Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn môn Địa lí Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

doc 3 trang hoanvuK 07/01/2023 2740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn môn Địa lí Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_mon_dia_li_lop_11_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn môn Địa lí Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 QUẢNG NAM Môn: ĐỊA LÍ – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ 705 A.TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Đặc điểm dân cư khu vực Đông Nam Á là A. dân số ít, mật độ thấp. B. dân số trẻ, trình độ cao. C. dân số già, trình độ cao. D. dân số đông, mật độ cao. Câu 2: Một số loại nông sản của Trung Quốc có sản lượng đứng đầu thế giới là A. thịt lợn, đậu tương, mía. B. lương thực, thịt bò, bông. C. lương thực, bông, thịt lợn. D. mía, thịt bò, lương thực. Câu 3: Theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, vị trí các đảo lớn của Nhật Bản lần lượt là A. Xi-cô-cư, Kiu-xiu, Hô-cai-đô, Hôn-su. B. Kiu-xiu, Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư. C. Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu, Hô-cai-đô. D. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu. Câu 4: Đông Nam Á biển đảo nằm trong 2 đới khí hậu A. cận xích đạo và nhiệt đới ẩm. B. nhiệt đới gió mùa và ôn đới. C. nhiệt đới gió mùa và xích đạo. D. nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt. Câu 5: Sông Mê Công tạo thuận lợi nhất cho canh tác nông nghiệp các nước Đông Nam Á nào? A. Thái Lan, Malaixia. B. Campuchia, Việt Nam. C. Thái Lan, Myanma. D. Malaixia, Inđônexia. Câu 6: Vị trí Đông Nam Á là A. cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. B. nằm giữa Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. C. nằm giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. D. cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Mĩ la tinh. Câu 7: Cho bảng số liệu: GDP VÀ SỐ DÂN CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1985 – 2010 Năm 1985 1995 2004 2010 GDP (tỉ USD) 239,0 697,6 1649,3 5880 Số dân (triệu người) 1070 1211 1299 1347 Từ bảng số liệu về GDP và số dân của Trung Quốc, nhận xét đúng là A. GDP/người năm 2010 đạt 4365 USD. B. GDP từ 1985 đến 2010 tăng 2,5 lần. C. số dân từ 1985 đến 2010 tăng 1,5 lần. D. tốc độ tăng GDP chậm hơn số dân. Câu 8: Về vị trí địa lí, Nhật Bản nằm ở khu vực nào sau đây? A. Nam Á. B. Đông Á. C. Tây Á. D. Bắc Á. Câu 9: Khu vực Đông Nam Á có nhiều tôn giáo, trong đó số dân Hồi giáo tập trung nhiều nhất ở A. Philippin. B. Malaixia. C. Inđônêxia. D. Việt Nam. Câu 10: Thế mạnh nào giúp cho các ngành công nghiệp ở nông thôn Trung Quốc phát triển mạnh? A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao. B. Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có. C. Lao động có tay nghề kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có. D. Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao. Câu 11: Dân số già sẽ ảnh hưởng như thế nào tới phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản? A. Không có điều kiện phát triển các ngành dịch vụ. B. Thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lai. C. Vấn đề giải quyết việc làm gặp nhiều khó khăn. D. Chi phí nhiều cho giáo dục và nâng cao thể lực. Câu 12: Dựa vào bảng số liệu:
