Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 5

doc 6 trang nhatle22 2850
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_12.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 5

  1. KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 (40 câu trắc nghiệm) Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Phòng thi: Câu 1: Phạm vi lãnh thổ vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ A. phần đất liền và các hải đảo. B. phần đất liền và thềm lục địa. C. khu vực đồng bằng và thềm lục địa. D. khu vực đồng bằng và đồi núi. Câu 2: Dân tộc nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân số nước ta? A. Ê-đê B. Kinh. C. Mường. D. Tày. Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc, không có tỉnh nào sau đây? A. Lạng Sơn. B. Tuyên Quang. C. Cao Bằng. D. Hà Giang. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta? A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. B. Hà Nội, Cần Thơ. C. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng. D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào dưới đây không thuộc Bắc Trung Bộ? A. Vũng Áng. B. Nghi Sơn. C. Hòn La. D. Chu Lai. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng của Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. Hạ Long, Thái Nguyên. B. Hạ Long, Điện Biên Phủ. C. Hạ Long, Lạng Sơn. D. Thái Nguyên, Việt Trì. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết chè được trồng nhiều ở các tỉnh nào sau đây? A. Kon Tum, Gia Lai. B. Lâm Đồng, Đắk Lắk. C. Gia Lai, Đắk Lắk. D. Lâm Đồng, Gia Lai. Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng? A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Cần Thơ. B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà. C. Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu. D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Cần Thơ. Câu 9: Căn cứ vào Atlat trang 30, tỉnh nào sau đây không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Nam? A. Bình Phước. B. Bình Dương. C. Bà Rịa - Vũng Tàu. D. Bình Thuận. Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cao nguyên có độ cao cao nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là A. Kon Tum. B. Đăk Lăk. C. Mơ Nông. D. Lâm Viên. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về chế độ nhiệt ở nước ta? A. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam. B. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam. Trang 1/6
  2. C. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C (trừ các vùng núi). D. Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo không gian. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhận xét nào sâu đây không đúng về dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta? A. Dân số nông thôn luôn cao gấp nhiều lần dân số thành thị. B. Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng. C. Dân số thành thị chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng ngày càng tăng. D. Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng ngày càng giảm. Câu 13: Cho bảng số liệu: SỐ LƯỢT HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN PHÂN THEO NGÀNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2014 (Đơn vị: triệu lượt người) Năm Đường sắt Đường bộ Đường thủy Đường hàng không 2005 12,8 1 173,4 156,9 6,5 2010 11,2 2 132,3 157,5 14,2 2014 12,0 2 863,5 156,9 24,4 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi số lượt hành khách vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 2005 - 2014? A. Đường sắt tăng liên tục. B. Đường bộ có xu hướng giảm. C. Đường thủy giảm liên tục. D. Đường hàng không tăng liên tục. Câu 14: Cho bảng số liệu sau: LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM. (Đơn vị: mm) Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi Cân bằng ẩm Hà Nội 1667 989 +678 Huế 2868 1000 +1868 TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245 (Nguồn: sách giáo khoa Địa lí 12.NXB Giáo dục và đào tạo) Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ miền. Câu 15: Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi? A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng. B. Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. D. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ. Câu 16: Đây không phải đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay: A. Có thế mạnh lâu dài để phát triển. B. Đem lại hiệu quả kinh tế cao. C. Có tác động đến sự phát triển các ngành khác. D. Dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài. Trang 2/6
