Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường TH-THCS Bãi Thơm (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường TH-THCS Bãi Thơm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022_2023.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường TH-THCS Bãi Thơm (Có đáp án)
- Phòng GD ĐT Phú Quốc Thứ ngày tháng năm 2022 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Trường TH - THCS Bãi Thơm NĂM HỌC: 2022 - 2023 Lớp: 5/ . MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Họ và tên: ( Thời gian 40 phút. Không kể thời gian giao đề) Điểm Nhận xét của giáo viên II. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt: (7đ) Kì diệu rừng xanh Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân. Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi. Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí. Theo Nguyễn Phan Hách Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: (0,5 điểm) Những con vật được nhắc đến trong bài là? A. Vượn bạc má, chồn sóc, mang. B. Khỉ, chồn sóc, hoẵng. C. Vượn bạc má, khỉ, hươu. D. Rùa, bò rừng, voi Câu 2: (0,5 điểm) Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng gì? A. Ngỡ như mình đang đọc truyện cổ tích của vương quốc tí hon. B. Cảm thấy như đang đi vào một thành phố hiện đại, văn minh. C. Liên tưởng đến những chuyến đi du lịch ở những thành phố cổ.
- D. Tưởng như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon Câu 3: (0,5 điểm) Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào? A. Cảnh vật trở nên lộng lẫy, lung linh như đi du lịch ở hang động. B. Khu rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích. C. Cảnh rừng thêm vui nhộn như đi dạo trong công viên của thành phố. D. Mảnh rừng xanh tươi, đầy hoa như bước vào mùa xuân. Câu 4: (0,5 điểm) Sự có mặt của muôn thú mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng? A. Khu rừng trở nên hoang sơ, rậm rạp và có nhiều chim, cò. B. Cảnh vật vui nhộn, đầy ong, bướm và hoa lung linh. C. Cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú. D. Rừng có nhiều màu sắc đẹp như đang bước vào mùa thu Câu 5: (1 điểm) Vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi? . . Câu 6. (1điểm) Hãy nêu cảm nghĩ của em về rừng khi đọc bài văn? . . Câu 7. (0,5 đ) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “hoà bình”? (M1) A. Lặng yên. B. Thái bình. C. Yên tĩnh. D. Chiến tranh Câu 8. Gạch chân những từ ngữ chỉ thiên nhiên trong các câu thành ngữ, tục ngữ sau: a. Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa. b. Nước chảy đá mòn. Câu 9. Đặt hai câu trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ đầu? ( 0,5 điểm) . Câu 10. (1 điểm) Đặt một câu trong đó có sử dụng cặp từ trái nghĩa, gạch chân dưới cặp từ ấy .
- ĐÁP ÁN Câu 1: A Câu 2: D Câu 3: B Câu 4: C Câu 5: Vì có sự phối hợp của nhiều màu sắc vàng trong một không gian rộng lớn. Câu 6: Yêu mến cảnh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng (HS có đáp án khác vẫn cho điểm) Câu 7: B Câu 8: a. Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa. b. Nước chảy đá mòn. Câu 9: Mùa hè nắng gắt, đi ra ngoài phải có mũ nón, chớ đi đầu trần. Nói sao có đầu, có cuối. (HS có đáp án khác vẫn cho điểm) Câu 10: Em cần chăm chỉ học tập, chớ lười biếng. (HS có đáp án khác vẫn cho điểm)