Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 7 - Học kì 1 - Đề số 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 6 trang nhatle22 2070
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 7 - Học kì 1 - Đề số 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_lich_su_lop_7_hoc_ki_1_de_so_1_nam_hoc_2018.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 7 - Học kì 1 - Đề số 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN LỊCH SỬ 7 Ngày kiểm tra: 14/12/2018 Thời gian làm bài: 45 phút I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Kiến thức: Học sinh biết được những kiến thức cơ bản về và nêu được nhận xét về bộ máy chính quyền thời Lý- Trần. - Tổ chức quân đội, luật pháp thời Lý- Trần; tình hình kinh tế, văn hóa- giáo dục thời Lý - Trần. - Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược thời Lý- Trần: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử. - Những dấu ấn Thăng Long thời Lý- Trần. 2. Thái độ: Giúp học sinh tích cực và tự giác trong kiểm tra. 3. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng tái hiện, ghi nhớ, liệt kê, trình bày sự kiện. - Rèn luyện kỹ năng khái quát để đi đến nhận định, đánh giá về những sự kiện lịch sử tiêu biểu. 4. Phát triển năng lực: - Hình thành năng lực tư duy độc lập, thực hành bộ môn. - Biết lập luận, liên hệ để giải quyết vấn đề, biết rút ra những bài học kinh nghiệm. II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Tổng Nội dung Biết Hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL 1. Sự Biết được: Vẽ được Nêu nhận thành lập - Quá trình sơ đồ bộ xét về tổ nhà Lý, thành lập và máy chức bộ củng cố chính nhà Trần chính máy nhà quyền thời Lý, thời Trần quyền nước thời -Tên gọi thời Lý- Lý- Trần nước ta dưới Trần thời Lý- Trần Số câu 2 1/2 1/2 5 Số điểm 0,5 2 1 3,5 Tỉ lệ 5% 20% 10% 35% 2. Quân Biết được: Hiểu được chủ đội và luật - Luật pháp trương xây pháp, kinh thời Lý- Trần dựng và bảo vệ tế, văn -Tình hình đất nước của hóa- giáo kinh tế và văn các triều đại dục thời hóa thời Lý- Lý –Trần Lý- Trần Trần Số câu 2 4 6 Số điểm 0,5 1 1,5 Tỉ lệ 5% 10% 15%
  2. 3. Các Nêu được: Nêu được Lý giải được cuộc - Những anh ý nghĩa - Nét độc đáo kháng hùng tiêu lịch sử trong cách chiến biểu, chủ cuộc đánh giặc thời chống trương, kháng Lý- Trần quân xâm đường lối, chiến - Chiến thắng lược thời diễn biến chống có ý nghĩa Lý- Trần chính của quân xâm quyết định kết cuộc kháng lược thúc cuộc chiến chống Mông- kháng chiến quân xâm Nguyên chống quân lược thời Lý- của nhà xâm lược thời Trần Trần Lý- Trần. Số câu 2 1 4 7 Số điểm 0,5 3 1 4,5 Tỉ lệ 5% 30% 10% 45% 4. Lịch sử Hiểu được địa phương những dấu ấn Thăng Long thời Lý- Trần Số câu 2 2 Số điểm 0,5 0,5 Tỉ lệ 5% 5% Tổng 8 1 8 1/2 1 /2 18 2 3 2 2 1 10 Tỉ lệ 50% 40% 10% 100% BGH duyệt Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Phạm Thị Thanh Mai
  3. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN LỊCH SỬ 7 Ngày kiểm tra: 14/12/2018 MÃ ĐỀ LS701 Thời gian làm bài: 45 phút I. Phần trắc nghiệm (4 điểm): Ghi lại ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất Câu 1. Tên nước ta thời Lý- Trần là A. Văn Lang B. Đại Cồ Việt C. Đại Việt D. Đại Ngu Câu 2. Vua đầu tiên của nhà Trần là ai? A. Trần Thái Tông (Trần Cảnh) B. Trần Thánh Tông (Trần Hoàng) C. Trần Nhân Tông (Trần Khâm) D. Trần Anh Tông (Trần Thuyên) Câu 3. Bộ luật đầu tiên của nước ta là A. Hình thư (thời Lý). B. Hình luật (thời Trần). C. Hồng Đức (thời Lê). D. Gia Long (thời Nguyễn). Câu 4. Văn kiện nào dưới đây được xem như là bản “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của nước ta? A. Nam quốc sơn hà. B. Bình Ngô đại cáo. C. Hịch tướng sĩ. D. Phú sông Bạch Đằng Câu 5. Năm 2010, Kinh đô Thăng Long (thủ đô Hà Nội) kỉ niệm bao nhiêu năm? A. 900 năm. B. 1010 năm. C. 1000 năm. D. 2000 năm. Câu 6. Đâu là công trình kiến trúc độc đáo, ghi dấu ấn Thăng Long (Hà Nội) thời Lý? A. Chùa Một Cột. B.Thành Tây Đô. C. Khuê Văn Các. D.Chùa Thiên Mụ. Câu 7. "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" là câu nói nổi tiếng thể hiện sự tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm chống giặc giữ nước của danh tướng nào dưới thời Trần? A. Trần Bình Trọng. B. Trần Quốc Tuấn. C. Trần Thủ Độ. D. Trần Quốc Toản Câu 8. Chủ trương “tiến công trước để tự vệ” là của vị tướng nào? A. Lý Thường Kiệt. B. Lý Kế Nguyên C. Trần Quốc Tuấn. D. Tông Đản Câu 9. Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm A. thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc. B. lấy lòng người dân tộc thiểu số. C. thực hiện chính sách đa dân tộc. D. giúp các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Câu 10. Các triều đại phong kiến tổ chức lễ cày tich điền nhằm mục đích A. bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp. B. bảo vệ đê điều. C. khuyến khích nhân dân sản xuất. D. khai khẩn đất hoang.
