Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Đề số 3 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Bùi Dục Tài

doc 7 trang nhatle22 2900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Đề số 3 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Bùi Dục Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_giao_duc_cong_dan_lop_11_de_so_3_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Đề số 3 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Bùi Dục Tài

  1. Sở GD&ĐT Quảng Trị Kiểm tra học kì 1- Năm học 2017-2018 Trường THPT Bùi Dục Tài Môn: GDCD – Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề 01 Họ, tên học sinh: Lớp:11 I. Phần trắc nghiệm (5 điểm): Câu 1: Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, cạnh tranh dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây? A. Canh tranh kinh tế. B. Cạnh tranh chính trị. C. Cạnh tranh văn hoá. D. Cạnh tranh sản xuất. Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến cạnh tranh? A. Tồn tại một chủ sở hữu với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập. B. Điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi đơn vị kinh tế là như nhau. C. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau. D. Các chủ thể kinh tế có thị trường riêng. Câu 3: Thành phần kinh tế tư nhân có cơ cấu như thế nào? A. Kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư nhân. B. Kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể. C. Kinh tế cá thể tiểu chủ, tư bản tư nhân. D. Kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản. Câu 4: Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào? A. Nhu cầu của mọi người. B. Nhu cầu của người tiêu dùng. C. Nhu cầu có khả năng thanh toán. D. Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá. Câu 5: Trường hợp nào sau đây không được gọi là cung? A. Công ty A đã bán ra thị trường 1 triệu sản phẩm. B. Công ty A còn trong kho 1 triệu sản phẩm. C. Dự kiến công ty A ngày mai sẽ sản xuất thêm 1 triệu sản phẩm. D. Công ty A đã cung ứng 1 triệu sản phẩm cho các đại lý. Câu 6: Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ A. tác động qua lại giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường. B. tác động qua lại giữa cung, cầu hàng hóa và giá cả trên thị trường. C. tác động giữa người mua và người bán hay người sản xuất và người tiêu dùng đang diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. D. tác động qua lại giữa giá cả thị trường và cung, cầu hàng hóa.
  2. Câu 7: Lực lượng nòng cốt của kinh tế tập thể là gì? A. Doanh nghiệp nhà nước. B. Công ty nhà nước. C. Tài sản thuộc sở hữu tập thể. D. Hợp tác xã. Câu 8: Mối quan hệ cung và cầu là mối quan hệ tác động giữa ai với ai? A. Người mua với người bán. B. Người bán với người bán. C. Người sản xuất với người sản xuất. D. Người mua với người mua. Câu 9: Khi cầu tăng lên, mở rộng sản xuất làm cho cung tăng là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu? A. Cung cầu tác động lẫn nhau. B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả. D. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu. D. Thị trường chi phối cung cầu. Câu 10: Kinh tế tư nhân dựa trên hình thức sở hữu nào về tư liệu sản xuất? A. Nhà nước. B. Tư nhân. C. Tập thể. D. Hỗn hợp. Câu 11: Gia đình ông A mở cơ sở sản xuất nước mắm bằng nguồn vốn của gia đình. Sau 2 năm kinh doanh có hiệu quả, gia đình ông quyết định mở rộng sản xuất và thuê thêm 2 nhân công phụ giúp sản xuất. Cơ sở sản xuất của ông A thuộc thành phần kinh tế nào? A. Kinh tế tập thể. B.Kinh tế Nhà nước. C. Kinh tế tư nhân. D. Kinh tế cá thể, tiểu chủ. Câu 12: Khi là người bán hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây? A. Cung = cầu. B. Cung > cầu. C. Cung < cầu. D. Cung # cầu. Câu 13: Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí kinh tế xã hội là quá trình nào sau đây? A. Hiện đại hoá. B. Công nghiệp hoá. C. Tự động hoá. D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Câu 14: Thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỉ thuật làn thứ nhất là gì? A. Điện. B. Máy tính. C. Máy hơi nước. D. Xe lửa. Câu 15: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta xác định ở nước ta hiện nay có những thành phần kinh tế nào? A. Nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài. B. Nhà nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài. C. Nhà nước, tập thể, tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài. D. Nhà nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.
