Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 4 - Năm học 2017-2018

docx 3 trang nhatle22 3640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 4 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_dia_ly_lop_12_de_so_4_nam_hoc_2017_2018.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 4 - Năm học 2017-2018

  1. ĐỀ SỐ 4 (17-18) Câu 1. Quốc gia nào sau đây không thuộc châu Phi ? A. Nam Phi. B. Ai Cập. C. Mehico. D.Algeria. Câu 2. Thành phần dân cư Hoa Kỳ chiếm tỷ lệ cao nhất có nguồn gốc từ châu lục nào ? A. Châu Á. B. Châu Phi. C. Châu Âu. D. Mỹ Latinh. Câu 3. Ở nước ta, thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là do A. tiếp giáp với Biển Đông. B. nằm gần xích đạo, mưa nhiều. C. chịu ảnh hưởng của gió mùa. D. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng có giá trị sản xuất công nghiệp là A. dưới 9 nghìn tỉ đồng. B. từ 9 - 40 nghìn tỉ đồng. C. từ trên 40 - 120 nghìn tỉ đồng. D. trên 120 nghìn tỉ đồng. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây không có đường biên giới chung với Lào? A. Điện Biên. B. Sơn La. C. Kon Tum. D. Gia Lai. Câu 6. Nhận xét đúng nhất về sự phân bố dân cư của nước Nga là A. tập trung cao ở phía bắc và phía đông, thưa thớt ở phía tây và nam. B. tập trung cao ở phía bắc và nam, thưa thớt ở phía đông và tây. C. tập trung cao ở phía tây và nam, thưa thớt ở phía đông và bắc. D. tập trung cao ở phía đông và tây, thưa thớt ở phía nam và bắc. Câu 7. Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do A. có hiện tượng mưa phùn vào cuối mùa đông. B. mạng lưới sông ngòi dày đặc. C. được sự điều tiết của các hồ nước. D. nguồn nước ngầm phong phú. Câu 8. Đường kinh tuyến được coi như ranh giới phân chia hai miền tự nhiên (miền Đông và miền Tây) của Trung Quốc là A. kinh tuyến 1050Đ. B. kinh tuyến 1100Đ. C. kinh tuyến 1000Đ. D. kinh tuyến 950Đ. Câu 9. Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay là A. ra thành phố kiếm việc làm. B. phát triển ngành thủ công nghiệp ở nông thôn. C. tập trung thâm canh tăng vụ. D. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn. Câu 10. Biểu hiện nào sau đây chứng minh rằng EU là trung tâm thương mại hàng đầu thế giới? A. Chiếm 31% tổng GDP của thế giới. B. Chiếm 59% trong viện trợ phát triển của thế giới. C. Chiếm 7,1% dân số thế giới. D. Chiếm 37,7% trong xuất khẩu của thế giới. Câu 11. Than antraxit ở nước ta tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây? A. Yên Bái. B. Sơn La. C. Thái Nguyên. D. Quảng Ninh. Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 14, hãy cho biết hướng của lát cắt địa hình A – B. A. Tây Bắc - Đông Nam. B. Tây Nam - Đông Bắc. C. Bắc – Nam. D. Đông – Tây. Câu 13. Diện tích đất nông nghiệp nước ta ngày càng bị thu hẹp do A. thoái hóa đất do canh tác không hợp lí. B. khí hậu diễn biến thất thường. C. khai thác quá mức rừng phòng hộ đầu nguồn. D. chuyển đổi mục đích sang đất chuyên dùng và thổ cư. Câu 14. Đặc điểm nào sau đây đúng trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu công nghiệp của nước ta? A. Đầu tư dàn trải cho nhiều ngành cùng một lúc. B. Đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn. C. Tập trung phát triển công nghiệp cơ khí nông nghiệp. D. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt. Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh nào của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có GDP bình quân đầu người từ 15 đến 18 triệu đồng? A. Phú Yên. B. Khánh Hòa. C. Ninh Thuận. D. Bình Thuận. Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, hãy cho biết 2 cửa khẩu quốc tế nào sau đây nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia? A. Lao Bảo, Hoa Lư. B. Cha Lo, Xa Mát. C. Vĩnh Xương, Mộc Bài. D. Mộc Bài, Lao Bảo. Câu 17. Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là A. điều hoà nguồn nước của các sông. B. tạo sự đa dạng sinh học. C. điều hoà khí hậu, chắn gió bão. D. cung cấp gỗ và lâm sản quý. Câu 18. Một trong những đặc điểm của mạng lưới đường ô tô của nước ta là A. về cơ bản đã phủ kín các vùng. B. mật độ thuộc loại cao nhất khu vực. C. hơn một nửa đã được trải nhựa. D. chủ yếu chạy theo hướng Bắc - Nam. Câu 19. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm nào? A. 2007. B. 2008. C. 2009. D. 2010. Câu 20. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm A. địa hình, khí hậu, nước. B. khí hậu, di tích, lễ hội. C. nước, địa hình, lễ hội. D. khí hậu, di tích, địa hình. Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 25, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng khi nói về khách du lịch và doanh thu về du lịch nước ta giai đoạn 1995 – 2007? A. Khách nội địa thấp hơn khách quốc tế qua các năm. B. Doanh thu du lịch tăng liên tục qua các năm. C. Khách quốc tế tăng chậm hơn khách nội địa qua các năm. D. Khách nội địa biến động qua các năm.