  4. Câu 11. Cách đánh giặc độc đáo của nhà Trần trong cả ba lần đánh giặc Mông – Nguyên là A. Tiến công trước để tự vệ. B. Tấn công tổng lực. C. Vườn không nhà trống. D. Đánh du kích Câu 12. Trận đánh trên sông Như Nguyệt là trận A. mở đầu cho thắng lợi của quân Lý. B. mở đầu cho thắng lợi của quân Tống. C. quyết chiến chiến lược của quân Lý. D. làm quân Tống gặp khó khăn ở Thăng Long. Câu 13. Chiến thắng mãi mãi ghi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên là A. chiến thắng Bạch Đằng năm 938 B. chiến thắng Như Nguyệt năm 1075. C. chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. D. chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang năm 1427. Câu 14. Dù có thể đánh thắng quân Tống, song Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa vì A. sợ mất lòng vua Tống. B. để đảm báo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước C. để bảo toàn lực lượng của mình. D. muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng. Câu 15. Nhà Trần thành lập cơ quan Quốc sử viện với mục đích gì? A. Chuyên phụ trách nông nghiệp. B. Chuyên viết sử. C. Chuyên xét xử các vụ kiện. D. Chuyên phụ trách việc đắp đê. Câu 16. Chủ trương xây dựng quân đội “Binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông” của nhà Trần có nghĩa là A. Quân lính chỉ cần chiến đấu giỏi, không cần đông. B. Quân lính càng đông càng giỏi. C. Quân lính không cần giỏi, chỉ cần đông. D. Quân lính vừa phải giỏi, vừa phải đông. II. Phần tự luận (6 điểm): Câu 1 (3 điểm): Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương thời Trần? Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Trần so với bộ máy nhà nước thời Lý? Câu 2 (3 điểm): Trình bày nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên?
  5. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN LỊCH SỬ 7 MÃ ĐỀ LS701 Ngày kiểm tra: 14/12/2018 Thời gian làm bài: 45 phút Phần I. Trắc nghiệm( 4 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A A A C A C A Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A C C C C B B A Phần II. Tự luận( 6 điểm) Câu Nội dung Điểm * Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Trần: 2 Trung ương Địa phương Thái Thượng Hoàng Lộ (12 lộ) Vua Phủ Câu 1 Quan đại thần văn võ (Họ Trần) Huyện, châu (3đ) Hệ thống quan địa phương (Quy củ, chặt chẽ hơn) * Nhận xét bộ máy nhà nước: (GV cho điểm dựa vào sự trình bày hợp lí của học sinh) - Bộ máy nhà nước quy củ, chặt chẽ, hoàn chỉnh, đầy đủ các chức quan hơn so với bộ máy nhà nước nhà Lý, thể hiện quyền cai trị từ trung ương đến các địa phương. 1 * Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên: - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ độc 0,5 lập và toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc. Câu 2 - Khẳng đinh sức mạnh của dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ. 0,5 - Nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc. 0,5 (3đ) - Xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam. 0,5 - Để lại nhiều bài học quý giá trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 0,5 - Làm thất bại mưu đồ thôn tính các miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất 0,5 Liệt. BGH duyệt Tổ chuyên môn TM nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Phạm Thị Thanh Mai