Đề kiểm tra Khối 5 - Học kì 2 - Năm học 2019-2020 (Kèm đáp án)

docx 6 trang nhatle22 6870
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Khối 5 - Học kì 2 - Năm học 2019-2020 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_khoi_5_hoc_ki_2_nam_hoc_2019_2020_kem_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Khối 5 - Học kì 2 - Năm học 2019-2020 (Kèm đáp án)

  1. Trường TH Thứ ngày tháng 6 năm 2020 KIỂM TRA HỌC KỲ II Họ và Tên: . Lớp : 5 (Năm học : 2019 – 2020) Môn : Toán I.PHẦN TRẮC NGHIỆM Thời gian : 40 Phút Câu 1: (0,5 điểm) Lựa chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Chữ số 5 trong số 254,836 có giá trị là: a. 50 b. 500 000 c. 5 000 d. 50 000 Câu 2: (1điểm) Biết 25% của một số là 10. Hỏi số đó bằng bao nhiêu? a. 10 b. 20 c. 30 d. 40 Câu 3: (1 điểm)Diện tích hình tam giác có độ dài đáy 15m và chiều cao 9m là: a. 67,5m2 b. 675m2 c. 12m2 d. 135m2 Câu 4: (1 điểm) Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ với số học sinh của cả lớp là: a. 60% b. 40% c. 18% d. 30% Câu 5: (0,5điểm) Thể tích hình lập phương cạnh 1cm là: a. 4 cm3 b. 6 cm3 c. 1 cm2 d. 1 cm3 Câu 6: (1điểm) Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy là 18cm và 12cm, chiều cao 9 cm. a. 135 cm2 b. 315 cm2 c. 135 cm d. 153 cm2 II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 7: (2,0 điểm) Đặt tính rồi tính: a) 5 giờ 28 phút + 3 giờ 47 phút b) 6 năm 5 tháng – 3 năm 8 tháng c) 5 phút 12 giây 3 d) 13 giờ 20 phút : 4 Câu 8: (1,0 điểm) Tìm x: a) x 12,5 = 6 2,5 b) x – 1,27 = 13,5 : 4,5 Câu 9: (1,0 điểm) Lan đi học từ nhà đến trường bằng xe đạp với vận tốc 20 km/giờ, hết 15 phút. Tính quãng đường từ nhà Lan đến trường? Câu 10: (1,0 điểm) Một tấm gỗ dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 8dm, chiều rộng 6dm, chiều cao 20cm. Hỏi tấm gỗ nặng bao nhiêu ki lô gam, biết rằng 1dm 3 khối gỗ nặng 800g.
  2. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẦM BÀI MÔN TOÁN 5 HỌC KỲ II (Năm học 2019-2020) Câu 1 (0,5 điểm) a Câu 2: (1điểm) d Câu 3: (1,0 điểm) a Câu 4: (1điểm) a Câu 5: (0,5điểm) d Câu 6: (1điểm) a Câu 7: (2,0 điểm) Mỗi phép tính đúng 0,5 điểm a) 5 giờ 28 phút + 3 giờ 47 phút b) 6 năm 5 tháng – 3 năm 8 tháng 5 giờ 28 phút 6 năm 5 tháng 5 năm 17 tháng + - - 3 giờ 47 phút 3 năm 8 tháng 3 năm 8 tháng 8 giờ 75 phút = 9 giờ 15 phút 2 năm 9 tháng c) 5 giờ 12 phút 3 d) 13 giờ 20 phút : 4 5 giờ 12 phút 13 giờ 20 phút 4 3 1 giờ = 60 phút 3 giờ 20 phút 15 giờ 36 phút 80 phút 00 Câu 8: (1,0 điểm) Mỗi bài tìm x đúng 0,5 điểm a) x 12,5 = 6 2,5 b) x – 1,27 = 13,5 : 4,5 x 12,5 = 15 x – 1,27 = 3 x = 15 : 12,5 (0,25 điểm) x = 3 + 1,27 (0,25 điểm) x = 1,2 (0,25 điểm) x = 4,27 (0,25 điểm) Câu 9: (1,0 điểm) Đổi 15 phút = 0,25giờ (0,25 điểm) Quãng đường từ nhà đến trường là: (0,25 điểm) 20 x 0,25 = 5 (km) (0,5 điểm) Đáp số : 5 km. Câu 10: (1,0 điểm) Đổi 20 cm = 2 dm Thể tích tấm gỗ hình hộp chữ nhật là 8 x 6 x 2 = 96 dm3 Khối lượng của tấm gỗ là 96 x 800 = 76800 g = 76,8 kg Đáp số 76,8 kg
  3. MÔN TIẾNG VIỆT I. PHẦN ĐỌC HIỂU I. ĐỌC THẦM Con lật đật Ngày tôi mới chập chững bước đi, chuyện vấp té là một điều không thể tránh khỏi. Mỗi lần vấp té, tôi vẫn thường nằm lì trên sàn nhà, chờ mẹ tới dỗ dành hoặc cho quà mới chịu ngồi dậy. Có một lần, tôi bị té khá đau, mẹ dỗ mãi vẫn không nín khóc được. Lần này không phải tôi cố tình làm nũng mà thực sự là tôi rất đau. Mẹ bỗng đứng lên, mở cái tủ nhỏ xíu vẫn hay đựng những thứ linh tinh của mẹ. Rồi mẹ đem đến trước mặt tôi một con lật đật. Mẹ đặt con lật đật xuống đất, đẩy cho nó ngã lăn ra rồi nói: - Con hãy nhìn kìa, lật đật tuy nhỏ hơn con nhưng mỗi lần bị xô ngã, nó vẫn tự đứng dậy được. Nhìn xem con gái yêu