  3. Câu 16: Đâu là vai trò thành phần kinh tế tư nhân? A. Đóng góp về vốn cho nền kinh tế. B. Là một trong những động lực của nền kinh tế. C. Tạo ra tiềm năng công nghệ cho nền kinh tế. D. Định hướng phát triển cho các thành phần kinh tế khác. Câu 17: Ở nước ta, việc thực hiện công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa là nhằm đáp ứng yêu cầu gì? A. Rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước khác. B. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. C. Xây dựng cơ cấu hợp lí. D. Củng cố và địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Câu 18: Trong các việc làm sau, việc làm nào được pháp luật cho phép trong cạnh tranh? A. Bỏ qua yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất. B. Khai báo không đúng mặt hàng kinh doanh. C. Bỏ nhiều vốn để đầu tư sản xuất. D. Đầu cơ tích cữ để nâng cao giá thành sản phẩm. Câu 19: Thông thường, trên thị trường, khi giá cả giảm xuống sẽ kéo theo lượng cung giảm xuống và cầu A. giảm. B. có xu hướng tăng lên. C. có xu hướng ổn định. D. không tăng. Câu 20: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, sự hoạt động của quy luật giá trị không chỉ thông qua cạnh tranh mà còn thông qua quan hệ Nếu quy luật giá trị ra đời và tồn tại là một tất yếu khách quan, thì cạnh tranh và mối quan hệ . tồn tại cũng là một tất yếu khách quan. A. hợp tác – sản xuất. B. cung – cầu, cung – cầu. C. mua – bán, mua- bán. D. sản xuất – phân phối. II. Phần tự luận (5 điểm): Câu 1 (2 điểm): Kinh tế nhà nước là gì? Tại sao trong bốn thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân, kinh tế nhà nước lại giữ vai trò chủ đạo? Câu 2 (3 điểm): Anh A kinh doanh nước giải khát bán rất đông khách, khách vào quán uống tấp nập, ai vào uống cũng khen ngon và rẻ. Anh B kinh doanh bên cạnh thấy thế nên cố ý tung tin đồn thất thiệt làm cho kinh doanh của anh A gặp khó khăn. Câu hỏi: a. Theo em hành vi của anh B cạnh tranh như thế đúng hay sai? Tại sao? b. Là người tiêu dùng nếu gặp trường hợp đó em xử lý như thế nào?
  4. Sở GD&ĐT Quảng Trị Kiểm tra học kì 1- Năm học 2017-2018 Trường THPT Bùi Dục Tài Môn: GDCD – Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề 02 Họ, tên học sinh: Lớp:11 I. Phần trắc nghiệm (5 điểm): Câu 1: Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ khi nào? A. Khi xã hội loài người xuất hiện. B. Khi con người biết lao động. C. Khi sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện. D. Khi ngôn ngữ xuất hiện. Câu 2: Cạnh tranh giữ vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá? A. Đòn bẩy kinh tế. B. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá. C. Động lực kinh tế. D. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Câu 3: Khi Việt Nam là thành viên của WTO thì mức độ tính chất của loại cạnh tranh nào diễn ra quyết liệt? A. Cạnh tranh trong mua bán. B. Cạnh tranh trong nội bộ ngành. C. Cạnh tranh giữa các ngành. D. Cạnh tranh trong nước và ngoài nước. Câu 4: Kinh tế tập thể dựa trên hình thức sở hữu nào về tư liệu sản xuất? A. Nhà nước. B. Tư nhân. C. Tập thể. D. Hỗn hợp. Câu 5: Trên thực tế, sự vận động của cung, cầu diễn ra như thế nào? A. Cung, cầu thường vận động không ăn khớp nhau. B. Cung, cầu thường cân bằng. C. Cung thường lớn hơn cầu. D. Cầu thường lớn hơn cung. Câu 6: Kinh tế nhà nước có vai trò như thế nào? A. Cần thiết. B. Chủ đạo. C. Then chốt. D. Quan trọng. Câu 7: Đâu không phải là nội dung của quan hệ cung cầu? A. Cung cầu tác động lẫn nhau. B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả. C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu. D. Cung cầu tác động đến giá cả.
