Đề kiểm tra môn Địa lý 6 - Học kì 2

doc 6 trang nhatle22 2210
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa lý 6 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_dia_ly_6_hoc_ki_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa lý 6 - Học kì 2

  1. Họ tên: Phạm Mỹ Hạnh Giáo viên địa lí – trường THCS Nguyễn Văn Thuộc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 6 MÔN ĐỊA LÍ 1. Mục tiêu kiểm tra - Kiến thức: Để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong các nội dung của học kì II (Lớp vỏ khí, lớp nước.) - Kỹ năng :Rèn kĩ năng tính toán cho học sinh - Thái độ: Yêu thích môn học, tự giác tích cực trong học tập rèn luyện liên hệ bản thân. - Năng lực: Điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học làm sao góp phần hình thành và phát triển các năng lực phẩm chất của HS. 2. Hình thức kiểm tra - Kết hợp câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn với tỉ lệ tự luận 60%, trắc nghiệm 40% 3. Ma trận đề Vận dụng Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nội dung Vận dụng cao thấp (chủ đề) 1.Lớp vỏ khí - Biết được - Hiểu được - Tính giá trị thành phần đặc điểm các nhiệt độ trung của không loại gió và đai bình địa khí, tỉ lệ mỗi khí áp cao , phương thành phần thấp trên Trái của lớp vỏ Đất khí. - So sánh sự -Tính được sự - Biết được khác nhau thay đổi của các tầng của giữa thời tiết khí quyển và khí hậu khí hậu theo độ cao -Nêu khái
  2. niệm thời tiết và khí hậu Số điểm:6,75 TN: 4 câu TN: 2 câu TN: 1 câu Tỉ lệ: 67,5 % Số điểm: 1,0 Số điểm :0,5 Số điểm: 0,25 TL 1 câu TL: 1 câu TL: 1 câu Số điểm :2,0 Số điểm: 1,0 Số điểm: 2,0 2.Lớp nước - Nêu được -Hiểu được Hiểu được Liên hệ thực khái niệm các vận động phân loại hồ tế địa phương sông, phụ lưu, của biển và và xác định vị về lợi ích sông chi lưu, lưu đại dương. trí của một số ngòi. lượng nước. hồ. - Biết được độ muối của nước biển và đại dương Số điểm:3,25 TN: 6 câu TN : 2 câu TN: 1 câu TL: 1 câu Tỉ lệ: 32,5 % Số điểm: 1,5 Số điểm:0,5 Số điểm: 0,25 Số điểm : 1,0 TSĐ = 10 Số điểm 4,5 Số điểm 2,0 Số điểm 2,5 Số điểm 1,0 điểm 45% TSĐ 20 % TSĐ 25% TSĐ 10% TSĐ Tỉ lệ : 100% 4.Đề kiểm tra: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) (Mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1.Thành phần chính của không khí bao gồm A. khí nitơ, khí ôxi, khí cácbonic. B. khí ôxi, khí cacbonic, khí khác. C. khí nitơ, khí cacbonic, hơi nước và các khí khác. D. khí nitơ, khí ôxi, hơi nước và các khí khác.
  3. Câu 2.Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong thành phần của không khí là A. khí cacbonnic. C. khí ôxi. B. khí nitơ. D.hơi nước. Câu 3. Từ mặt đất trở lên có các tầng khí quyển lần lượt là A. tầng đối lưu, tầng cao khí quyển, tầng bình lưu. B. Bình lưu, tầng cao khí quyển, tầng đối lưu. C. tầng bình lưu, đối lưu, tầng cao khí quyển. D. tầng đối lưu, bình lưu, tầng cao khí quyển. Câu 4. Tầng khí quyển nào luôn có sự chuyển động không khí theo chiều thẳng đứng? A. Tầng đối lưu. C. Tầng giữa. B. Tầng bình lưu. D. Các tầng cao của khí quyển. Câu 5. Câu nào sau đây không đúng về nguồn cấp nước của sông? A. Nước biển. C.Nước ngầm. B. Nước băng tuyết tan. D.Nước mưa. Câu 6. Hệ thống sông bao gồm A. sông chính, chi lưu, cửa sông. B. sông chính phụ lưu, cửa sông. C. sông chính, phụ lưu, chi lưu. D. sông chính, lưu vực, nguồn cấp nước. Câu 7. Lưu lượng nước của sông được thể hiện bằng đơn vị nào? A. m/s C. m2/s B. m3/s D. km3/s Câu 8. Thủy chế của sông là A. nguồn cung cấp nước chính cho sông. B. dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. C. lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó. D. nhịp điệu thay đổi lưu lượng của một con sông trong một năm.
