Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 2 - Học kì II - Năm học 2017-2018

doc 10 trang nhatle22 3031
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 2 - Học kì II - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_mon_tieng_viet_lop_2_hoc_ki_ii_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 2 - Học kì II - Năm học 2017-2018

  1. Ma trận đề thi cuối năm môn Tiếng Việt lớp 2 Năm học 2017 - 2018 Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Mạch kiến thức, kĩ năng và số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL điểm Kiến thức Tiếng Việt: 1 3 1 1 4 2 - Nêu được các từ trái nghĩa với các từ cho sẵn - Biết đặt câu và TLCH theo các kiểu câu Ai là gì? Ai làm Số câu gì? Ai thế nào? Biết đặt câu hỏi với các cụm từ Ở đâu? Như thế nào? Khi nào? Vì sao? - Biết tìm từ ca ngợi về Bác 6 3,4, 9 7 Hồ. Câu số 8 Số điểm 0.5 1.5 1 1 2 2 Đọc hiểu văn bản: 2 1 2 1 - Biết nêu nhận xét đơn giản một sô hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; liên hệ Số câu được với bản thân, thực tiễn bài học. - Biết rút ra bài học, thông tin đơn giản từ bài học. Câu số 1,2 5 2 1 Số điểm 1 1 1 1 Số câu 3 3 2 1 6 3 Tổng Số điểm 1.5 1.5 2 1 3 3
  2. TRƯỜNG TH THỊ TRẤN LỆ NINH KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2017 - 2018 Họ và tên: MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 2 Lớp : 2 ( Thời gian làm bài: phút) Điểm Nhận xét Tên, chữ kí GV chấm Đề B 1. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp với kiểm tra từ và câu ( 6 điểm ) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: NGƯỜI BÁN MŨ VÀ ĐÀN KHỈ Có người đem một gánh mũ đi chợ bán. Giữa trưa, trời nóng nực, anh ta ngồi nghỉ dưới một gốc cây, che mũ lên đầu rồi thiu thiu ngủ. Đàn khỉ trên cây thấy vậy, đợi anh ta ngủ say bèn kéo xuống lấy mỗi con một chiếc mũ, đội lên đầu rồi leo tót lên cây. Tỉnh dậy, thấy mất mũ, anh kia nhìn lên cây, thấy lũ khỉ đội mũ của mình liền lấy đá ném. Đàn khỉ bắt chước, dùng quả cây ném xuống. Anh ta tức giận la hét om sòm, vò đầu bứt tai vẻ khổ sở lắm. Đàn khỉ cũng nhăn nhó nhại lại. Anh ta không biết làm thế nào, liền giật chiếc mũ trên đầu ném xuống đất, ngồi ôm mặt khóc. Đàn khỉ thấy vậy cũng bắt chước giật hết mũ trên đầu ném xuống đất. Anh chàng bán mũ mừng rỡ nhặt lấy mũ rồi lại gánh đi bán. ( Theo truyện ngụ ngôn Việt Nam) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng của các câu 1; 2; 3, 4; 6; 8: Câu 1: Đàn khỉ có hành động gì khi người bán mũ đang ngủ? (M1)0.5đ A. Lấy chiếc mũ mà người bán mũ đang che trên đầu. B. Ném quả cây vào người bán mũ. C.Lấy mỗi con một chiếc mũ của người bán mũ rồi đội lên đầu. Câu 2: Khi thấy đàn khỉ lấy mũ, trước tiên người bán mũ đã làm gì? (M1)0.5đ A. Leo lên cây, đòi đàn khỉ trả lại mũ. B. Lấy đá ném đàn khỉ trên cây. C. La hét, dùng quả cây để ném đàn khỉ.
