Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 12

doc 5 trang nhatle22 4800
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_lop_12.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 12

  1. ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ - Lớp: 12 THPT Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi gồm 04 trang) Câu 1: Hiện nay, vấn đề nào sau đây không còn diễn ra trên quy mô toàn cầu? A. Già hóa dân số. B. Bùng nổ dân số. C. Khủng bố. D. Ô nhiễm môi trường. Câu 2: Phần lãnh thổ nằm ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ của Hoa Kì được chia thành 3 vùng tự nhiên chủ yếu dựa vào yếu tố A. khí hậu. B. đất đai. C. địa hình. D. khoáng sản. Câu 3: Đặc điểm tự nhiên nào sau đây không đúng với khu vực Đông Nam Á? A. Địa hình phân hóa đa dạng. B. Khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều. C. Tài nguyên thiên phong phú. D. Đồng bằng chiếm phần lớn diện tích. Câu 4: Nguyên nhân cơ bản tạo nên sự khác biệt trong cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển là A. quy mô dân số. B. trình độ phát triển kinh tế - xã hội. C. sự giàu có về tài nguyên. D. tỉ lệ dân số thành thị. Câu 5: Xu hướng toàn cầu hóa đem lại cơ hội cho các nước đang phát triển là A. giảm dần sự phụ thuộc vào các nước phát triển. B. đẩy mạnh xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm. C. khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên. D. thu hút vốn đầu tư, đón đầu công nghệ hiện đại. Câu 6: Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ lần thứ tư trên thế giới diễn ra vào khoảng thời gian nào? A. Đầu thế kỷ XXI. B. Nửa cuối thế kỷ XX. C. Nửa đầu thế kỷ XX. D. Cuối thế kỷ XIX. Câu 7: Cho bảng số liệu về dân số Nhật Bản qua 3 năm: 1970, 2005 và 2014. (Đơn vị: triệu người) Năm 1970 2005 2014 Độ tuổi Dưới 15 tuổi 24,8 17,8 16,3 Từ 15 – 65 tuổi 71,8 85,4 77,0 Trên 65 tuổi 7,4 24,5 33,3 (Nguồn: Niên gián thống kê năm 2016) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu dân số Nhật Bản năm 1970, 2005 và 2014 là A. hình tròn. B. dạng miền. C. hình cột. D. đường biểu diễn. Câu 8: Cây công nghiệp nào sau đây hiện nay được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn được trồng ở Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ? A. Cao su. B. Cà phê. C. Hồ tiêu. D. Điều. Câu 9: Đến nay, tổ chức kinh tế có số thành viên đông nhất là A. EU. B. APEC. C. WTO. D. ASEAN. Câu 10: Vùng có tình trạng khô hạn nghiêm trọng và kéo dài nhất nước ta là A. Tây Bắc. B. Đông Nam Bộ. C. Tây Nguyên. D. Cực Nam Trung Bộ. Câu 11: Cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm ở nước ta thành 3 nhóm ngành là A. công dụng của sản phẩm. B. đặc điểm sản xuất.
  2. C. nguồn nguyên liệu. D. phân bố sản xuất. Câu 12: Khó khăn nào sau đây không đúng trong phát triển ngành thủy sản ở nước ta hiện nay? A. Nhiều thiên tai, nhất là bão. B. Phương tiện, ngư cụ đánh bắt còn thô sơ. C. Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. D. Công nghệ chế biến, bảo quản còn hạn chế. Câu 13: Vùng biển có diện tích lớn nhất nước ta là A. nội thủy. B. lãnh hải. C. tiếp giáp lãnh hải. D. đặc quyền kinh tế. Câu 14: Quá trình hình thành đất feralit diễn ra mạnh nhất ở vùng nào nước ta? A. Vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit. B. Vùng đồi núi cao trên đá mẹ axit. C. Vùng cao nguyên trên đá mẹ badan. D. Vùng trung du trên đá mẹ badan. Câu 15: Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm 85% diện tích lãnh thổ có ảnh hưởng đến đặc điểm nào của khí hậu nước ta? A. Khí hậu phân hóa theo mùa. B. Tính chất nhiệt đới được bảo toàn. C. Độ ẩm cao, lượng mưa lớn. D. Gió Tín phong hoạt động quanh năm. Câu 16: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, cho biết vùng núi nào có đặc điểm: phía đông là dãy núi cao, phía tây là các dãy núi trung bình, ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên, cao nguyên đá vôi? A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 17: Dân số nước ta năm 2012 là 88,6 triệu người, năm 2015 là 91,9 triệu người. Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình nước ta giai đoạn 2013 - 2015 là A. 2,43% B. 2,34% C. 1,34% D. 1,24% Câu 18: Trong các ngành công nghiệp chế biến sau, ngành nào ít được phân bố ở các đô thị lớn? A. Chè, cà phê, cao su. B. Rượu bia, nước ngọt. C. Thịt và các sản phẩm từ thịt. D. Sữa và các sản phẩn từ sữa. Câu 19: Ở miền khí hậu phía Bắc, trong mùa đông, khu vực Tây Bắc ấm hơn khu vực Đông Bắc vì A. nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình. B. bức chắn địa hình ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. C. Tây Bắc không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. D. vùng Tây Bắc có địa hình thấp hơn Đông Bắc. Câu 20: Tác động tích cực nhất của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta là A. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. B. nâng cao chất lượng cuộc sống. C. tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài D. tạo ra nhiều việc làm. Câu 21: Đặc điểm tự nhiên tương đồng tạo cho Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên đều hình thành được vùng cuyên canh chè là A. địa hình đồi núi và cao nguyên. B. có nhiều nơi khí hậu mát mẻ. C. diện tích đất feralit lớn, tơi xốp. D. khí hậu nhiệt đới, ẩm, mưa nhiều. Câu 22: Sự phân hóa thiên nhiên theo Bắc – Nam ở nước ta được biểu hiện rõ nhất ở thành phần tự nhiên A. khí hậu. B. sinh vật. C. địa hình. D. đất đai. Câu 23: Biểu hiện rõ nhất của quá trình đô thị hóa ở nước ta là A. gia tăng số thành phố. B. tỉ lệ dân số thành thị tăng. C. xây dựng nông thôn mới. D. hình thành nhiều khu công nghiệp. Câu 24: Nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. B. Sử dụng nhiều máy móc. C. Đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa. D. Sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ. Câu 25: Đặc điểm khác biệt về địa hình giữa vùng Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là A. địa hình thấp, tương đối bằng phẳng. B. nhiều nơi chưa được bồi lấp xong.
