cả hai câu thơ đều mang một thông điệp có ý nghĩa sâu sắc những tình cảm thiêng liêng của con người (tình tri kỉ, tình cảm gia đình) đều bắt đầu từ sự sẻ chia. Phần 1 Viết một đoạn văn (7 – 10 câu) luận bàn về tình phụ tử. Làm a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. 0,25 văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tình tri kỉ. 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn theo những ý sau: - Giải thích tình tri kỉ là tình cảm gắn bó khăng khít giữa người với người, nó cao hơn cả tình bạn. 1,0 -Tình tri kỉ không phân biệt giới tính , tuổi tác , địa vị , dân tộc -Tình tri kỉ có ý nghĩa lớn trong cuộc sống của con người (giúp tìm thấy niềm vui, là chỗ dựa tinh thần lúc khó khăn , giúp hoàn thiện nhân cách sống tốt đẹp hơn). - Phê phán những người làm bạn với nhau vì vụ lợi , vì mục đích thấp hèn cá nhân. - Bài học: cần phải giữ gìn tình tri kỉ cao đẹp, sẵn sàng giúp đỡ, tin tưởng, tôn trọng không phản bội , khiến bạn tổn thương d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề 0,25 nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa tiếng Việt.
- 2 Đóng vai nhân vật ông Hai trong truyện ngắn“Làng” của nhà văn Kim Lân để kể lại sự việc từ khi ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin làng được cải chính. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự. Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề cần kể; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm 0,5 sáng tỏ nội dung câu chuyện; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân về câu chuyện được kể. b. Xác định đúng vấn đề cần kể: 0,5 Nội dung truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. c. Học sinh có thể sắp xếp nội dung câu chuyện theo cách riêng 3,0 của mình nhưng cần đảm bảo những yêu cầu sau: -Giới thiệu hoàn cảnh kể câu chuyện. -Kể câu chuyện theo trình tự: +Tình yêu làng, tự hào hãnh diện , quan tâm về làng của ông Hai khi ở nơi tản cư. +Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc (sững sờ, xấu hổ , tủi nhục, đau đớn thông qua việc không dám ra khỏi nhà; tâm sự với con ). Lòng thủy chung, son sắt của ông Hai với Cách mạng, với kháng chiến . Tình yêu nước rộng lớn bao trùm lên tình yêu làng quê của ông. +Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng được cải chính: Vui sướng, phấn khởi, tự hào( chia quà cho các con; khoe làng không theo giặc, khoe nhà ông bị giặc đốt ). -Suy nghĩ về người nông dân trong thời kháng chiến . Liên hệ rút bài học cho bản thân d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ 0,5 về nội dung, nghệ thuật hoặc tư tưởng. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những quy tắc về chuẩn 0,5 chính tả, dùng từ, đặt câu. Tổng điểm 10,0