Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 3 - Năm học 2017-2018

docx 4 trang nhatle22 3480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 3 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_dia_ly_lop_12_de_so_3_nam_hoc_2017_2018.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 3 - Năm học 2017-2018

  1. ĐỀ SỐ 3 (17-18) Câu 1. Tạo ra những giống mới không có trong tự nhiên là thành tựu của lĩnh vực công nghệ nào sau đây? A. Sinh học. B. Vật liệu. C. Thông tin. D. Năng lượng. Câu 2. Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển không gây ra những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội? A. Chất lượng cuộc sống thấp. B. Thiếu nguồn lao động thay thế. C. Ô nhiễm môi trường. D. Nạn thất nghiệp tăng lên. Câu 3. Tây Nam Á - khu vực nổi tiếng thế giới với loại tài nguyên khoáng sản là A. than đá. B. dầu mỏ. C. kim cương. D. vàng. Câu 4. Yếu tố nào sau đây làm cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta? A. địa hình có dạng hình cánh cung đón gió. B. nằm trong vùng nội chí tuyến. C. nằm gần trung tâm của gió mùa mùa đông. D. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 22, hãy cho biết sản lượng điện của nước ta từ năm 2000 - 2007 có sự thay đổi theo hướng A. giảm liên tục. B. giảm không liên tục. C. tăng liên tục. D. tăng không liên tục. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cảng biển Cửa Lò và Thuận An thuộc tỉnh nào sau đây? A. Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế. B. Nghệ An, Quảng Bình. C. Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế. D. Nghệ An, Thừa Thiên - Huế. Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không đúng với hoạt động của bão ở Việt Nam? A. Mùa bão chậm dần từ Nam ra Bắc. B. Mùa bão thường bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI. C. 70% số cơn bão tập trung vào các tháng VIII, IX, X. D. Tập trung nhiều nhất vào tháng IX. Câu 8. Nhận định nào sau đây không phải là chiến lược phát triển dân số và sử dụng hiệu quả nguồn lao động của nước ta? A. Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm kiềm chế tốc độ tăng dân số. B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang các nước. C. Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp. D. Khuyến khích dân nông thôn di cư ra thành thị. Câu 9. Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước ĐNA hiện nay là A. chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước. B. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài. C. phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi vốn lớn, công nghệ hiện đại. D. ưu tiên phát triển các ngành truyền thống. Câu 10. Nơi tập trung nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên của nước Nga là A. Đồng bằng Đông Âu. B. Đồng bằng Tây Xi - bia. C. Cao nguyên Trung Xi - bia. D. Dãy núi U ran. Câu 11. Nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm dân cư của Trung Quốc? A. Là nước đa dân tộc với hơn 50 dân tộc khác nhau. B. Là nước đông dân nhất thế giới. C. Phân bố dân cư không đồng đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông. D. Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên ngày càng tăng. Câu 12. Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng nào sau đây? A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng Bằng Sông Hồng. C. Tây Nguyên. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 13. Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển mạnh của ngành chăn nuôi ở nước ta trong giai đoạn vừa qua là A. thị trường đã được mở rộng cả trong lẫn ngoài nước. B. cơ sở vật chất kỹ thuật cho chăn nuôi đã được tăng cường. C. công tác thú y đã được phát triển mạnh, hạn chế lây lan dịch bệnh. D. nguồn thức ăn cho chăn nuôi đã được đảm bảo tốt hơn. Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không phải là một đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? A. có tác động đến sự phát triển các ngành khác. B. có thế mạnh lâu dài để phát triển. C. đem lại hiệu quả kinh tế cao. D. chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Câu 15. Điểm nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp? A. Hạ giá thành sản phẩm. B. Tăng năng suất lao động. C. Đa dạng hóa sản phẩm. D. Nâng cao chất lượng. Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu lượng nước trung bình của sông Hồng (trạm Hà Nội) lớn nhất vào tháng nào trong năm? A. Tháng VI. B. Tháng VII. C. Tháng VIII. D. Tháng IX. Câu 17. Biện pháp quan trọng nhất để tăng sản lượng lương thực trong điều kiện đất nông nghiệp có hạn ở nước ta là A. đẩy mạnh thâm canh tăng vụ. B. trồng nhiều cây hoa màu.
