Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì II - Năm học 2017-2018
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì II - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_dia_ly_lop_12_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017_2018.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì II - Năm học 2017-2018
- KIỂM TRA HK2 NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 12 – BAN CƠ BẢN Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: Loại cây công nghiệp dài ngày quan trọng nhất của vùng Tây Nguyên là cây A. cà phê B. Chè. C. Cao su. D. hồ tiêu. Câu 2: Khó khăn lớn nhất của vùng Tây Nguyên đối với việc trồng cây công nghiệp lâu năm? A. thiếu lao động có trình độ cao. B. diện tích đất không lớn. C. thiếu nước về khô. D. thị trường có nhiều biến động. Câu 3: Điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên? A. Giáp miền Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. B. Liền kề vùng Đông Nam Bộ. C. Nằm sát vùng Duyên hải Nam Trung bộ. D. Giáp Biển Đông. Câu 4: tỉnh nào của vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển? A. TP Hồ Chí Minh. B. Vũng Tàu. C. Bình Dương. D. Đồng Nai. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết cảng biển nào sau đây không thuộc Bắc Trung Bộ? A. Chân Mây. B. Đà Nẵng. C. Vũng Áng. D. Cửa Lò. Câu 6: Dựa vào bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa của ĐBSH và ĐBSCL Diện tích( nghìn ha) Sản lượng( nghìn tấn) Năm 2005 2015 2005 2015 ĐBSH 1186,1 1110,4 6398,4 6734,5 ĐBSCL 3826,3 4308,5 19298,5 25699,7 Nhận xét nào không đúng về diện tích và sản lượng lúa của ĐBSH và ĐBSCL năm 2005 và 2015? A. ĐBSH có diện tích giảm, sản lượng tăng. B. ĐBSCL cả diện tích và sản lượng đều tăng. C. Sản lượng của ĐBSCL lớn hơn ĐBSH. D. Diện tích của ĐBSCL lớn hơn sản lượng. Câu 7: Hạn chế về tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng đối với phát triển công nghiệp là A. nhiều thiên tai. B. ít tỉnh giáp biển. C. tài nguyên khoáng sản không thật phong phú. D. quy mô đất nhỏ. Câu 8: Địa điểm nổi tiếng về trồng rau và hoa quả ôn đới ở vùng Tây Nguyên là A. Thành phố Đà Lạt. B. Thành phố Kon Tum. C. Thành phố Buôn Mê Thuật. D. Thành phố Plâycu. Câu 9: Ý nghĩa của việc phát triển mô hình nông – lâm – ngư kết hợp ở vùng Bắc Trung Bộ là A. sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên của vùng. B. phân bố lại dân cư và lao động. C. tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. D. bảo vệ môi trường sinh thái. Câu 10: Cho biểu đồ: CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2012 Trang 1/4 - Mã đề thi 132
- Nhận xét nào không đúng với biểu đồ trên? A. Lao động trong ngành dịch vụ ở ĐB sông Cửu Long nhiều hơn ĐB sông Hồng. B. Lao động trong ngành công nghiệp ở ĐB sông Hồng nhiều hơn ĐB sông Cửu Long. C. Lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản tập trung nhiều ở cả hai Đồng bằng. D. Lao động trong ngành dịch vụ ở ĐB sông Hồng nhiều hơn ĐB sông Cửu Long. Câu 11: Cho bảng số liệu: diện tích rừng nước ta năm 2005 và 2014 ( Đơn vị: nghìn ha) Vùng Năm 2005 Năm 2014 Trung du miền núi Bắc Bộ 4360,8 5386,2 Bắc Trung Bộ 2400,4 2914,3 Tây nguyên 2995,9 2567,1 Các vùng còn lại 2661,4 2928,9 Để thể hiện quy mô và sự chuyển dịch diện tích rừng theo vùng qua các năm, biểu đồ thích hợp nhất nào là thích hợp nhất? A. Miền. B. Tròn. C. Cột. D. Kết hợp. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam Việt Nam trang 28 , cho biết Trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ? A. Quảng Ngãi. B. Đà Nẵng. C. Quy Nhơn. D. Phan Thiết. Câu 13: Độ che phủ từng của Bắc Trung Bộ chỉ đứng sau A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 14: Duyên hải Nam Trung Bộ không giáp với vùng nào? A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 15: ranh giới tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ và vùng Nam Trung Bộ là A. dãy Bạch Mã B. sông Bến Hải. C. dãy Hoành Sơn. D. sông Gianh. Câu 16: Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là A. Đất phèn. B. Đất mặn. C. Đất xám. D. Đất phù sa ngọt. Câu 17: Cho biểu đồ: Nghìn người Trang 2/4 - Mã đề thi 132
- 25000 19505.8 20000 17517.6 15790.3 15000 12866.9 10405.2 10000 9117.5 5525.8 5000 0 TDMN ĐBSH BTB DHNTB TN ĐNB ĐBSCL vùng BB Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Sự chuyển dịch cơ cấu dân số các vùng ở nước ta 2014. B. Tình hình phát triển dân số các vùng ở nước ta 2014. C. Tốc độ tăng trưởng dân số các vùng ở nước ta 2014. D. Quy mô dân số các vùng ở nước ta 2014. Câu 18: So với các vùng kinh tế khác trong cả nước, Đồng bằng sông Hồng có số dân A. đông nhất. B. thấp nhất. C. cao nhất. D. giàu kinh nghiệm nhất. Câu 19: Căn cứ vào Atlat Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam Việt Nam trang 29, cho biết công trình thủy điện Dầu Tiếng được xây dựng tại tỉnh A. Đồng Nai. B. Tây Ninh . C. Bình Phước. D. Bình Dương. Câu 20: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh /thành phố nào? A. Quãng Ngãi. B. Quãng Nam. C. Đà Nẵng. D. Khánh Hòa. Câu 21: Căn cứ vào Atlat Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam Việt Nam trang 28 , cho biết các tỉnh thuộc Tây Nguyên xếp theo thứ tự từ Bắc và Nam? A. Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông. B. Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông. C. Kon Tum, Gia Lai , Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. D. Đăk Lăk, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Nông. Câu 22: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết số lượng sân bay ở Tây Nguyên? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5 Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết tuyến đường số 7 đi qua tỉnh nào ở Bắc Trung Bộ? A. Nghệ An. B. Thanh Hóa. C. Hà Tĩnh. D. Quảng Bình. Câu 24: Xét về tài nguyên khoáng sản, Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng A. giàu tài nguyên khoáng sản thứ 2 nước ta. B. có ít tài nguyên khoáng sản. C. giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. D. giàu tài nguyên rừng. Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết apatit là loại khoáng sản có nhiều ở tỉnh nào? A. Thái Nguyên. B. Lào Cai. C. Lai Châu. D. Sơn La. Câu 26: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, tỉnh nào của Trung du và miền núi Bắc Bộ không giáp Trung Quốc? A. Hà Giang. B. Cao Bằng. C. Quảng Ninh. D. Sơn La. Câu 27: Căn cứ vào Atlat Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam Việt Nam trang 29, cho biết hai hệ thống con sông nào là nguồn cung cấp phù sa cho Đồng bằng sông Cửu Long? A. Sông Rạch Miễu, sông Hậu. B. Sông Tiền, Sông Cái. C. Sông Vàm Cỏ, sông Cửu Long. D. Sông Tiền và sông Hậu. Câu 28: Một trong các thế mạnh về kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là phát triển A. cây lương thực, cây thực phẩm, cây đặc sản vụ đông. Trang 3/4 - Mã đề thi 132
