Đề kiểm tra khảo sát chất lượng môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2018-2019
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát chất lượng môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_khao_sat_chat_luong_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra khảo sát chất lượng môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2018-2019
- ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Tháng 9 năm 2018 Môn: Sinh học Khối lớp: 7 ( Thời gian làm bài: 45 phút) I.PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy kiểm tra: Câu 1: Đâu là động vật dùng làm thí nhiệm? A- Ngựa C- Chuột bạch B- Bò D- Chuột đồng Câu 2- Trùng giày có hình dạng nào sau đây? A- Đối xứng C- Có hình tròn B- Dẹt như chiếc giày D- Có roi Câu 3:Trùng roi xanh giống thực vật ở chỗ nào? A- Có diệp lục C- có roi B- Có roi và điểm mắt D- Có điểm mắt Câu 4: Động vật khác thực vật ở chỗ? A- Có khả năng di chyển C- Có chất diệp lục B- Tự dưỡng D- Tổng hợp chất hữu có từ nước và cacbonic II- PHẦN TỰ LUẬN ( 8 điểm) Câu 5( 1,5 điểm): Em hãy nêu sự giống nhau và khác nhau giữa động vật và thực vật? Câu 6( 4 điểm): Hãy nêu vai trò của động vật đối với đời sống con người?mỗi vai trò lấy ví dụ minh họa? Câu 7( 1,5 điểm): Tại sao bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi? Em hãy trình bày chính sách của Nhà nước trong công tác phòng chống bệnh sốt rét? Câu 8 ( 1 điểm): Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khỏe con người? HẾT ( Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
- HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Tháng 9 năm 2018 Môn: sinh học khối :7 I- PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Phương án C B A A II- PHẦN TỰ LUẬN ( 8 điểm) Gợi ý nội dung trả lời Điểm Câu 5 ( 1,5 điểm): Động vật và thực vật : + Giống nhau: Đều là các cơ thể sống, đều cấu tạo từ tế bào, lớn lên 0,5 và sinh sản. + Khác nhau: ĐV có khả năng Di chuyển, có hệ thần kinh và giác 0,5 quan, sống dị dưỡng nhờ vào chất hữu cơ có sẵn - TV: không di chuyển, không có HTKvà giác quan, sống tự 0,5 dưỡng, tự tổng hợp chất hữu cơ để sống. Câu 6( 4 điểm): vai trò của động vật đối với đời sống con người,mỗi vai trò lấy ví dụ minh họa: Động vật cung cấp nguyên liệu cho người: Thực phẩm, Lông, Da 1 - ví dụ: gà, vịt, bò Động vật dùng làm thí nghiệm:Học tập nghiên cứu khoa học, Thử 1 nghiệm thuốc. - ví dụ:chuột, thỏ Động vật hỗ trợ con người: Lao động, Giải trí,Thể thao, Bảo vệ an 1 ninh. -ví dụ: trâu, ngựa, chó. Động vật truyền bệnh cho con người 1 - ví dụ: muỗi, ruồi. Câu 7( 1,5 điểm): - bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì :ở đây môi trường thuận lợi 0,5 nhiều vùng lầy, nhiều cây cối rậm rạp, nên có nhiều loài muỗi Anôphen mang các mầm bệnh trùng sốt rét - chính sách của Nhà nước trong công tác phòng chống bệnh sốt rét: + Tuyên truyền người dân ngủ có màn. 0,5 + Dùng thuốc diệt muỗi nhúng màn miễn phí.Phát thuốc chữa cho 0,5 người bệnh.
- Câu 8 ( 1 điểm): Trùng kiết lị gây các vết loét ở thành ruột để nuốt hồng cầu, gây ra 1 băng huyết và sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tình mạng nếu không được chữa trị kịp thời.
- ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Tháng 10 năm 2018 Môn: Sinh học Khối lớp: 7 ( Thời gian làm bài: 45 phút) I.PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy kiểm tra: Câu 1: Loài sứa di chuyển bằng gì? A- roi C- bằng dù B- Bằng chân giả D- cả A,B,C Câu 2: Ngành giun dẹp có đặc điểm nào? A- Cơ thể có dạng túi. C- Ruột hình túi chưa có lỗ hậu môn. B- Ruột phân nhánh chưa có lỗ hậu môn. D- Cơ thể dẹt có đối xứng 2 bên. Câu 3: Loài nào dưới đây thuộc ngành giun tròn? A- Sán lá gan C- sán bã trầu B- Giun kim D- Sán dây dài Câu 4: Cách phòng tránh mắc bệnh giun hiệu quả nhất? A-Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân khi ăn uống, Tẩy giun định kì. B- Tẩy giun định kì. C- Giữ vệ sinh cá nhân. D- Không ăn quà vặt, ăn uống hợp vệ sinh. II- PHẦN TỰ LUẬN ( 8 điểm) Câu 5( 2 điểm): Nêu cấu tạo, dinh dưỡng và di chuyển của giun đũa? Câu 6 ( 3 điểm): Nêu lợi ích và tác hại của ngành ruột khoang? Câu 7( 1 điểm): Tại sao giun kim lại có vòng đời khép kín? câu 8( 2 điểm): Trình bày nơi sống, dinh dưỡng và sinh sản của sán là gan? HẾT ( Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
- HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Tháng 10 năm 2018 Môn: sinh học khối :7 I- PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Phương án C D B A II- PHẦN TỰ LUẬN ( 8 điểm) Gợi ý nội dung trả lời Điểm Câu 5 ( 2 điểm): Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng của giun đũa - Cấu tạo: + Hình trụ dài 25 cm. 0,25 + Thành cơ thể: biểu bì cơ dọc phát triển. 0,25 + Chưa có khoang cơ thể chính thức. 0,25 + Ống tiêu hoá thẳng: có lỗ hậu môn. 0,25 + Tuyến sinh dục dài cuộn khúc. 0,25 0,25 + Lớp cuticun có tác dụng làm căng cơ thể, tránh dịch tiêu hoá. - Di chuyển: Cơ thể cong duỗi giúp giun chui rúc. 0,25 - Dinh dưỡng: hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều. 0,25 Câu 6 ( 2 điểm): lợi ích và tác hại của ngành ruột khoang: * Lợi ích: + Trong tự nhiên: -Tạo vẻ đẹp thiên nhiên 0,5 0,5 -Có ý nghĩa sinh thái đối với biển + Đối với đời sống: - Làm đồ trang trí, trang sức: san hô 0,5 - Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất. 0,5 *Tác hại: - Một số loài gây độc, ngứa cho người: sứa. 0,5 - Tạo đá ngầm, ảnh hưởng đến giao thông 0,5 Câu 7( 1 điểm): giun kim lại có vòng đời khép kín vì: Do thói quen gãi đít rồi mút tay của trẻ em nên giun kim có vòng đời 1 khép kín
- Câu 8( 2 điểm): nơi sống, dinh dưỡng và sinh sản của sán là gan: * nơi sống - Sống trong nội tạng Trâu, Bò nên mắt và lông bơi tiêu giảm. 0,5 * Dinh dưỡng: - Hầu có cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí 0,5 sinh. - Giác bám, cơ quan tiêu hoá phát triễn. 0,5 * Sinh sản: - Sán lá gan lưỡng tính, cơ quan sinh dục phát triễn. 0,5