Đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Yên Sơn
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Yên Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ky_mon_tieng_viet_lop_5_hoc_ki_ii_nam_hoc_2.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Yên Sơn
- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP TAM ĐIỆP TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN SƠN MA TRẬN NỘI DUNG KIỂM TRA ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II - LỚP 5 Số câu, Mức Mức Mức Mức Mạch kiến thức, kĩ năng Tổng số điểm 1 2 3 4 Đọc hiểu văn bản : - Xác định được nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. Số câu 2 2 1 1 6 - Hiểu nội dung của đoạn, bài đọc, ý nghĩa của bài. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. - Nhận xét được hình ảnh, nhân vật Số điểm 1 1 1 1 4 hoặc những chi tiết trong bài đọc, biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. Kiến thức Tiếng Việt : - Mở rộng vốn từ theo chủ điểm đã học Số câu 1 1 1 1 4 trong năm học. - Nhận biết và hiểu được các biện pháp liên kết câu đã học ( lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối ). Số điểm 0,5 0,5 1 1 3 - Nhận biết được câu ghép, cách nối các vế câu ghép và cách tạo các câu ghép. Số câu 3 3 2 2 10 Tổng Số điểm 1,5 1,5 2 2 7 Bảng ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 – Giữa học kì II- Năm 2018-2019 TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số câu 1 1 2 1 1 6 1 văn bản Câu số 1 2 3,4 5 6 Số 0,5 0,5 1 1 1 4 điểm Kiến thức Số câu 2 1 1 4 2 Tiếng Việt Câu số 7 8 9 10 Số 0,5 0,5 1 3 điểm 1 Số câu 1 1 4 1 2 1 10 Tổng Số điểm 1 0,5 1,5 1 2 1 7
- PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN SƠN Môn: TIẾNG VIỆT LỚP 5 Năm học: 2018- 2019 (Thời gian làm bài 80 phút ) Họ và tên học sinh: Lớp: Họ tên giáo viên coi kiểm tra Họ và tên giáo viên chấm bài Điểm Nhận xét của giáo viên chấm bài Đ: V C A. Kiểm tra viết (10 điểm). 1. Chính tả ( 2 điểm) Viết bài : Phong cảnh đền Hùng ( SGK Tiếng Việt 5 – Tập 2 – Trang 73 ) Giáo viên đọc cho học sinh viết từ : Đền Thượng nằm .đến . thật là đẹp. (Thời gian khoảng 15 phút)
- 2. Viết bài văn: ( 8 điểm) - Thời gian khoảng 30 phút Trường em có rất nhiều cây bóng mát, em hãy tả lại một cây có nhiều kỉ niệm đối với em.
- B. Kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) - Khoảng 35 phút. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: CON ĐANG BAY Có một cậu bé mồ côi luôn ao ước được bay lượn như những chú chim trên bầu trời. Mặc cho bao lời giải thích, cậu vẫn không hiểu vì sao mình không thể bay, trong khi có những con chim trong sở thú to hơn cậu rất nhiều nhưng chúng vẫn bay được. Cậu bé nghĩ: “ Mình đã làm gì sai chăng ?”. Có một cậu bé khác không may bị tàn tật ngay lúc mới sinh ra, cậu không thể đi lại được. Mỗi khi nhìn thấy đám trẻ tụ tập chơi đùa, nhảy múa, cậu lại ao ước: “ Giá mình có thể chạy nhảy như các bạn nhỉ? Tại sao mình lại không giống các bạn chứ?”. Một ngày nọ cậu bé mồ côi lang thang đến công viên, ở đó cậu nhìn thấy cậu bé tàn tật đang ngồi chơi trên bãi cát một mình. Cậu bé mồ côi tiến lại gần và hỏi cậu bé tàn tật có muốn bay như mình hay không. Cậu bé tàn tật đáp: - Không tớ chỉ ao ước có thể chạy nhảy, nô đùa như các bạn đằng kia thôi. - Thật tội nghiệp! – Cậu bé mồ côi thầm thốt lên – Mình chơi cùng với cậu nhé! Hai cậu bé chơi cùng nhau rất vui vẻ và còn xây cả lâu đài cát nữa. Một lúc sau, cha của cậu bé tàn tật đẩy một chiếc xe lăn đến đón. Cậu bé mồ côi liền chạy tới nói nhỏ vào tai cha của cậu bạn mới quen điều gì đấy, chỉ biết khi nghe xong, người cha gật đầu ,mỉm cười. Cậu bé mồ côi đi đến chỗ cậu bạn mới và nói: - Cậu là đứa bạn tốt của tớ và tớ muốn làm gì đó để giúp cậu có thể chạy nhảy như bọn tớ nhưng tớ không thể. Có điều tớ sẽ làm một điều khác cho cậu. Cậu bé mồ côi giúp cậu bé tàn tật leo lên lưng mình. Thế rồi cậu bé mồ côi bắt đầu chạy, băng qua đám cỏ, băng qua bồn hoa, càng chạy càng nhanh hơn. Hai khuôn mặt vút đi trong gió. Người cha rơm rớm nước mắt khi thấy cánh tay con trai mình giơ lên giơ xuống như cánh chim vỗ, miệng luôn hét vang: - Con đang bay, ba ơi, con đang bay! ( Theo Thanhnien.com.vn) Dựa theo nội dung bài đọc trả lời cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1. Cậu bé mồ côi ước mơ gì? A. Tìm được cha mẹ của mình. C. Có thể đi đứng và chạy nhảy. B. Có thể bay như những chú chim. D. Biến thành một chú chim. Câu 2: Cậu bé tàn tật mơ ước điều gì? Câu 3. Cậu bé mồ côi đã làm gì để giúp đỡ cậu bé tàn tật thực hiện ước mơ? A. Cõng bạn trên lưng và chạy băng băng. B. Đẩy xe đưa bạn đi chơi. C. Dìu bạn đi trong công viên. D. Cùng chơi trò xây lâu đài cát với bạn.