  2. Câu 22. Ở Đồng bằng sông Hồng việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất phải gắn liền với A. thâm canh tăng vụ. B. cải tạo đất hoang hóa. C. phát triển thủy lợi. D. giải quyết nước tưới vào mùa khô. Câu 23. Vùng gò đồi trước núi vùng Bắc Trung Bộ có thế mạnh về A. chăn nuôi gia súc lớn. B. chăn nuôi gia cầm. C. trồng cây công nghiệp hàng năm. D. trồng cây lương thực. Câu 24. Duyên hải Nam Trung Bộ có hoạt động dịch vụ hàng hải phát triển mạnh do A. có nhiều vịnh nước sâu để xây dựng cảng. B. cửa ngỏ ra biển của Tây Nguyên, Campuchia. C. tỉnh nào cũng giáp biển, vùng biển rộng. D. ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Câu 25. Ngã ba biên giới Việt Nam – Lào - Campuchia thuộc tỉnh nào sau đây? A. Kon Tum. B. Gia Lai. C. Đắk Nông. D. Đắk Lắk. Câu 26. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong nền kinh tế của cả nước? A. Dẫn đầu về sản lượng lương thực, thực phẩm. B. Dẫn đầu về tổng sản phẩm trong nước. C. Dẫn đầu về giá trị sản lượng công nghiệp. D. Dẫn đầu về giá trị hàng xuất khẩu. Câu 27. Hệ sinh thái rừng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. rừng ngập mặn và rừng tràm. B. rừng nhiệt đới rụng lá và rừng ngập mặn. C. rừng ngập mặn và rừng thưa. D. rừng khộp và rừng tràm. Câu 28. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. thủy lợi. B. lao động. C. giống cây trồng. D. máy nông nghiệp. Câu 29. Huyện đảo Lý Sơn và huyện đảo Phú Quý ở nước ta lần lượt thuộc các tỉnh nào sau đây? A. Quảng Trị, Bình Thuận. B. Quảng Ngãi, Khánh Hòa. C. Quảng Ngãi, Bình Thuận. D. Khánh Hòa, Bình Thuận. Câu 30. Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc? A. Nguồn lao động có số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước. B. Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm. C. Có thế mạnh khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng. D. Có quốc lộ 5 và 18 gắn kết cả Bắc Bộ với cụm cảng Hải Phòng – Cái Lân. Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng nào? A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Tây Nam. D. Đông Nam. Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương? A. Đà Nẵng. B. Cần Thơ. C. Hải Phòng. D. Huế. Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2000 và năm 2007? A. Tỉ trọng nông nghiệp và lâm nghiệp giảm, thủy sản tăng. B. Tỉ trọng nông nghiệp giảm, lâm nghiệp và thủy sản tăng. C. Tỉ trọng nông nghiệp tăng, lâm nghiệp giảm và thủy sản tăng. D. Tỉ trọng nông nghiêp tăng , lâm nghiệp và thủy sản giảm. Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản lượng thủy sản khai thác cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long? A. Bạc Liêu. B. Kiên Giang. C. Sóc Trăng. D. Cà Mau. Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tên khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Mộc Bài. B. Đồng Tháp. C. An Giang. D. Hà Tiên. Câu 36. Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %) Năm 2000 2014 Trồng trọt 78,3 73,4 Chăn nuôi 19,3 25,1 Dịch vụ nông nghiệp 2,4 1,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016) Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta năm 2000 và 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Miền. B. Tròn. C. Đường. D. Cột. Câu 37. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC QUA MỘT SỐ NĂM (Đơn vị: %) Năm 1985 1995 2004 2014 Xuất khẩu 39,3 53,5 51,4 54,5 Nhập khẩu 60,7 46,5 48,6 45,5 Theo bảng số liệu trên, cán cân thương mại của Trung Quốc trong giai đoạn 1985-2014 có xu hướng A. chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu. B. chuyển từ nhập siêu sang cân bằng.
  3. C. chuyển từ xuất siêu sang cân bằng. D. chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu. Câu 38. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %) Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2015 Tốc độ tăng trưởng GDP 5,1 1,5 2,3 2,5 4,7 0,5 Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giảm liên tục. B. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản cao hàng đầu thế giới. C. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản không ổn định. D. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản thấp và hầu như không biến động. Câu 39. Cho biểu đồ: Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2005 - 2011? A. Diện tích lúa tăng, giảm không ổn định. B. Diện tích lúa có xu hướng tăng. C. Năng suất lúa có xu hướng giảm. D. Diện tích giảm, năng suất tăng. Câu 40. Cho biểu đồ: CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC PHÂN THEO VÙNG GIAI ĐOẠN 2000-2014. Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác phân theo vùng ở nước ta giai đoạn 2000 - 2014? A. Hai vùng có tỉ trọng lớn nhất đều có xu hướng tăng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ có tỉ trọng lớn thứ hai. C. Đồng bằng sông Cửu Long luôn là vùng có sản lượng thủy sản khai thác đứng đầu cả nước. D. Tỉ trọng các vùng còn lại của nước ta có xu hướng tăng.