  4. Câu 9. Các con sông có nguồn cấp nước chính là nước băng tuyết tan mùa lũ sẽ vào thời gian nào? A. Mùa xuân hè. C. Mùa thu đông. B. Mùa hè thu. D.Mùa đông xuân. Câu 10. Độ muối trung bình của nước biển và đại dương trên thế giới là A. 30 %o . C. 33 %o. B. 32%o. D.35%o. Câu 11. Các đai áp thấp nằm ở vĩ độ bao nhiêu? A. 00, 300. C. 00, 900. B.00, 600. D. 300, 900. Câu 12. Sự lệch hướng chuyển động các loại gió trên Trái Đất là do A. sức ép của không khí. B. chênh lệch nhiệt độ giữa đất liền và đại dương. C. các khí áp phân bố xen kẽ nhau. D. vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. Câu 13. Sóng là hình thức dao động của nước biển theo A. chiều sâu. C. chiều thẳng đứng. B. chiều ngang. D. chiều của gió thổi . Câu 14. Nguyên nhân nào sinh ra hiện tượng thủy triều? A. Lực hút của Mặt Trăng. C. Sóng biển di chuyển. B. Lực hấp dẫn. D. Gió thổi. Câu 15. Trong những hồ sau, hồ nào là hồ nhân tạo ở nước ta? A. Hồ Tây. C. Hồ Tơ Nưng. B. Hồ Trị An. D. Hồ Than Thở.
  5. Câu 16. Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tháng ở Hà Nội Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 (oC) Theo bảng số liệu, nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là A. 22,5oC. C. 23,5 oC. B. 23 oC. D. 24 oC. B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1. (3 điểm) Thế nào là khí hậu, thời tiết? So sánh sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết? Câu 2. (2 điểm) Một ngọn núi A có độ cao 3000m, người ta đo được nhiệt độ chân núi là 28oC. Hãy tính nhiệt độ đỉnh núi? Câu 3. (1 điểm) Hãy kể tên 3 dòng sông ở Việt Nam mà em biết và nêu giá trị của các con sông này? 5. Hướng dẫn chấm và thang điểm A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D B D A A C B D Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A C B D C A B C B.TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 3,0 Thế nào là khí hậu, thời tiết? 2,0 - Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn. 1,0 - Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết, ở một địa
  6. phương trong nhiều năm. 1,0 So sánh sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết? 1,0 -Thời tiết thể hiện hiện tượng khí tượng trong thời gian ngắn, 0,5 thường xuyên thay đổi, không ổn định. -Khí hậu thể hiện hiện tượng khí tượng trong thời gian dài, 0,5 có tính quy luật. 2 2,0 Theo quy luật thay đổi nhiệt độ theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC. Vậy lên cao 3000m nhiệt độ sẽ giảm 1,0 18oC Nhiệt độ đỉnh núi là: 28-18 = 10 oC 1,0 (Học sinh chỉ ghi kết quả cho 0,5 điểm) 3 1,0 - Học sinh kể đúng tên 3 dòng sông ở Việt Nam 0,5 - Giá trị của sông ngòi: 0,5 + Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất + Giá trị thủy điện, thủy lợi + Giá trị du lịch. + Giá trị nuôi trồng thủy sản (học sinh kể ít nhất 3 giá trị)