Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Hồng Quang
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Hồng Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_mon_tieng_viet_lop_5_hoc_ki_ii_nam_hoc_2.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Hồng Quang
- Họ và tên: Đề kiểm tra giữa học kì II Lớp 5 Môn: Tiếng Việt Trường Tiểu học Hồng Quang Năm học 2018 -2019 A. KIỂM TRA ĐỌC. I. Kiểm tra đọc (3 điểm) I. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm). (Thời gian làm bài 35 phút) Cho và nhận Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính. - Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu, thưa cô! - Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy. (Xuân Lương) * Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập: Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm) a. Vì bạn ấy bị đau mắt. b. Vì bạn ấy không có tiền c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt. d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường. Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm) a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm. b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn. c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyển tiếp món quà cho người khác.
- d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô. Câu 3: Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào? (0,75 điểm) a. Cô là người quan tâm đến học sinh. b. Cô rất giỏi về y học. c. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt. d. Nói rằng cô muốn tặng em làm kỉ niệm. Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,75 điểm) a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh. b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận. c. Cô là người luôn sống vì người khác. d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng. Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.75 điểm) Viết câu trả lời của em: Câu 6: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm) a. đơn giản b. đơn điệu c. đơn sơ d. đơn thuần Câu 7: Câu nào sau đây là câu ghép: (0,5 điểm) a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Câu 8: Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện- kết quả hoặc giả thiết - kết quả.(0,5 điểm) Hễ chủ nhật này trời đẹp Câu 9: Xác định các thành phần trong câu sau: (0.75 điểm) Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời. Trạng ngữ: Chủ ngữ: Câu 10: a,Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến? (1,5 điểm) b,Viết một câu ghép có sử dụng cặp từ hô ứng: III. Phần viết: 1. Chính tả: Nghe – viết: Bà cụ bán hàng nước chè - SGK Tập 2 trang 102 (2 điểm) 2. Tập làm văn: Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.(8 điểm).
- Đáp án: Phần đọc thầm và làm bài tập: CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 TN: Em thấy Sống không chỉ biết nhận a chưa Ý ĐÚNG d c a b b mà phải biết cho. CN: cặp kính này Câu 10: VD: Càng tiếp xúc tôi càng thấy cậu ấy hiền lành, cậu ấy không xấu như người ta vẫn nói.