- B. cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. C. cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, trồng rừng. D. cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả nhiệt đới. Câu 29: Hạn chế của vùng Đông Nam Bộ để phát triển nông nghiệp là A. diện tích đất canh tác không lớn. B. mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng. C. cơ sở vật chất kỹ thuật kém phát triển. D. chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Câu 30: Vùng có tổng sản phẩm trong nước GDP đứng đầu nước ta là A. Đb sông Hồng . B. Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ. D. Đb sông Cửu Long. Câu 31: Yếu tố nào quyết định nhất để TD&MNBB thành vùng chuyên canh chè lớn nhất nước ta? A. Khí hậu có mùa Đông lạnh và nhiều đồi núi. B. Có đất Feralit màu mỡ. C. Có địa hình hiểm trở. D. Truyền thống canh tác lâu đời. Câu 32: Đất mặn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở A. Dọc các cửa sông. B. Vành đai Biển Đông và Vịnh Thái Lan. C. Vùng trũng thấp Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên. D. Vùng thượng nguồn sông Mê Kông. Câu 33: Yếu tố nào không phải là nguyên nhân dẫn đến trình độ thâm canh cao ở Đồng bằng sông Hồng? A. Do nhu cầu của công nghiệp chế biến lương thực. B. Để giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. C. Để có đủ thức ăn cho chăn nuôi lợn và gia cầm. D. Đất chật người đông, nhu cầu lương thực lớn. Câu 34: Lúa, đay, cói, mía, vịt, thuỷ sản, cây ăn quả là sản phẩm chuyên môn hoá của vùng nào? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải miền Trung. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 35: Vấn đề thực phẩm của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ được giải quyết bằng cách nào? A. Tăng năng suất sản xuất thực phẩm. B. Khai thác hiệu quả đồng bằng để sản xuất thực phẩm. C. Hỗ trợ thực phẩm từ các vùng khác. D. Đẩy mạnh phát triển thủy sản. Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết tỉnh( thành phố tương đương cấp tỉnh) nào sau đây của Đồng bằng sông Hồng không giáp với biển? A. Hà Nội B. Thái Bình C. Hải Phòng D. Nam Định Câu 37: Cho bảng số liệu: Số lượng đàn trâu bò phân theo vùng ở nước ta năm 2014 (Đơn vị: nghìn con) Vùng Trâu Bò Trung du miền núi Bắc Bộ 1456,1 926,7 ĐBSH 88,9 475,2 Bắc Trung Bộ 629,8 934,0 DHNTB 173,6 1185,5 Tây Nguyên 88,7 673,7 Đông Nam Bộ 49,3 361,3 ĐBSCL 35,0 677,9 Nhận xét nào sau đây không đúng về hiện trạng phân bò đàn trâu bò ở nước ta trong năm 2014? A. TDMN Bắc Bộ là vùng có đàn trâu chiếm hơn 57,7 % cả nước. B. Trừ TDMN Bắc Bộ, tất cả các vùng còn lại đều có số lượng đàn bò cao hơn nhiều so với đàn trâu, nhất là các vùng ở phía nam. C. trâu được nuôi nhiều hơn ở các vùng phía Bắc để đáp ứng nhu cầu về loại thịt này. D. Bắc Trung Bộ là vùng có tổng đàn trâu, đàn bò lớn thứ hai cả nước. Câu 38: Các đồng muối nổi tiếng của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là A. Sa Huỳnh, Cà Ná. B. Cà Ná, Văn Lí. C. Cà Ná, Thuận An. D. Sa Huỳnh, Văn Lí. Câu 39: Với đặc điểm khí hậu có mùa đông lạnh và mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế lớn để A. trồng được các cây công nghiệp dài ngày. B. nuôi được nhiều giống gia súc xứ lạnh. C. phát triển được nhiều loại rau ôn đới. D. tăng thêm được vụ lúa đông xuân. Câu 40: Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng ở Bắc Trung Bộ có tác dụng A. đảm bảo sản lượng gỗ khai thác hàng năm. B. cung cấp gỗ và các loại lâm sản cho công nghiệp chế biến. C. hạn chế tác hại của lũ trên các sông ngắn và dốc. D. điều hòa nguồn nước, giải quyết nước tưới vào mùa khô. / Trang 4/4 - Mã đề thi 132