  2. C. phát triển mô hình kinh tế vườn. D. khai hoang mở rộng diện tích. Câu 18. Nhân tố tác động đến việc phân bố các khu công nghiệp, khu chế xuất nước ta đó là A. vị trí địa lý. B. thị trường. C. nguồn lao động. D. cơ sở hạ tầng. Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió mùa mùa hạ thổi vào nước ta theo hướng nào? A. Tây Nam. B. Tây Bắc. C. Đông Nam. D. Đông Bắc. Câu 20. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm A. di tích, lễ hội. B. địa hình, di tích. C. di tích, khí hậu. D. lễ hội, địa hình. Câu 21. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Thanh Hóa. B. Phú Thọ. C. Bắc Giang. D. Tuyên Quang. Câu 22. Đặc điểm nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng? A. sản lượng lúa lớn nhất cả nước. B. năng suất lúa cao nhất cả nước. C. dân số tập trung đông nhất cả nước. D. có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm nhất cả nước. Câu 23. Ở Bắc Trung Bộ cây cà phê được trồng chủ yếu ở A. Nghệ An - Quảng Trị. B. Thanh Hóa - Nghệ An. C. Quảng Bình - Quảng Trị. D. Thanh Hóa - Quảng Bình. Câu 24. Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng to lớn hơn Bắc Trung Bộ về A. nuôi trồng và khai thác thủy sản. B. sản xuất lương thực, cây công nghiệp. C. khai thác và chế biến khoáng sản. D. khai thác rừng và chế biến lâm sản. Câu 25. Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là A. xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh. B. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. C. phát triển các mô hình kinh tế trang trại. D. thay đổi giống cây trồng năng suất cao. Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúngvới giá trị sản xuất nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2007? A. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 2 lần. B. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 3 lần. C. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 4 lần. D. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 5 lần. Câu 27. Huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Trị. B. Quảng Ninh. C. Quảng Ngãi. D. Bình Thuận. Câu 28. Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? A. Mức đóng góp cho GDP cả nước cao hơn rất nhiều so với hai vùng còn lại. B. Đứng đầu trong ba vùng về tốc độ tăng trưởng. C. Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm tỉ lệ cao so với hai vùng còn lại. D. Trong cơ cấu theo ngành, tỉ trọng lớn nhất thuộc về dịch vụ. Câu 29. Vùng đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về A. chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công nghiệp lâu năm. B. trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm. C. trồng rừng bảo vệ môi trường sinh thái. D. chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực, thực phẩm. Câu 30. Giải pháp nào sau đây không phù hợp với việc cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long? A. Lai tạo giống lúa chịu phèn, chịu mặn. B. Đẩy mạnh khai thác các nguồn lợi từ lũ. C. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế. D. Khai thác rừng ngập mặn nuôi tôm. Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết trong số các tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Campuchia, không có tỉnh nào sau đây? A. KonTum. B. Quảng Nam. C. An Giang. D. Kiên Giang. Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị đặc biệt của nước ta là các đô thị nào sau đây? A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Hà Nội, Đà Nẵng. C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. D. Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng? A. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. B. Hải Phòng, Bà Rịa- Vũng Tàu. C. Hà Nội, Hải Phòng. D. Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một. Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 24, hãy cho biết nhận định nào sau đây là không đúng khi nhận xét về giá trị xuất – nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 – 2007? A. Giá trị xuất khẩu tăng. B. Giá trị nhập khẩu tăng. C. Nhập siêu qua các năm. D. Xuất siêu qua các năm. Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có GDP bình quân đầu người dưới 6 triệu đồng/người của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? A. Tây Ninh. B. Bình Phước. C. Đồng Nai. D. Tiền Giang. Câu 36. Cho bảng số liệu: LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Hà Nội 1676 989 Huế 2868 1000 TP. Hồ Chí Minh 1931 1686
  3. (Nguồn: SGK Địa lí 12, NXB GD Việt Nam 2015) Nhận xét nào đúng về lượng mưa của ba địa điểm trên? A. Huế có lượng mưa cao nhất, tiếp theo là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. B. Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam, Huế có lượng mưa cao nhất. C. Lượng mưa không ổn định, Huế có lượng mưa cao nhất. D. Lượng mưa giảm từ Nam ra Bắc, Hà Nội có lượng mưa thấp nhất. Câu 37.Cho bảng số liệu : CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005-2015 (Đơn vị: %) Năm 2005 2010 2012 2014 Tổng diện tích 100,0 100,0 100,0 100,0 Cây hàng năm 34,5 28,4 24,7 23,9 Cây lâu năm 65,5 71,6 75,3 76,1 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, NXB Thống kê, 2015) Nhận xét nào sau đây không đúng với sự thay đổi cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta, giai đoạn 2005 -2015 theo bảng số liệu trên? A. Tỷ trọng cây hàng năm giảm liên tục. B. Tỷ trọng cây lâu năm tăng liên tục. C. Tỷ trọng cây lâu năm luôn lớn hơn cây hàng năm. D. Tỷ trọng cây hàng năm biến động không ổn định. Câu 38. Cho bảng số liệu: GDP CỦA THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA 2014 QG/khu vực Thế giới EU Hoa Kỳ Nhật Bản Trung Quốc GDP (tỉ USD) 76 858,2 18 514,0 17 419,0 4 601,5 10 354,8 Theo bảng số liệu trên, để thể hiện tỉ trọng GDP của EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc so với thế giới năm 2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Tròn. B. Cột. C. Đường. D. Miền. Câu 39. Cho biểu đồ sau: Nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của khu vực Tây Nam Á giai đoạn 1995- 2010? A. Dầu thô khai thác tăng liên tục. B. Dầu thô tiêu dùng tăng nhiều hơn dầu thô khai thác. C. Dầu thô tiêu dùng tăng liên tục. D. Dầu thô khai thác luôn cao hơn dầu thô tiêu dùng. Câu 40. Cho biểu đồ: % 250 228 234 208 200 186 177 181 169 168 154 150 133 129 124 128 127 121 100 50 0 1990 2000 2005 2010 2012 2014 Năm Diện tích Năng suất Sản lượng TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2014 Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây đúng về tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2014?
  4. A. Năng suất lúa cả năm tăng – giảm thất thường. B. Sản lượng lúa cả năm của nước ta tăng trưởng bấp bênh. C. Diện tích lúa cả năm ở nước ta có xu hướng tăng liên tục. D. Diện tích lúa tăng chậm, năng suất và sản lượng lúa tăng nhanh.