  3. Câu 3: Hành động nào giúp người bán mũ nhặt lại được đủ số mũ của mình? (M2)0.5đ A. Giật chiếc mũ trên đầu, ném xuống đất. B. Giật chiếc mũ trên đầu ném vào đàn khỉ. C. Giật mũ, vò đầu bứt tai vẻ khổ sở lắm. Câu 4: Câu chuyện cho thấy điểm gì nổi bật ở loài khỉ? ( M2)0.5đ A. Hay lấy mũ của người khác. B. Hay lấy quả cây ném xuống đất. C. Hay bắt chước người khác. Câu 5: Theo em , câu “ bắt chước như khỉ” muốn nói điều gì? (M3)1đ Câu 6: Gạch dưới các từ có nghĩa trái ngược nhau trong các thành ngữ, tục ngữ sau: ( M1)0.5đ A. Lá lành đùm lá rách. B. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Câu 7: Tìm 4 từ ca ngợi Bác Hồ(M4)1đ A. B. C. D Câu 8: Câu: “ Có người đem một gánh mũ đi chợ bán.” được viết theo mẫu câu nào dưới đây? (M2)0.5đ A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới trong câu: (M3)1đ Người bán mũ bị lũ khỉ lấy mất mũ lúc giữa trưa.
  4. TRƯỜNG TH THỊ TRẤN LỆ NINH KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2017 - 2018 Họ và tên: MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 2 Lớp : 2 ( Thời gian làm bài: phút) Điểm Nhận xét Tên, chữ kí GV chấm Đề: A 1. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp với kiểm tra từ và câu ( 6 điểm ) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: NGƯỜI BÁN MŨ VÀ ĐÀN KHỈ Có người đem một gánh mũ đi chợ bán. Giữa trưa, trời nóng nực, anh ta ngồi nghỉ dưới một gốc cây, che mũ lên đầu rồi thiu thiu ngủ. Đàn khỉ trên cây thấy vậy, đợi anh ta ngủ say bèn kéo xuống lấy mỗi con một chiếc mũ, đội lên đầu rồi leo tót lên cây. Tỉnh dậy, thấy mất mũ, anh kia nhìn lên cây, thấy lũ khỉ đội mũ của mình liền lấy đá ném. Đàn khỉ bắt chước, dùng quả cây ném xuống. Anh ta tức giận la hét om sòm, vò đầu bứt tai vẻ khổ sở lắm. Đàn khỉ cũng nhăn nhó nhại lại. Anh ta không biết làm thế nào, liền giật chiếc mũ trên đầu ném xuống đất, ngồi ôm mặt khóc. Đàn khỉ thấy vậy cũng bắt chước giật hết mũ trên đầu ném xuống đất. Anh chàng bán mũ mừng rỡ nhặt lấy mũ rồi lại gánh đi bán. ( Theo truyện ngụ ngôn Việt Nam) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng của các câu 1; 2; 3, 4; 6; 8: Câu 1: Đàn khỉ có hành động gì khi người bán mũ đang ngủ? (M1)0.5đ A. Ném quả cây vào người bán mũ B. Lấy chiếc mũ mà người bán mũ đang che trên đầu. C. Lấy mỗi con một chiếc mũ của người bán mũ rồi đội lên đầu. Câu 2: Khi thấy đàn khỉ lấy mũ, trước tiên người bán mũ đã làm gì? (M1)0.5đ A. La hét, dùng quả cây để ném đàn khỉ. B. Lấy đá ném đàn khỉ trên cây.
  5. C. Leo lên cây, đòi đàn khỉ trả lại mũ. Câu 3: Hành động nào giúp người bán mũ nhặt lại được đủ số mũ của mình? (M2)0.5đ A. Giật chiếc mũ trên đầu ném vào đàn khỉ. B. Giật mũ, vò đầu bứt tai vẻ khổ sở lắm. C. Giật chiếc mũ trên đầu, ném xuống đất. Câu 4: Câu chuyện cho thấy điểm gì nổi bật ở loài khỉ? ( M2)0.5đ A. Hay bắt chước người khác. B. Hay lấy quả cây ném xuống đất. C. Hay lấy mũ của người khác. Câu 5: Theo em , câu “ bắt chước như khỉ” muốn nói điều gì? (M3)1đ Câu 6: Gạch dưới các từ có nghĩa trái ngược nhau trong các thành ngữ, tục ngữ sau: ( M1)0.5đ A. Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí. B. Nghĩ trước nghĩ sau. Câu 7: Tìm 4 từ ca ngợi Bác Hồ(M4)1đ A. B. C. D Câu 8: Câu: “ Ban Lan rất yêu nghệ thuật ” được viết theo mẫu câu nào dưới đây? (M2)0.5đ A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới trong câu: (M3)1đ Người bán mũ ngồi nghỉ dưới một gốc cây.