của mẹ! Tôi nhìn con lật đật. Ðúng là khi bị xô ngã, lật đật bật dậy ngay. Tôi thích thú trước trò chơi mới và quên cả cái đau.Mẹ nhìn tôi cười dịu dàng và nói: - Con thấy không, dù thế nào đi nữa, lật đật cũng tự đứng dậy được. Lật đật rất ngoan và mẹ tin con gái của mẹ cũng ngoan như thế. Tôi đã nín khóc và cứ tròn xoe mắt nhìn con lật đật. Nó cứ lắc lư nhưng không bao giờ bị té. Ngày ấy tôi đã cố gắng giống như lật đật. Mỗi lần vấp té, tôi đều cố gắng bật dậy ngay. Mẹ vẫn hay gọi tôi là "Cô lật đật đáng yêu của mẹ". Bây giờ bên cạnh tôi không có mẹ. Tôi đã trưởng thành và phải tự mình lo liệu hết mọi thứ. Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ý muốn. Ðôi lúc mệt mỏi, chán chường, tôi muốn buông xuôi tất cả nhưng hình ảnh con lật đật và những lời động viên của mẹ cứ hiện về. Tôi lại tiếp tục bật dậy, bởi tôi đã quyết tâm làm một con lật đật ( Sưu tầm) II. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:( câu 1, 2, 3,4,6,7) /0.5đ 1.Lúc mới chập chững bước đi, mỗi lần vấp té, người con thường làm gì? A. nén chịu đau, bật dậy ngay B. khóc lóc thảm thiết, gọi mẹ hay người xung quanh đến nâng dậy. C. nằm lì trên sàn nhà đến khi nào hết đau thì thôi D. nằm chờ mẹ đến dỗ dành hoặc cho quà mới chịu ngồi dậy. 2. Một lần khác, vì sao sau khi con ngã, người mẹ dỗ mãi mà con vẫn không nín khóc? /0.5đ A.Vì người mẹ chưa cho con món quà đúng như mong muốn.
  4. B.Vì người con cố tình làm nũng với mẹ. C.Vì lần ngã này thật sự rất đau. D.Vì người con không hợp tác với mẹ. 3. Sau cùng, người con nín khóc nhờ điều gì? A. Người con thích thú nhìn con lật đật bị xô ngã nhưng bật dậy ngay. /0.5đ B. Mẹ mua cho người con một món quà mà con mong ước từ lâu: con lật đật. C. Mẹ đứng lên, mở cái tủ nhỏ xíu , lấy cho con xem những thứ linh tinh trong tủ . D. Khóc mãi , khóc mãi rồi thấm mệt nên người con không khóc nữa. 4. Khi trưởng thành, những lúc mệt mỏi chán chường, người con nghĩ về điều gì? /0.5đ A. Những món đồ chơi được mẹ mua cho thuở nhỏ, trong đó có con lật đật. B. Lúc còn nhỏ, mỗi lần ngã đau, mẹ luôn dịu dàng dỗ dành, nâng đỡ. C. Những món đồ đơn sơ gắn liền với thời thơ ấu hạnh phúc trong vòng tay của mẹ. D. Hình ảnh của con lật đật và những lời động viên của mẹ. 5. Câu chuyện trên khuyên chúng ta điều gì? /0.5đ / 0.5đ 6. Từ đồng nghĩa với từ “động viên” là: A. Động lực B. Khích lệ C. Dạy dỗ D. Khuyên nhủ 7. Các câu trong đoạn văn sau được liên kết bằng cách nào? /0.5đ “ Tôi đã nín khóc và cứ tròn xoe mắt nhìn con lật đật. Nó cứ lắc lư nhưng không bao giờ bị té. Ngày ấy tôi đã cố gắng giống như lật đật.” A. Lặp từ ngữ. B. Thay thế từ ngữ C. Sử dụng từ ngữ nối D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ 8. Dấu phẩy “,” có tác dụng gì trong câu sau ? /0.5đ “Mẹ đặt con lật đật xuống đất, đẩy cho nó ngã lăn ra” . 9. a) Qua hình ảnh của người mẹ trong câu chuyên trên, em hãy ghi lại từ ngữ chỉ /0.5đ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. /0.5đ b) Với từ vừa tìm được, em hãy viết 1 câu ghép ca ngợi người mẹ kính yêu của em.
  5. II. 1.Chính tả Viết bài:Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.(từ Hội thi bắt đâu .bắt đầu thổi cơm) 2.Tập làm văn Hãy tả lại một cây bóng mát trong sân trường em. ĐÁP ÁN Mỗi đáp án đúng được 0.5 đ 1. D 2. C 3. A 4. D 5. Diễn đạt hợp lý: 0.5 đ VD: - Không gục ngã/khuất phục/ trước khó khăn - Kiên cường vượt qua mọi thử thách để thành công - Khi thất bại không nản chí 6. B 7. D Câu 8: Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu (vị ngữ) Câu 9: dịu dàng/ hết lòng thương yêu con Câu 10: Đặt câu hợp lý, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm: 0.5 đ Thiếu chấm câu và viết hoa: 0đ