  2. GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN TỪ 2005 -2015 (Đơn vị: tỉ USD) Năm 2005 2008 2010 2015 Xuất khẩu 594,9 782,1 857,1 773,0 Nhập khẩu 514,9 762,6 773,9 787,2 Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản từ 2005 đến 2015 biểu đồ thích hợp nhất là A. tròn. B. cột. C. đường. D. miền. Câu 13: Một trong những thành tựu quan trọng nhất trong phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc là A. thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh. B. tình trạng đói nghèo giảm xuống đáng kể. C. sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. D. GDP/người xếp vào loại cao trên thế giới. Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm? A. Chỉ chú trọng phát triển chăn nuôi. B. Thiên tai thường xuyên xảy ra. C. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng. D. Chuyển sang trồng các loại cây khác. Câu 15: Địa hình của Nhật Bản chủ yếu là A. núi thấp và trung bình. B. cao nguyên và đồi thấp. C. đồng bằng và trung du. D. núi cao và trung bình. Câu 16: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm? A. Tâm lí ngại sinh nhiều con của người dân. B. Do sự phát triển nhanh của y tế và giáo dục. C. Tiến hành chính sách dân số rất triệt để. D. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Câu 17: Sắp xếp các đồng bằng của Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam. A. Hoa Trung, Hoa Nam, Đông Bắc, Hoa Bắc. B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. C. Hoa Nam, Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung. D. Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Đông Bắc. Câu 18: Trong kinh tế Nhật Bản nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu, tỉ trọng chỉ chiếm 1%GDP là do A. it chú trọng phát triển nông nghiệp. B. khí hậu khắc nghiệt, nhiều thiên tai. C. chỉ tập trung phát triển công nghiệp. D. diện tích đất nông nghiệp quá ít. Câu 19: Miền Tây Trung Quốc có khí hậu chủ yếu là A. ôn đới lục địa. B. ôn đới gió mùa. C. cận nhiệt gió mùa. D. cận nhiệt lục địa. Câu 20: Địa hình chủ yếu của miền Đông Trung Quốc là A. núi cao, sơn nguyên. B. cao nguyên, bồn trũng. C. đồng bằng châu thổ. D. đồi thấp, bình nguyên. Câu 21: Ngành được xem là khởi nguồn cho công nghiệp Nhật Bản ở thế kỷ XIX là A. vi mạch, chất bán dẫn. B. dệt sợi, vải các loại. C. xe gắn máy, tàu biển. D. vật liệu truyền thông. B. TỰ LUẬN (3,0 điểm). Dựa vào bảng số liệu sau: GDP CỦA TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1980 – 2016 (Đơn vị: tỉ USD) Quốc gia 1980 1990 2010 2015 2016 Trung Quốc 302,9 396,5 6005,2 10982,8 11383,0 Nhật Bản 1086,9 3104,3 5498,7 4391,7 4328,4 1. Tính tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc, Nhật Bản qua các năm đã cho ở trên? (lấy năm 1980 = 100%). 2. Nhận xét, giải thích về tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 1980 – 2016. HẾT
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 QUẢNG NAM Môn: ĐỊA LÍ – Lớp 11 HƯỚNG DẪN CHẤM A. TRẮC NGHIỆM (0,33 điểm/câu) MÃ ĐỀ 705 1 D 4 C 7 A 10 B 13 A 16 C 19 A 2 C 5 B 8 B 11 B 14 D 17 B 20 C 3 D 6 A 9 C 12 D 15 A 18 D 21 B B. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Ý Nội dung Điểm 1 Tính tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc, Nhật Bản qua các năm 1,0 đã cho ( lấy năm 1980 = 100%) Bảng tốc độ tăng trưởng của GDP Trung Quốc, Nhật Bản qua các năm (đơn vị: %) Quốc gia 1980 1990 2010 2015 2016 Trung Quốc 100 130,9 1982,6 3625,9 3758,0 Nhật Bản 100 285,6 505,9 404,1 398,2 HS có thể trình bày kết quả không theo bảng, nhưng phải đúng tất cả và có đơn vị cho 1 điểm. Nếu sai 1 số liệu, hoặc không có đơn vị thì trừ 0,25 điểm 2 Nhận xét, giải thích 2,0 Nhận xét 1,5 - Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc và Nhật Bản từ 1980 đến 2016 0,5 đều có xu hướng tăng, nhưng tốc độ tăng không giống nhau - GDP của Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng liên tục và nhanh hơn (dẫn 0,5 chứng) . - GDP của Nhật có tốc độ tăng trưởng không liên tục và chậm hơn (dẫn 0,5 chứng) . Không có dẫn chứng thì chỉ cho 0,25 đ/ 1 ý nhận xét đúng Giải thích 0,5 Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh hơn Nhật Bản là do Đây là nền kinh tế trẻ, phát triển theo chiều rộng, có nhiều nguồn lực để phát 0,25 triển. Kết quả công cuộc hiện đại hóa đất nước, ổn định xã hội, mở rộng giao lưu 0,25 buôn bán với nước ngoài. Học sinh có thể trình bày không theo đáp án nhưng đảm bảo nội dung vẫn cho điểm tối đa.