Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì I - Năm học 2019-2020

doc 7 trang nhatle22 3480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì I - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_mon_tieng_viet_lop_5_hoc_ki_i_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì I - Năm học 2019-2020

  1. BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: TIẾNG VIỆT – Lớp 5 Thời gian làm bài: 40 phút Họ và tên: Lớp: Trường Tiểu học Thạch Bằng Điểm Lời nhận xét của giáo viên A. Phần kiểm tra đọc, đọc - hiểu I. Đọc, trả lời 1 câu hỏi (3đ) - Gọi HS đọc một một trong các bài ở sáchTiếng Việt lớp 5, tập 1từ tuần 1 đến tuần 9. - GV đặt 1 câu hỏi ở bài, hoặc đoạn vừa đọc để kiểm tra kĩ năng đọc hiểu. II. Đọc - hiểu (30 phút - 7đ) Những người bạn tốt A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi- xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A- ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý, A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền. Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở vế đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại. Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả tự do cho A-ri-ôn. Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? A. Đánh rơi đàn B. Vì bọn cướp đòi giết ông. C. Đánh nhau với thủy thủ. D. Tất cả các ý trên. Câu 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ?
  2. A. Đàn cá heo cướp hết tặng vật và đòi giết ông. C. Nhấn chìm ông xuống biển. B. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu. D. Tất cả các ý trên. Câu 3: Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra? A. Bọn cướp nhảy xuống biển. B. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Để hát cùng ông. C. Tàu bị chìm. D. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Câu 4: Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? Câu 5: Trong câu: “Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra” Bộ phận nào là chủ ngữ: A. Bước ra. B. A-ri-ôn. C. Đúng lúc đó. D. Tất cả các ý trên 6.Các từ đồng nghĩa với từ “nhân ái”là: A. Nhân hậu, hiền hậu, hiền lành, trung thực. B. Nhân từ, nhân nghĩa, nhân đức, nhân hậu. C. Độc ác, tàn nhẫn, tàn bạo, bất nhân. D. Nhân từ, trung thành, nhân hậu, hiền hậu. 7.Gạch chân dưới từ “mắt” trong câu được dùng với nghĩa gốc: A. Mắt cá chân của tôi bị đau. B. Quả na đã mở mắt. C. Ông lão cố gắng mở mắt. D. Con cá đã lọt mắt lưới. 8. Tìm từ trái nghĩa với từ “phá hoại” và đặt câu với từ vừa tìm được. 9.Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm? A. Ông ấy không phải là ba tôi. / Em trai tôi được ba tuổi rồi. B. Suốt đêm, anh vỗ về bên tai ông./ Cái ấm bị sứt mất tai. C. Khuôn mặt ông lão già nua./ Em lau mặt bàn cho sạch.
  3. D. Anh nắm chặt bàn tay của ông. / Năm nay có nhiều tay vợt cừ khôi. 10. Xếp các từ sau vào nhóm thích hợp: hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng. a. Hữu có nghĩa là “bạn bè” b. Hữu có nghĩa là “có” BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: TIẾNG VIỆT – Lớp 5 Thời gian làm bài: 40 phút Họ và tên: Lớp: Trường Tiểu học Thạch Bằng Điểm Lời nhận xét của giáo viên Phần kiểm tra Viết 1. ChÝnh t¶ :(2 ®iÓm) Nghe viết bài: Dòng kinh quê hương (Sách TV5 tập 1 trang 65) trong15 phót.
  4. 2 . Em hãy tả một cơn mưa
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 I. Phần kiểm tra đọc, đọc - hiểu (10đ) 1. Đọc, trả lời 1 câu hỏi (3đ) - HS đọc trôi chảy, to, rõ ràng, đúng tốc độ quy định cho 2đ - HS trả lời đúng câu hỏi theo yêu cầu cho 1đ. 2. Đọc - hiểu (7đ) Mỗi câu đúng 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 9 B B D B B C A Câu 4: (1 điểm) Cá heo là loài cá thông minh, tình nghĩa biết cứu giúp khi người gặp nạn. Câu 8: (1,5 điểm)
  6. Ví dụ giữ gìn, bảo quản. (0,5 đ) Đặt câu: Ví dụ Bạn An luôn giữ gìn sách vở cẩn thận. (1 đ) Câu 10: (1 điểm) 10. Xếp các từ sau vào nhóm thích hợp:, a. Hữu có nghĩa là “bạn bè” hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu b. Hữu có nghĩa là “có” hữu hiệu, hữu tình, hữu ích, hữu dụng. II. Phần kiểm tra viết (10đ) – Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) (15 phút) - GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút. - Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm. - Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút) Đánh giá, cho điểm - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm: + Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết. * Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả cảnh. Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh. Không cho điểm số thập phân