  3. C. Có hệ thống đê ngăn lũ. D. không ngừng tiến ra biển. Câu 26: Ở nước ta hiện nay, trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào không phải là ngành công nghiệp trọng điểm? A. Luyện kim. B. Vật liệu xây dựng. C. Dệt may. C. Năng lượng. Câu 27: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu ở nước ta tập trung chủ yếu ở các vùng nào? A. Trung du, miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. B. Trung du, miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ. C. Trung du, miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 28: Lợi thế quan trọng nhất để phát triển ngành công nghiệp dệt may ở nước ta là A. nguồn nguyên liệu dồi dào. B. lao động có nhiều kinh nghiệm. C. thị trường thiêu thụ rộng lớn. D. lao động dồi dào, giá nhân công thấp. Câu 29: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vùng nào sau đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn lớn nhất nước ta? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 30: Nguyên nhân chủ yếu làm cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ phía bắc nước ta là A. phần lãnh thổ phía bắc gần chí tuyến bắc. B. các dãy núi có hình cánh cung hút gió. C. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. D. thời điểm gió mùa Tây Nam không hoạt động. Câu 31: Biện pháp quan trọng để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở các vùng nông thôn nước ta hiện nay là A. đa dạng hóa kinh tế nông thôn. B. chuyển lao động từ nông thôn lên thành thị. C. đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp. D. xây dựng vùng chuyên canh quy mô lớn. Câu 32: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta năm 2007 là A. Đồng bằng sông Cửu long. B. Đông Nam Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 33: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 1990 – 2007? A. Tỉ trọng đóng góp của khu vực nông, lâm, thủy sản liên tục giảm. B. Tỉ trọng đóng góp của khu vực công nghiệp và xây dựng liên tục tăng. C. Tỉ trọng đóng góp của khu vực dịch vụ cao nhưng chưa ổn định. D. Cơ cấu đóng góp của khu vực dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất. Câu 34: Thực hiện các biện pháp kĩ thuật thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc là biện pháp quan trọng bậc nhất để hạn chế loại thiên tai nào? A. Ngập lụt. B. Hạn hán. C. Lũ quét. D. Cát bay. Câu 35: Ở Việt Nam, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng tiêu biểu là A. rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau. B. hệ sinh thái rừng gió mùa nửa rụng lá. C. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. D. hệ sinh thái rừng thưa khô rụng lá. Câu 36: Ở nước ta, năm 2014, diện tích lúa cả năm là 7811,5 nghìn ha, sản lượng lúa cả năm là 45,0 triệu tấn. Năng suất lúa cả năm là
  4. A. 57,6 tấn/ha. B. 57,6 tạ/ha. C. 75,6 tấn/ha. D. 75,6 tạ/ha. Câu 37: Cho biểu đồ: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm nước ta. B. Lượng mưa và độ ẩm của một số địa điểm nước ta. C. Lượng mưa và lượng bốc hơi cả năm của một số địa điểm nước ta. D. Nhiệt độ và độ ẩm của một số địa điểm nước ta. Câu 38: Cho bảng số liệu về diện tích lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm. (đơn vị: nghìn ha) Năm 2010 2013 2014 Đồng bằng sông Hồng 1150,1 1129,9 1122,8 Đồng bằng sông Cửu Long 3945,9 4340,3 4246,6 (Nguồn: Niên gián thống kê năm 2016) Để thể hiện diện tích lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010, 2013 và 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Hình tròn. B. Dạng miền. C. Đường biểu diễn. D. Biểu đồ cột. Câu 39. Trong các quốc gia sau, quốc gia nào không có vùng biển tiếp giáp với vùng biển Việt Nam? A. Xingapo. B. Brunây. C. Đông Timo. D. Thái Lan. Câu 40: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, cho biết thềm lục địa hẹp nhất, tiếp giáp với vùng biển sâu ở nước ta thuộc vùng biển tiếp giáp với vùng nào sau đây? A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đông Nam Bộ. HƯỚNG DẪN CHẤM HSG TỈNH 2017-2018 TNKQ - THPT
  5. Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 11 C 21 B 31 A 2 C 12 C 22 A 32 D 3 D 13 D 23 B 33 D 4 B 14 A 24 D 34 C 5 D 15 B 25 C 35 C 6 A 16 B 26 A 36 B 7 A 17 D 27 B 37 C 8 B 18 A 28 D 38 D 9 C 19 B 29 D 39 C 10 D 20 A 30 B 40 A