  3. Câu 17: Cho biểu đồ: SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2014 Nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2005 - 2014? A. Lúa hè thu tăng liên tục. B. Sản lượng lúa các vụ không đồng đều. C. Lúa đông xuân tăng liên tục. D. Lúa mùa luôn có sản lượng cao nhất. Câu 18: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng? A. Có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán. B. Số dân đông, mật độ cao nhất cả nước. C. Tài nguyên đất, nước trên mặt xuống cấp. D. Có đầy đủ khoáng sản cho công nghiệp. Câu 20: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong việc phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là A. lao động. B. thuỷ lợi. C. giống cây trồng. D. bảo vệ rừng. Câu 21: Hoạt động công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc ở A. Duyên hải miền Trung. B. Đông Nam Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đồng Bằng sông Cửu Long. Câu 22: Nhân tố có ý nghĩa quyết định tạo ra sự đa dạng các sản phẩm nông nghiệp nước ta: A. Địa hình. B. Khí hậu. C. Đất đai. D. Sông ngòi. Câu 23: Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là A. trình độ thâm canh. B. điều kiện về địa hình. C. đặc điểm về đất đai và khí hậu. D. truyền thống sản xuất của dân cư. Câu 24: Vùng công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ không có tỉnh nào sau đây? A. Quảng Ninh. B. Cao Bằng. C. Thái Nguyên. D. Vĩnh Phúc. Câu 25: Vấn đề cần đặc biệt chú ý trong quá trình phát triển ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là A. giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng thủy sản. B. hạn chế việc nuôi trồng để bảo vệ môi trường ven biển. C. khai thác hợp lí, đi đôi với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. D. ngừng hẳn việc đánh bắt ven bờ, đầu tư cho đánh bắt xa bờ. Trang 3/6
  4. Câu 26: Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long? A. Đất phù sa ngọt. B. Đất phèn. C. Đất mặn. D. Đất xám. Câu 27: Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình của đồng bằng sông Hồng? A. bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. B. có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. C. gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn. D. phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. Câu 28: Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của Đông Nam Bộ đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cấp bách, đặc biệt là A. xây dựng cơ sở hạ tầng. B. tăng cường cơ sở năng lượng. C. thu hút lao động có kĩ thuật. D. đào tạo công nhân lành nghề. Câu 29: Điểm nào sau đây không đúng với Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển. B. Vùng có các đồng bằng rộng lớn ven biển. C. Vùng có biển rộng lớn phía Đông. D. Vùng có nhiều thuận lợi để xây dựng cảng biển. Câu 30: Trở ngại lớn nhất để phát triển để phát triển nông nghiệp ở các tỉnh cực Nam Trung bộ là A. hạn hán. B. nạn cát bay. C. bão, lụt. D. lũ quét. Câu 31: Sản lượng lương thực bình quân đầu người ở đồng bằng sông Hồng thấp hơn mức trung bình của cả nước do A. diện tích đất canh tác khá lớn. B. người dân giàu kinh nghiệm. C. dân số đông nhất cả nước. D. thị trường tiêu thụ lớn. Câu 32: Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long trong việc cải tạo tự nhiên, vì rất cần thiết cho A. thau chua và rửa mặn đất đai. B. hạn chế nước ngầm hạ thấp. C. ngăn chặn sự xâm nhập mặn. D. tăng cường phù sa cho đất. Câu 33: Khu vực Đông Nam Á là cầu nối giữa hai lục địa nào? A. Lục địa Á – Âu và lục địa Bắc Mĩ. B. Lục địa Á và lục địa Âu. C. Lục địa Á – Âu và lục địa Phi. D. Lục địa Á – Âu và lục địa Ô- xtrây - li-a. Câu 34: Bốn công nghệ trụ cột của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là A. Công nghệ hóa học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. B. Công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu. C. Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. D. Công nghệ điện tử, công nghệ tin học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Câu 35: Cho bảng số liệu sau: TỈ SUẤT SINH THÔ, TỈ SUẤT TỬ THÔ CỦA CHÂU PHI VÀ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Đơn vị: ‰) Tỉ suất sinh thô Tỉ suất tử thô Châu Phi 34 12 Thế giới 20 9 Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi và thế giới năm 2008 lần lượt là? A. 2,2 ‰ và 1,1 ‰. B. 1,2% và 0,9%. C. 2,2% và 1,1%. D. 22,2 ‰ và 11,1 ‰. Câu 36: Cả vùng Tây Nam Á và Trung Á đều có đặc điểm chung là A. có con đường tơ lụa đi qua. B. có dân cư thưa thớt, mật độ trung bình dưới 100 người/km2 C. quốc gia nào cũng có sản lượng và trữ lượng dầu lớn. D. quốc gia nào cũng tiếp giáp với biển. Câu 37: Gần đây ngành công nghiệp nào có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh hàng đầu của các nước Đông Nam Á? Trang 4/6
  5. A. Khai thác than. B. Khai thác dầu khí. C. Sản xuất và lắp rắp ô tô. D. Chế biến thực phẩm. Câu 38: Năm 2016, dân số thế giới là 7,406 tỉ người, dân số Trung Quốc là 1,374 tỉ người. Vậy dân số Trung Quốc chiếm A. 20,6% dân số thế giới. B. 19,6% dân số thế giới. C. 18,6% dân số thế giới. D. 21,6% dân số thế giới. Câu 39: Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây? A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Câu 40: Cho biểu đồ về GDP/người của một số quốc gia qua các năm: (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu GDP/người của một số quốc gia qua các năm. B. Quy mô GDP/người của một số quốc gia qua các năm. C. Quy mô và cơ cấu GDP/người của một số quốc gia qua các năm. D. Tốc độ tăng trưởng GDP/người của một số quốc gia qua các năm. HẾT Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Trang 5/6
  6. ĐÁP ÁN ĐỀ THI MINH HỌA ĐỊA LI 12 (Trường THPT Đinh Tiên Hoàng) 1 A 11 B 21 C 31 C 2 B 12 D 22 B 32 A 3 B 13 D 23 C 33 D 4 A 14 A 24 A 34 C 5 D 15 B 25 D 35 C 6 C 16 D 26 B 36 B 7 D 17 D 27 A 37 C 8 C 18 C 28 B 38 C 9 D 19 D 29 B 39 B 10 D 20 B 30 A 40 D (Mỗi câu đúng là 0,25đ) Trang 6/6