Đề kiểm tra môn Công nghệ Lớp 7 - Học kì II (Bản đẹp)

doc 3 trang nhatle22 7420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Công nghệ Lớp 7 - Học kì II (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_cong_nghe_lop_7_hoc_ki_ii_ban_dep.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Công nghệ Lớp 7 - Học kì II (Bản đẹp)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 CÔNG NGHỆ 7 Họ và tên : KIỂM TRA HỌC KỲ II Lớp: MÔN: CÔNG NGHỆ 7 (Thời gian 35 phút ) ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN I. Phần trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu A, B, C, D trả lời em cho là đúng: Câu 1. Câu nào sau đây thể hiện tầm quan trọng của chuồng nuôi? A. Nhiệt độ thích hợp. B. Bảo vệ sức khoẻ vật nuôi C. Nâng cao năng suất chăn nuôi D. Cả B và C đều đúng. Câu 2. Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi là làm những công việc gì? A. Vệ sinh chuồng, máng ăn, nước uống. B. Vận động hợp lí. C. Vệ sinh chuồng, tắm, chải. D. Tắm, chải, vệ sinh, thức ăn. Câu 3. Thức ăn được gọi là giàu gluxit khi có hàm lượng gluxit tối thiểu là: A. 30% B. 50% C. 20% D. 14% Câu 4. Người ta thường làm chuồng nuôi quay về hướng nào? A. Nam hoặc Đông Tây. B. Nam hoặc Đông Bắc. C. Nam hoặc Đông Nam. D. Nam hoặc Bắc. Câu 5. Để chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản đạt kết quả thì cần chú ý đến những giai đoạn nào ? A. Giai đoạn nuôi thai, giai đoạn nuôi con B. Giai đoạn tạo sữa nuôi con, giai đoạn nuôi con C. Giai đoạn nuôi cơ thể mẹ, giai đoạn nuôi con D. Giai đoạn mang thai, giai đoạn nuôi con Câu 6: Để chuồng nuôi hợp vệ sinh thì độ ẩm trong chuồng phải từ: A. 60%→65% B. 60%→75% C. 60% →85% D. 60%→95% Câu 7. Trong các loại thức ăn sau, loại nào chiếm nhiều nước nhất trong thành phần hoá học của chúng? A. Rơm lúa B. Rau muống C. Bột cá D. Khoai lang củ Câu 8. Hãy cho biết thành phần dinh dưỡng nào sau đây được hấp thụ thẳng qua ruột vào máu? A. Nước, protein B. Vitamin, gluxit C. Nước, vitamin D. Glixerin và axit béo Câu 9. Các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi nào sau đây là phương pháp vật lí? A. Cắt ngắn, ủ men B. Ủ men, hỗn hợp C. Xử lí nhiệt, cắt ngắn D. Kiềm hoá rơm, xử lí nhiệt Câu 10: Các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi nào sau đây là phương pháp hoá học? A. Kiềm hóa rơm rạ, đường hoá tinh bột B. Đường hoá tinh bột, xử lí nhiệt C. Xử lí nhiệt, kiềm hoá rơm rạ D. Cắt ngắn, nghiền nhỏ Câu 11. Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu? A. Từ thực vật, chất khoáng B. Từ cám, lúa, rơm C. Từ thực vật, cám D. Từ thực vật, động vật, chất khoáng Câu 12: Điền các từ: Glyxerin và axit béo, Gluxit, Axit amin, Ion khoáng vào chỗ trống: Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu. Prôtêin được cơ thể hấp thụ dưới dạng các Lipit được hấp thụ dưới dạng các ., . được hấp thụ dưới dạng đường đơn. Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các Các Vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu. Cơ Sở Bồi Dưỡng Kiến Thức Văn Hóa & LTĐH TRI THỨC VIỆT Trang 1 Bồi dưỡng Toán, Lý, Hóa, Anh, Văn, LTĐH Địa chỉ: 103 Phạm Tứ - Khuê Trung - Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng. ĐT: (0236).3.640.898– 0962.946.179-0935.405687
  2. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 CÔNG NGHỆ 7 Câu 13: Các phương pháp sau, phương pháp nào không phải là phương pháp sản xuất protein? A. Nuôi giun đất B. Nhập khẩu ngô, bột C. Chế biến sản phẩm nghề cá D. Trồng xen canh cây họ Đậu Câu 14: Điền các từ: kinh tế, sinh lí, sản xuất, khả năng vào chỗ trống: Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng trong cơ thể do tác động của yếu tố gây bệnh, làm giảm thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh, làm giảm sút khả năng và giá trị của vật nuôi. Câu 15: Điền các từ: kháng thể, vắc xin, miễn dịch, tiêu diệt mầm bệnh vào chỗ trống: Khi đưa vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2,0 đ ) Nêu nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi? Bệnh do yếu tố sinh học gây ra được chia làm mấy loại? Câu 2: (2,0 đ) Nêu cách phòng và trị bệnh cho vật nuôi? Câu 3: (3,0 đ). Nêu các biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non? Cơ Sở Bồi Dưỡng Kiến Thức Văn Hóa & LTĐH TRI THỨC VIỆT Trang 2 Bồi dưỡng Toán, Lý, Hóa, Anh, Văn, LTĐH Địa chỉ: 103 Phạm Tứ - Khuê Trung - Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng. ĐT: (0236).3.640.898– 0962.946.179-0935.405687
  3. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 CÔNG NGHỆ 7 ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM (3điểm ) Mỗi câu học sinh khoanh đúng 0,2 điểm : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D A B C D B B C C A D B Câu 12: Axit Amin; Glyxerin và axit béo; ion khoáng. Câu 14: sinh lý; khả năng; sản xuất; kinh tế. Câu 15: Vắc-xin; kháng thể; tiêu diệt mầm bệnh; miễn dịch. II. TỰ LUẬN 1. Nêu nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi? Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi: có 2 yếu tố -Yếu tố bên trong (di truyền) -Yếu tố bên ngoài như: cơ học, lí học, hoá học, sinh học. Bệnh do yếu tố sinh học gây ra được chia làm hai loại: +Bệnh truyền nhiễm: do vi sinh vật gây ra, lây lan nhanh thành dịch, làm chết nhiều vật nuôi. + Bệnh không truyền nhiễm: không phải do vi sinh vật gây, không lây lan nhanh thành dịch, không làm chết nhiều vật nuôi. 2. Nêu cách phòng và trị bệnh cho vật nuôi? Các cách phòng và trị bệnh cho vật nuôi. - Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi. - Tiêm phòng đầy đủ từng loại vắcxin. - Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. - Vệ sinh môi trường sạch sẽ. - Khi vật nuôi có triệu chứng bệnh hay dịch bệnh thì báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị. - Cách li vật nuôi bệnh với vật nuôi khoẻ 3. Nêu các biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non? Các biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non. - Nuôi vật nuôi mẹ tốt. - Giữ ấm cho cơ thể. - Cho bú sữa đầu vì sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể. - Tập cho vật nuôi non ăn sớm. - Cho vật nuôi non vận động và tiếp xúc nhiều với ánh sáng. - Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non. Cơ Sở Bồi Dưỡng Kiến Thức Văn Hóa & LTĐH TRI THỨC VIỆT Trang 3 Bồi dưỡng Toán, Lý, Hóa, Anh, Văn, LTĐH Địa chỉ: 103 Phạm Tứ - Khuê Trung - Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng. ĐT: (0236).3.640.898– 0962.946.179-0935.405687