Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Quỳnh Dị
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Quỳnh Dị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_mon_tieng_viet_lop_5_hoc_ki_ii_nam_hoc_2.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Quỳnh Dị
- PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI BÀI KTĐK CUỐI HỌC KÌ 2, NĂM HỌC 2017 – 2018 TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỲNH DỊ Môn: Tiếng Việt. Lớp 5. Thời gian làm bài: 40 phút Họ và tên: Lớp: Điểm Lời nhận xét của giáo viên . I.Đọc thầm bài sau: Tài sản của mỗi người Một hôm, Tôm thắc mắc với bố: - Bố ơi, ai cũng có một thứ tài sản của riêng mình. Người thì có nhà to, người thì có ô tô, người thì có tiền. Còn con không có một thứ tài sản gì cả. Hàng ngày bố chở con đi học trên xe của bố. Con ăn sáng, đóng học phí bằng tiền mẹ cho. Con buồn lắm. Bố nhẹ nhàng xoa đầu Tôm: - Ai cũng có một hay nhiều thứ tài sản dành riêng cho mình con ạ. Nhà cửa, xe cộ là những thứ tài sản vật chất mà chúng ta có thể nhìn thấy được. Còn có những thứ tài sản mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận được. Con hãy tưởng tượng: con có một tài khoản ngân hàng, trong đó có 86.400 đô la mỗi ngày, và con bắt buộc phải tiêu hết số tiền đó trong vòng một ngày. Nếu con tiêu không hết, số tiền đó sẽ biến mất. Cứ thế, mỗi ngày con lại có 86.400 đô la và phải tiêu hết trong ngày hôm đó. Tôm ngây thơ hỏi lại bố: - 86.400 đô la đó ở đâu hả bố? Bố cười với Tôm: - Đó chính là thời gian con ạ! Mỗi ngày, chúng ta có 86.400 giây để sống, vui chơi và làm việc. Khi chúng ta không sử dụng hết, số thời gian đó sẽ trôi qua. Và trong chúng ta không ai biết là mình có bao nhiêu ngày như thế trong đời, nên con hãy tận dụng và biết trân trọng thứ tài sản đáng quý đó. Một ngày, con được học, được chơi, được gặp gỡ bạn bè, được cha mẹ yêu thương, con hãy sử dụng thật tốt 86.400 giây mà cuộc sống ban tặng cho mình nhé, con trai của bố! Tất cả chúng ta đều giàu có, phải không nào? Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất rồi làm các bài tập theo yêu cầu: Câu 1: (0,5 điểm) Tôm than thở với bố về điều gì? (M1) A. Tôm không có một tài sản riêng nào cả. B. Tôm không có nhiều thời gian để vui chơi. C. Tôm không có ô tô để đi lại như bố. D. Tôm không có tiền để mua những thứ cậu thích. Câu 2: (0,5 điểm) Theo bố Tôm, con người có những loại tài sản gì? (M1) A. Tài sản chung và tài sản riêng. B. Tài sản của mình và tài sản của bố mẹ. C. Tài sản bền vững và tài sản không bền vững. D. Tài sản nhìn thấy được và tài sản không nhìn thấy được. Câu 3: (0,5 điểm) Vì sao bố Tôm nói bất kì ai cũng có tài sản quý giá? (M2) A. Vì ai cũng có một khoảng thời gian giống nhau để sống và học tập. B. Vì ai cũng có đôi bàn tay để lao động và tạo ra tài sản.
- C. Vì ai cũng có thể đi làm và kiếm tiền, tạo nên tài sản. D. Vì ai cũng có bố mẹ che chở, nuôi nấng đến khi trưởng thành. Câu 4: (0,5 điểm) Thứ tài sản bố Tôm nói đến có đặc điểm như thế nào? (M2) A. Có thể tận dụng để kiếm ra thật nhiều tiền. B. Ngày nào cũng có, nếu không dùng hết thì sẽ tự biến mất. C. Nếu không tiết kiệm sẽ có lúc không có gì dùng. D. Nhiều vô kể, dùng mãi mãi không hết. Câu 5: (1 điểm) Ý nghĩa của câu chuyện là gì? (M3) Câu 6: (1 điểm) Em thường sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình để làm gì? (M4) Câu 7: (0,5 điểm) Em hãy chọn vế câu thích hợp để hoàn thành câu ghép dưới đây: (M1) Vì thời gian rất quý giá A. nên mỗi người đều có nhiều thời gian. B. nên mỗi người phải biết trân trọng nó. C. nên chúng ta được thoải mái sử dụng. D. nên ai cũng có tài sản của riêng mình. Câu 8: (0,5 điểm) Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (M2) Tôm ngây thơ hỏi lại bố: - 86.400 đô la đó ở đâu hả bố? A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật. B. Đánh dấu phần chú thích trong câu. C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. D. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. Câu 9: (1 điểm) Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (M3) a) Thời gian rất quý . chúng ta phải biết tiết kiệm nó. ( nên, dù, nhưng ) b) Dù mọi người đều có thời gian không phải ai cũng sử dụng nó hợp lí. ( nên, nhưng, vậy ) Câu 10: (1 điểm) Đặt mình vào vai cậu bé trong câu chuyện thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui sướng khi hiểu ra mình là người giàu có. (M4) II. Tập làm văn: Hãy tả cảnh ngôi trường tiểu học, nơi đã gắn bó với em suốt những năm học qua.
- PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI BÀI KTĐK CUỐI HỌC KÌ 2, NĂM HỌC 2017 – 2018 TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỲNH DỊ Môn: TOÁN. Lớp 5. Thời gian làm bài: 40 phút Họ và tên: Lớp: Điểm Lời nhận xét của giáo viên . Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước kết quả đúng và hoàn thành các bài tập theo yêu cầu: Bài 1: (M1) (1điểm) a) Số đo Không phẩy ba mươi lăm mét khối viết là: A. 0,350 m3 B. 0, 35 m3 C. 35100 m3 D. 351000 m3 b) Số thập phân gồm 55 đơn vị, 7 phần trăm, 2 phần nghìn viết là: A. 55, 720 B. 55, 072 C. 55,027 Bài 2: (M1) (1điểm) 2 1. Hỗn số 5 viết thành phân số là: 3 10 7 15 17 A. B. C. D. 3 3 12 3 63 2. Phân số được viết dưới dạng số thập phân là: 350 A. 0,09 B. 0,18 C. 0,018 D. 0,9. Bài 3: (M2) (1điểm) a) Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 0,89 m3 = . dm3 là? A. 89 B. 890 C. 8900 D. 89000 b) Đường kính của một bánh xe đạp là 0,5m. Chu vi của bánh xe là: A. 1,57 m B. 57 m C. 1,57m2 D. 5,17m Bài 4: (M2) (1điểm) Một bể có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 50cm, chiều rộng 40cm, chiều cao 30cm. Hỏi phải đổ vào bể bao nhiêu lít nước để bể chứa đầy nước? A. 30 lít B. 60 lít C. 40 lít D. 50 lít Bài 5: (M3) (1 điểm ) . Diện tích của phần tô đậm trong hình chữ nhật dưới đây là: A. 34 cm2 12 cm B. 24 cm2 C. 20 cm2 4cm D. 14 cm2 5cm Câu 6: M2 (1 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: a. 8m 6cm = 8,06m c) 15dm2 21cm2 = 15,21dm2
- b. 4tấn 13kg = 4,13tấn d) 3,67km2 = 0,367 ha Câu 7. M2 (1,0đ) Đặt tính và tính a. 546,7 + 1,185 b. 475,5 – 28,07 c. 7,25 x 10,3 d. 0,273 : 0,26 Câu 8: M3 ( 1 điểm) Tính giá trị của biểu thức: 1 1 1 1 : 0,5 - : 0,25 + : 0,125 - : 0,1 2 4 8 10 Câu 9. M3 ( 1 điểm) Một ô tô khởi hành từ A lúc 6 giờ với vận tốc 60 km/giờ. Đến 7 giờ, một ô tô khác khởi hành từ B và đi về A với vận tốc 70km/giờ. Hai xe gặp nhau lúc 11 giờ. Tính quãng đường AB. Câu 10. M4 ( 1 điểm) 25% số bi của Sơn bằng 50% số bi của Hùng, biết tổng số bi của hai bạn là 48 viên. Tính số bi của Sơn.
- PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI BÀI KTĐK CUỐI HỌC KÌ 2, NĂM HỌC 2017 – 2018 TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỲNH DỊ Môn: Lịch sử- địa lí. Lớp 5. Thời gian làm bài: 40 phút Họ và tên: Lớp: Điểm Lời nhận xét của giáo viên . Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng và hoàn thành các bài tập theo yêu cầu: Câu 1. (1 điểm) Chiến dịch Điên Biên Phủ thắng lợi vào vào thời gian nào? A. 7- 6-1954. B. 9-5-1954. C. 17-5-1954 D. 7- 5 -1954. Câu 2. (1 điểm) Vì sao gọi chiến thắng của quân dân Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” ? A. Diễn ra trên bầu trời Điện Biên Phủ. B. Diễn ra trên đường Điên Biên Phủ ở Thủ đô Hà Nội. C. Tầm vóc và ý nghĩa của chiến thắng này cũng tương tự như chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. D. Quân và dân Điện Biên Phủ tham gia chiến đấu. Câu 3. (1 điểm) Cụm từ “ nghìn cân treo sợi tóc” diễn tả tình thế hiểm nghèo của nước ta? A. Sau Cách mạng tháng Tám B. Trước Cách mạng tháng Tám C. Cuối tháng 12 – 1946 D. Khi Pháp gửi tối hậu thư Câu 4. (1 điểm) Tại sao nói: Ngày 30/4/1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta? Câu 5. (1 điểm) Cuối tháng 6, đầu tháng 7 – 1976, Quốc hội của nước Việt Nam (khóa VI) họp tại Hà Nội và đã có những quyết định trọng đại gì?
- Câu 6. (1 điểm) Ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á là: A. Công, nông nghiệp B. Nông nghiệp C. Công nghiệp D. Thủ công nghiệp Câu 7. (1 điểm) Hoang mạc Xa-ha-ra thuộc châu lục nào? A. Châu Phi B. Châu Mĩ C. Châu Đại Dương D. Châu Âu Câu 8. (1 điểm) Châu Nam Cực có khí hậu như thế nào? A. Nóng ẩm B. Mát mẻ C. Lạnh nhất trên thế giới. D. Khí hậu khô Câu 9 . (1 điểm) Nêu những hoạt động kinh tế của các nước châu Âu? Câu 10. (1 điểm) Trên trái đất có mấy đại dương? Đó là những đại dương nào? Đại dương nào có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất?
- PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI BÀI KTĐK CUỐI HỌC KÌ 2, NĂM HỌC 2017 – 2018 TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỲNH DỊ Môn: KHOA HỌC. Lớp 5. Thời gian làm bài: 40 phút Họ và tên: Lớp: Điểm Lời nhận xét của giáo viên . Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng và hoàn thành các bài tập theo yêu cầu: Câu 1. (1điểm) a) Sự biến đổi hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây? A. Hoà tan đường vào nước. B. Thả vôi sống vào nước. C. Dây cao su bị kéo dãn ra. D. Cốc thuỷ tinh bị rơi vỡ. b) Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái Đất là gì? A. Mặt trời B. Mặt trăng C. Gió D. Cây xanh Câu 2. (1điểm) a) Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất? A. Trứng. B. Sâu. C. Nhộng. D. Bướm. b) Con vật nào dưới đây đẻ nhiều con nhất trong một lứa? A. Voi B. Chó C. Vịt D. Lợn Câu 3. (1điểm) Hổ thường sinh sản vào mùa nào? A. Mùa xuân và mùa hạ B. Mùa đông và mùa xuân. C. Mùa thu và mùa đông D. Mùa hạ và mùa thu. Câu 4. (1điểm) Để sản xuất ra muối biển từ nước biển người ta dùng phương pháp nào? A. Lọc B. Lắng C. Chưng cất D. Phơi nắng Câu 5. (1điểm) Điền từ đã cho thích hợp vào chỗ chấm ( sinh dục, nhị, sinh sản, nhụy) Hoa là cơ quan của những loài thực vật có hoa. Cơ quan đực gọi là Cơ quan sinh dục cái gọi là . Câu 6. (1điểm) Hãy điền vào ô trống chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai: 1. Nước bị ô nhiễm do : Nước thải từ các nhà máy , rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi xuống ao, hồ. 2. Thuyền buồm hoạt động được là nhờ sử dụng năng lượng pin mặt trời. 3. Hổ là loài thú ăn thịt , sống đơn độc , chỉ sống thành đôi vào mùa sinh sản, đó là mùa xuân và mùa hạ. 4. Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sặc sỡ , hoặc hương thơm hấp dẫn côn trùng. Câu 7. (1điểm) Em hãy vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của bướm cải.
- Câu 8. (1điểm) a)Nêu nguyên nhân khiến rừng bị tàn phá? b)Việc phá rừng ồ ạt sẽ dẫn đến hậu quả gì? Câu 9. (1điểm) Nêu những việc cần làm để tiết kiệm điện? Câu 10. (1điểm) Để góp phần bảo vệ môi trường xung quanh, em cần phải làm gì?