  6. TRƯỜNG TH THỊ TRẤN LỆ NINH KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2017- 2018
  7. Họ và tên: MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 2 Lớp : 2 ( Thời gian làm bài: phút) Điểm Nhận xét Tên, chữ kí GV chấm Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Cô gái đẹp và hạt gạo Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ - bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi : - Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế? Hơ - bia giận dữ quát : - Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người. Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ - bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen xạm. Thấy Hơ - bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ - bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa. Theo Truyện cổ Ê - đê Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 5): Câu 1. Biết thóc gạo giận mình bỏ đi Hơ - bia như thế nào? (M1) 0.5 điểm A. Ân hận . B. Vui mừng. C. Vẫn bình thường. Câu 2. Lúc đầu, cô Hơ-bia đối xử như thế nào với cơm gạo? (M1) 0.5 điểm A. Yêu quý cơm gạo . B. Khinh rẻ cơm gạo. C. Ân cần. Câu 3. Vì sao thóc gạo bỏ Hơ - bia để đi vào rừng? (M2) 0.5 điểm A. Vì thóc gạo thích đi chơi. B. Vì Hơ - bia đuổi thóc gạo đi. C. Vì Hơ - bia khinh rẻ thóc gạo. Câu 4. Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ - bia: (M2) 0.5 điểm A. Vì Hơ - bia không có gì để ăn. B. Vì Hơ - bia đã biết nhận lỗi và chăm làm. C. Vì thóc gạo nhớ Hơ - bia.
  8. Câu 5. Em có suy nghĩ gì về hành động lúc đầu của cô Hơ-bia ? (M3) 1 điểm Câu 6. Bài đọc trên khuyên chúng ta điều gì?(M4) 1 điểm Câu 7. Bộ phận được gạch chân trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? (M1) 0.5 điểm “Ở một làng Ê - đê có cô Hơ – bia xinh đẹp” A. Vì sao? B. Để làm gì? C. Như thế nào? Câu 8. Trong câu “ Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm.”, có thể thay từ ân hận bằng từ nào? (M2) 0.5 điểm . A. Hối hận? B. Ân cần? C. Hối hả? Câu 9. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống: (M3) 1 điểm Hôm ấy tòa thị chính Pari mở tiệc lớn đón mừng Bác Tiệc tan, mọi người vô cùng ngạc nhiên khi thấy Bác Hồ cầm theo một quả táo . 1. CHÍNH TẢ : Nghe - viết ( 4 điểm ) - Nghe viết bài “Chiếc rễ đa tròn” SGK Tiếng Việt tập 2/ trang 108 .
  9. - GV viết tựa bài và đọc cho HS viết đoạn từ “Nhiều năm sau hình tròn như thế” Hướng dẫn chấm chi tiết: - Tốc độ đạt yêu cầu 1 đ - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cở chữ: 1 đ - Viết đúng chính tả( không mắc quá 5 lỗi) 1 đ - Trình bày đúng quy định,viết sạch , đẹp: 1đ 2/ Tập làm văn ( 6 điểm ) ( 25 phút ) Đề A: Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 4 – 5 câu) tả ngắn về Bác Hồ. Dựa vào những gợi ý sau: - Em nhìn thấy ảnh Bác Hồ ở đâu ? - Trông Bác như thế nào ? (vầng trán, đôi mắt, râu tóc, ) - Tình cảm của em đối với Bác ? - Em muốn hứa với Bác điều gì ? Đề B: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về một loài cây mà em thích theo các câu hỏi gợi ý sau: a) Đó là cây gì, trồng ở đâu? b) Hình dáng cây như thế nào? c) Cây có lợi ích gì? d) Hướng dẫn chấm điểm đúng chi tiết: * Nội dung (Ý ): 3 đ HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. * Kĩ năng: 3 đ - Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1đ - Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 đ - Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 đ