  5. Câu 8: Khi cầu giảm, thu hẹp sản xuất dẫn đến cung giảm là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu? A. Cung cầu tác động lẫn nhau. B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả. C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu. D. Thị trường chi phối cung cầu. Câu 9: Để xác định thành phần kinh tế thì cần căn cứ vào đâu? A. Nội dung của từng thành phần kinh tế. B. Hình thức sở hữu. C. Vai trò của các thành phần kinh tế. D. Biểu hiện của từng thành phần KT. Câu 10: Khi trên thị trường cung < cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây? A. Giá cả tăng. B. Giá cả giảm. C. Giá cả giữ nguyên. D. Giá cả bằng giá trị. Câu 11: Ở nước ta, kết quả của xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại, hiệu quả sẽ tạo ra cơ cấu kinh tế A. nông nghiệp – công nghiệp. B. công nghiệp – nông nghiệp. C. công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ. D. nông nghiệp – công nghiệp- dịch vụ. Câu 12: Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là quá trình nào sau đây? A. Hiện đại hoá. B. Công nghiệp hoá. C. Tự động hoá. D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Câu 13: Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ hai gắn với quá trình nào sau đây? A. Hiện đại hoá. B. Công nghiệp hoá. C. Tự động hoá. D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Câu 14: Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH – HĐH gắn với phát triển yếu tố nào sau đây? A. Kinh tế nông nghiệp. B. Kinh tế hiện đại. C. Kinh tế tri thức. D. Kinh tế thị trường. Câu 15: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta xác định ở nước ta hiện nay có bao nhiêu thành phần kinh tế?
  6. A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 16: Trường hợp nào thì giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất? A. cung lớn hơn cầu. B. cung tăng, cầu giảm. C. cung giảm, cầu tăng. D. cung nhỏ hơn cầu. Câu 17: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh? A. Khuyến mãi để thu hút khách hàng. B. Hạ giá thành sản phẩm. C. Đầu cơ tích trữ để nâng cao giá thành sản phẩm. D. Áp dụng khoa học – kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất. Câu 18: Thông thường, trên thị trường, khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung của hàng hóa sẽ A. giảm. B. không tăng. C. ổn định. D. tăng lên. Câu 19: Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chuyển dịch cơ cấu A. lao động. B. ngành nghề. C. vùng, lãnh thổ. D. dân số. Câu 20: Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới quản lí kinh tế từ tập trung quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường vào năm nào? A. 1976 B. 1986 C. 1978 D. 1987 II. Phần tự luận (5 điểm): Câu 1 (2 điểm): Kinh tế nhà nước là gì? Tại sao trong bốn thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân, kinh tế nhà nước lại giữ vai trò chủ đạo? Câu 2 (3 điểm): Anh A kinh doanh nước giải khát bán rất đông khách, khách vào quán uống tấp nập, ai vào uống cũng khen ngon và rẻ. Anh B kinh doanh bên cạnh thấy thế nên cố ý tung tin đồn thất thiệt làm cho kinh doanh của anh A gặp khó khăn. Câu hỏi: a. Theo em hành vi của anh B cạnh tranh như thế đúng hay sai? Tại sao? b. Là người tiêu dùng nếu gặp trường hợp đó em xử lý như thế nào?
  7. Đáp án và thang điểm * Phần trắc nghiệm: mỗi câu đúng được 0,25 điểm ĐỀ 01: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A C C C C C D A A B C C A C C B A C B B ĐỀ 02: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C C D C A B D C B A D B A C A A C D A B *Phần tự luận: Câu 1: 2 điểm - Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu của nhà nước về tư liệu sản xuất. (1 điểm). - Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân vì: + Thông qua doanh nghiệp, kinh tế nhà nước nắm giữ những vị trí then chốt trong những ngàng, lĩnh vực kinh tế và địa bàn quan trọng của đất nước. Các doanh nghiệp nhà nước đi dầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động (0,5 điểm). + Kinh tế nhà nước mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ và lôi cuốn các thành phần kinh tế khác cũng phát triển theo định hướng XHCN. (0,5 điểm). Câu 2: 3 điểm a. Hành vi cạnh tranh của anh B như vậy là sai. (1,0 điểm). Vì: Hành vi của anh B là cạnh tranh không lành mạnh. (1,0 điểm). b. Học sinh nêu được quan điểm của bản thân, từ đó rút ra trách nhiệm của mình.(1,0 điểm)