Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Khối 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018

doc 2 trang nhatle22 2390
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Khối 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_giao_duc_cong_dan_khoi_8_hoc_ki_ii_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Khối 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018

  1. Trường THCS ĐỀ KIỂM TRA HỌC KI II - MÔN GDCD LỚP 8 TỔ : SỬ - ĐỊA - GDCD Năm học 2017– 2018 Thời gian 45 phút - Không kể thời gian chép đề I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3đ) Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng Câu 1:Theo em, hành vi nào dưới đây có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS? A. Nói chuyện. B. Ho, hắt hơi. C. Truyền máu. D. Dùng chung nhà vệ sinh. Câu 2: Hành vi, việc làm nào dưới đây là vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? A. Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ, tết. B. Cho người khác mượn vũ khí để bảo vệ kho hàng hóa. C. Bộ đội tập trận bắn đạn thật. D. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm. Câu 3; Tài sản nào sau đây thuộc trách nhiệm quản lí của Nhà nước? A Phần vốn do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ở nước ngoài. B. Phần vốn do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam C. Phần vốn do cá nhân, tổ chức đầu tư vào các doanh nghiệp. D. Tiền mặt do cá nhân, tổ chức gửi tiết kiệm trong các ngân hàng. Câu 4: Đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, công dân có nghĩa vụ A. tôn trọng và sử dụng. B. khai thác và bảo vệ. C. sử dụng và bảo vệ. D. tôn trọng và bảo vệ. Câu 5: Công dân có quyền tố cáo trong trường hợp A. bị xử phạt hành chính cao hơn mức qui định. B. gia đình mình bị thu hồi đất mà không được bồi thường thỏa đáng. C. chứng kiến hành vi nhũng nhiễu nhân dân của một cán bộ nhà nước. D. không được trả tiền lương đúng theo hợp đồng. Câu 6. Công dân khi thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo cần A. tích cực, năng động, sáng tạo. B. trung thực, khách quan, thận trọng. C. nắm vững quy định pháp luật. D. nắm được điểm yếu của đối phương. II. PHẦN TỰ LUẬN : (7đ) Câu 1; (2,5đ) Tệ nạn xã hội là gì ? Những nguyên nhân nào làm con người sa vào tệ nạn xã hội ? Có ý kiến cho rằng: Tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác. Em có đông ý không ? Vì sao ? Câu 2; (2,5đ) Hãy phân biết sự khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo (về người thực hiện,về đối tượng, về cơ sở, về mục đích khiếu nại và tố cáo). Chị T cho rằng : Gia đình chị bị thu hồi đất mà không được bồi thường thỏa đáng. Vậy chị T cần thực hiện quyền khiếu nại hay tố cáo ? Vi sao ? Câu 3; (2đ) Tình huống : Anh Hiền mượn chiếc máy của chị Lan để ra thị trấn. Khi về đến nhà thì gặp anh Hải và anh Hải hỏi mượn chiếc xe đạp đó. Anh Hiền ngập ngừng vì chiếc xe này không phải là xe của mình không biết mình có quyền cho mượn lại không ? Thấy vậy, anh Hải nói: “Anh đã mượn xe của chị Lan thì anh có toàn quyền quyết định trong thời gian mình mượn chứ ”. a, Trong trường hợp này anh Hiền có quyền quyết định cho anh Hải mượn xe của chị Lan được không ? Vì sao ? b, Theo em, khi mượn xe của chị Lan thì anh Hiền có quyền và nghĩa vụ gì ? Người ra đề và đáp án
  2. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3đ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C B A D C B II. III. PHẦN TỰ LUẬN : (7đ) Câu 1; (2,5đ) - Trình bày được khái niệm tệ nạn xã hội. (0,5đ) - Nêu được những nguyên nhân làm cho con người bị sa vào tệ nạn xã hội.(1đ) - Lười nhác, ham chơi, tò mò, thiếu hiểu biết, thiếu ý thức làm chủ. (0,25đ) - Cha mẹ nuông chiều . buông lỏng quản lí con cái. (0,25đ) - Tiêu cực trong xã hội, bạn bè xấu rủ rê lôi kéo. (0,25đ) - Hoàn cảnh gia đình khó khăn., bế tắc (0,25đ) - Đồng ý với ý kiến trên. Vi : con người sa khi sa vào tệ nạn xã hội thì, tư cách đạo đức bị suy thoái, khi tiền bạc đã cạn kiệt thì họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có tiền thỏa mãn sự nghiện ngập, ham muốn của mình kể cả việc trộm cắp, cướp của, giết người . trong thực tế đã xẩy ra nhiều trường hợp như vậy. (1đ) Câu 2; (2,5đ) - Phân biệt được sự khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo.( 1,5đ) Khiếu nại Tố cáo Người thực hiện ( Ai ?) Công dân có quyền và lợi Bất cứ công dân nào ích bị xâm phạm Đối tượng . Các quyết định, hành vi Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt ( Về vấn đề gì ?) hành chính . hại đến lợi ích nhà nước . Cơ sở Quyền và lợi ích bản thân Gây thiệt hại đến nhà nươc , tổ (vì sao ?) người khiếu nại chức và công dân . Mục đích Khôi phục quyền , lợi ích Ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi ( Để làm gì?) người khiếu nại . phạm đến lợi ích của, tổ chức , cơ quan , công dân . nhà nước - Trong trường hợp trên thì chị T cần thực hiện quyền khiếu nại. Vì khi cho rằng quyết định hành chính của cơ quan, công chức nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ mà không đúng gây thiệt hại cho công dân thì công dân có quyền kiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho mình. (1) Câu 4; (2đ) Giải quyết được tình huống: a, Trong trường hợp này thì anh Hiền không có quyền quyết định cho anh Hải mượn xe của chị Lan được vì chiếc xe này là xe thuộc quyền sở hữu của chị Lan . Chỉ có chị Lan mới có quyền cho người khác mượn, còn anh Hiền chỉ là người được chị Lan cho mượn xe nên anh Hiền không có quyền quyết dịnh cho người khác mượn xe của chị Lan.(1đ) b, Khi mượn xe của chị Lan thì anh Hiền có quyền sử dụng chiếc xe đó đúng mục đích và có nghĩa vụ phải giữ gìn và sử dụng cẩn thận không được làm mất hoặc hư hỏng xe của chị Lan, Nếu làm hỏng hoặc mất thì phải bồi thường dúng giá trị chiếc xe đó. Khi sử dụng xong phải trả lại cho chị Lan không được cho người khác mượn để sử dụng.(1đ)