- Câu 4. Chi tiết nào trong truyện cho thấy hai cậu bé đã cùng thực hiện được ước mơ đang bay? A. Cậu bé mồ côi càng chạy càng nhanh hơn. B. Khuôn mặt hai cậu vút đi trong gió. C. Cánh tay cậu bé tàn tật giơ lên giơ xuống như cánh chim vỗ, miệng hét vang” con đang bay”. D. Người cha rơm rớm nước mắt đứng nhìn con trai. Câu 5. Em có suy nghĩ gì về hành động của cậu bé mồ côi? Câu 6. Nếu gặp một bạn bị tàn tật hoặc có hoàn cảnh bất hạnh hơn mình, em sẽ làm gì? Câu 7. Tiếng “ công” trong từ “ công viên” có nghĩa gì? A. Có nghĩa là không thiên vị. B. Có nghĩa là chung cho mọi người. C. Có nghĩa là không bí mật, cho mọi người cùng biết. D Có nghĩa là đánh. Câu 8. Câu nào dưới đây là câu ghép? A. Mặc những lời giải thích, cậu vẫn không hiểu vì sao mình không thể bay. B. Cậu bé mồ côi tiến lại gần và hỏi cậu bé tàn tật có muốn bay không. C. Cậu là đứa bạn tốt và tớ muốn làm gì đó để giúp cậu có thể chạy nhảy. D. Hai cậu bé chơi cùng nhau rất vui vẻ và còn xây cả lâu đài cát nữa. Câu 9. Hai câu sau được nối với nhau bằng cách nào? Cậu bé mồ côi giúp cậu bé tàn tật leo lên lưng mình. Thế rồi cậu bé mồ côi bắt đầu chạy. A. Phép lặp từ ngữ và phép thay thế từ ngữ. B. Phép lặp từ ngữ và phép nối. C. Phép thay thế từ ngữ và phép nối. D. Phép thay thế từ ngữ. Câu 10: Chọn cặp quan hệ từ điền vào cỗ chấm thích hợp. a) cậu bé tàn tật được cõng chạy băng băng cậu có cảm giác đang bay. b) cậu bé tàn tật không được cõng chạy băng băng cậu không thể có cảm giác đang bay. II. Đọc thành tiếng. (3 điểm) - Giáo viên Cho học sinh đọc bài từ tuần 19 đến tuần 25 ( HDTV5,T2) và cho học sinh trả lời câu hỏi phù hợp với nội dung đoạn vừa đọc).
- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KTĐK GIỮA HỌC KỲ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 - NĂM HỌC 2018 – 2019 A. Kiểm tra viết: 10 điểm Câu Điểm 1. Chính tả Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; 1 đ trình bày đúng quy định; viết sạch đẹp (2 điểm) - Viết đúng chính tả (Không mắc quá 5 lỗi) 1 đ - Học sinh viết đủ bố cục, đúng thể loại, câu văn đúng ngữ pháp, tả một cây bóng mát có nhiều kỉ niệm đối với em, đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) + Mở bài Giới thiệu cây bóng mát định tả. 1 đ + Thân bài:-Tả được bao quát cây( nhìn từ xa: cao như thế nào, 4 đ cành lá ra sao? -Tả chi tiết: tả kĩ một vài bộ phận( tả theo trình tự từ 1 đ 2. Tập làm dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới: rễ, thân, lá, cành, văn hoa, quả ) 1 đ (8 điểm) -Tả cây gắn với sinh hoạt hoặc kỉ niệm của em. + Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cây được tả theo cách kết bài 1 đ đã học. - Dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. - Bài viết có sáng tạo, có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, thể hiện tình cảm vào trong bài viết Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên cho 8; 7; 6; 5; 4,;3; 2,5; 2; 1,5; 1 điểm cho phù hợp. B. Kiểm tra đọc: 10 điểm 1. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 C 0,5 đ 2 Cậu bé tàn tật mơ ước mình có thể chạy nhảy như các bạn. 0,5đ 3 A 0,5 đ 4 C 0.5 đ VD: Em rất ngưỡng mộ hành động của cậu bé mồ côi. Hoàn cảnh của cậu 1 đ 5 rất bất hạnh nhưng cậu luôn biết yêu thương, giúp đỡ người khác khiến cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn 6 Trả lời được ý sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ hoặc bằng một việc làm cụ thể 1 đ 7 B 0.5 đ 8 C 0,5 đ 9 B 1 đ a) Vì nên ( hoặc nếu . thì) (0.5đ) 10 b) Nếu thì (0.5đ) 2. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) - Đọc to rõ ràng tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc biểu cảm (1 đ) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ; đọc đúng tiếng, từ (1 đ) - Trả lời đúng câu hỏi (1 đ) Ngày 12 tháng 2 năm 2019 Người duyệt đề Người ra đề Bùi Thị Minh Quyên