Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

docx 4 trang hoanvuK 09/01/2023 2280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_10_nam_hoc_2020_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: LỊCH SỬ, LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM: ( 4 đ ) Câu 1: Công trình được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta và ngày nay đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới A. Kinh thành Thăng Long B. Hoàng thành Thăng Long C. Kinh thành Huế D. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) Câu 2: Giáo dục nho giáo có hạn chế gì? A. Nội dung chủ yếu là kinh sử B. Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế C. Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học D. Không khuyến khích việc học hành thi cử Câu 3: Bộ sử chính thống đầu tiên của nước ta là A. Lam Sơn thực lục B. Đại Việt sử kí toàn thư C. Đại Việt sử kí D. Đại Việt sử lược Câu 4: Bộ luật nào được biên soạn đầy đủ nhất, có nội dung tiến bộ nhất thời phong kiến ở Việt Nam A. Hình luật B. Hình thư C. Hoàng Việt luật lệ D. Quốc triều hình luật Câu 5: Trong các thế kỉ XVI – XVIII, tôn giáo mới được truyền bá vào nước ta là A. Phật giáo B. Thiên Chúa giáo C. Đạo giáo D. Nho giáo Câu 6: Tên gọi của hai hội nghị lịch sử mà nhà Trần đã triệu tập để họp bàn kế sách đánh giặc giữ nước là A. Bình Than và Diên Hồng B. Bình Than và Bạch Đằng C. Diên Hồng và Bạch Đằng D. Diên Hồng và Lam Sơn Câu 7: Bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua A. Trần Thánh Tông B. Lý Thái Tổ C. Lê Thánh Tông D. Lê Thái Tổ Câu 8: Từ sau chiến thắng Bạch Đằng (938) đến thế kỉ XV, nhân dân ta còn phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đó là A. Chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và Xiêm B. Hai lần chống Tống, hai lần chống Mông – Nguyên và Minh C. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và Thanh D. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên và chống Minh Câu 9: Nhà nước phong kiến Việt Nam cho dựng bia đá khắc tên tiến sĩ ở Văn miếu (Hà Nội) từ bao giờ? A. Thế kỉ XV – triều Lê sơ B. Thế kỉ XI – triều Lý
  2. C. Thế kỉ X – triều Tiền Lê D. Thế kỉ XIV – triều Trần Câu 10: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chiếm vị trí độc tôn ở nước ta từ thế kỉ nào? A. Thế kỉ XIV B. Thế kỉ XV C. Thế kỉ XII D. Thế kỉ XIII Câu 11: Tôn giáo nào không được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc? A. Hồi giáo B. Đạo giáo C. Nho giáo D. Phật giáo Câu 12: Tinh thần chủ động đối phó với quân Tống của nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương A. Tích cực chuẩn bị lương thảo, vũ khí, luyện quân để chống lại thế mạnh của giặc B. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc C. Lập phòng tuyến chắc chắn để chặn giặc D. Vườn không nhà trống Câu 13: Hệ tư tưởng chính thống của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là A. Hồi giáo B. Phật giáo C. Đạo giáo D. Nho giáo Câu 14: Dưới thời Lý – Trần, tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong nhân dân là A. Đạo giáo B. Phật giáo C. Nho giáo D. Kitô giáo Câu 15: Ý không phản ánh chính xác nguyên nhân ba lần giặc Mông – Nguyên thất bại trong việc xâm lược nước ta? A. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cao cả B. Tinh thần đoàn kết và ý chí quyết chiến đấu chống quân xâm lược của quân dân nhà Trần C. Quân giặc yếu, lại chủ quan D. Vua tôi nhà Trần có chính sách tích cực đúng đắn, sáng tạo; tài thao lược của các vị tướng nhà Trần, đứng đầu là Trần Quốc Tuấn Câu 16: Liên hệ kiến thức đã học, hãy cho biết ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 A. Đập tan mọi ý đồ xâm lược của các tập đoàn phong kiến phương Bắc B. Nhân dân ta giành lại quyền tự chủ C. Đánh tan quân Nam Hán, làm nên chiến thắng thủy chiến lẫy lừng D. Mở ra một thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta II. PHẦN TỰ LUẬN (6 Điểm) Câu 1: Trình bày các thành tựu văn hóa nước ta thế kỉ X-XV? ( 3 đ ) Câu 2: Công cuộc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước của nhà Nguyễn diễn ra như thế nào? Đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn? ( 3 đ ) HẾT ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm:
  3. 1 D 5 B 9 A 13 D 2 B 6 A 10 B 14 B 3 C 7 C 11 A 15 C 4 D 8 D 12 B 16 D II. Phần tự luận Câu 1: Trình bày các thành tựu văn hóa nước ta thế kỉ X-XV? ( 3 đ) I. Tư tưởng, tôn giáo - Nho giáo: Trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến thống trị, chi phối giáo dục và thi cử nhưng lại ít phổ biến trong nhân dân. - Phật giáo: được phổ biến rộng rãi thời Lý – Trần, chùa được xây dựng khắp nơi. Đến thời Lê sơ, phật giáo suy yếu dần, chỉ còn tồn tại trong nhân dân. II. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học-kỹ thuật 1. Giáo dục - Năm 1075, khoa thi đầu tiên được tổ chức => giáo dục được hoàn thiện và phát triển. - Năm 1484 Lê Thánh Tông cho xây dựng bia tiến sĩ trong Văn Miếu. - Tác dụng của giáo dục: đào tạo nhiều trí thức tài giỏi cho đât nước, nâng cao dân trí, nhưng không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. 2. Văn học - Phát triển mạnh từ thời nhà Trần. Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Cáo Bình Ngô - Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. => Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu dân tộc, ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước. 3. Nghệ thuật - Kiến trúc: Có các công trình xây dựng kinh thành, đền, chùa, tháp - Điêu khắc: Xuất hiện nhiều tác phẩm với những hoa văn độc đáo. - Nghệ thuật sân khấu: mang đậm tính dân gian truyền thống như chèo, tuồng, múa rối nước 4. Khoa học - kỹ thuật + Sử học: Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu. + Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ. + Toán học: Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh. + Quân sự: Binh thư yếu lược (THĐ), chế tạo súng Thần cơ, thuyền chiến có lầu. Nhận xét chung: từ thế kỷ X – XV dân tộc ta đã chiến đấu, lạo động và sáng tạo ra một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
  4. Câu 2: Công cuộc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước của nhà Nguyễn diễn ra như thế nào? * * Đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn? ( 3 đ ) * Sau khi đánh bại Tây Sơn, năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, thành lập triều Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế) - Năm 1804, đổi tên nước là Việt Nam. Tổ chức bộ máy nhà nước - Chia đất nước làm 3 vùng: Bắc thành, Gia Định Thành và các Trực Doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp quản lý. - Năm 1831-1832 Vua Minh Mạng cải cách hành chính, chia nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên, đứng đầu là Tổng đốc hoặc Tuần Phủ. - Tuyển chọn quan lại qua thi cử. - Ban hành Hoàng Triều Luật Lệ có 400 điều (Luật Gia Long). - Quân đội gom 20 van được tổ chức qui củ, trang bị đầy đủ. Ngoại giao - Thuần phục nhà Thanh, buộc Lào và CPC thuần phục. - Với phương Tây thì đóng cửa