Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 6 trang Thu Mai 06/03/2023 8154
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2022_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: Yêu từng bờ ruộng, lối mòn, Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu. Yêu con sông mặt sóng xao, Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca. Yêu hàng ớt đã ra hoa Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông. Yêu sao tiếng mẹ ru nồng, Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm. (Ta yêu quê ta, Lê Anh Xuân, Thơ Thiếu nhi chọn lọc, NXB Văn học, 2017, tr.94) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ tự do. B. Thể thơ tám chữ. C. Thể thơ lục bát. D. Thể thơ sáu chữ. Câu 2. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Biểu cảm. B. Tự sự. C. Miêu tả. D. Nghị luận. Câu 3. Trong dòng thơ: “Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông” có mấy cụm động từ? A. Một cụm động từ. B. Hai cụm động từ. C. Ba cụm động từ. D. Bốn cụm động từ. Câu 4. Trong 4 câu thơ đầu cảnh vật quê hương được hiện lên qua những hình ảnh nào? A. Bờ ruộng, lối mòn, hàng ớt, đám dưa, đám cà. B. Bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, ngàn dâu, con sông. C. Bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, dâu tằm. D. Bờ ruộng, lối mòn, đám dưa, đám cà, dâu tằm. Câu 5. Điệp từ “yêu” trong văn bản trên có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với dòng sông. B. Nhấn mạnh tình yêu quê hương da diết của tác giả. C. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với mẹ. D. Nhấn mạnh tình yêu sâu sắc của tác giả đối với gia đình. Câu 6. Cảm nhận nào đúng nhất về cảnh vật quê hương hiện lên trong hai dòng thơ sau: Yêu từng bờ ruộng, lối mòn, Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.
  2. A. Cảnh rực rỡ, tha thiết, bâng khuâng. B. Cảnh mênh mông, bình dị, thân quen. C. Cảnh tươi đẹp, thơ mộng, trữ tình. D. Cảnh tươi đẹp, thân thuộc, bình dị Câu 7. Nhận xét nào đúng nhất về ý nghĩa lời ru của mẹ qua hai dòng thơ sau: Yêu sao tiếng mẹ ru nồng, Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm. A. Lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ, bồi đắp tâm hồn con. B. Lời ru của mẹ động viên, khích lệ con nỗ lực học tập tốt. C. Lời ru của mẹ là khúc hát xua tan mệt mỏi trong lao động. D. Lời ru của mẹ gợi nhắc những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp. Câu 8: Hiệu quả của biện pháp nhân hóa trong dòng thơ : “Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca” là gì? A. Nhấn mạnh kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, ngọt ngào gắn với dòng sông. B. Câu thơ khơi gợi trí tưởng tượng bay bổng ở người đọc. C. Dòng sông trở nên sinh động, gần gũi, gắn bó với con người. D. Giúp đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác. Câu 9. Qua bài thơ tác giả muốn gửi tới người đọc những thông điệp gì? Câu 10. Từ nội dung của văn bản, em nhận thấy mình cần làm gì để góp phần xây dựng quê hương? II. VIẾT (4,0 điểm) Quê hương yêu dấu - nơi cho em nhiều trải nghiệm. Hãy kể lại một trải nghiệm về chuyến thăm quê thú vị của em. HƯỚNG DẪN CHẤM – GỢI Ý LÀM BÀI Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 B 0,5 5 B 0,5 6 D 0,5 7 A 0,5 8 C 0,5 9 HS đưa ra được một vài thông điệp phù hợp với nội dung bài 1,0 thơ. Có thể đưa ra những thông điệp sau: - Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. - Quê hương giáo dục chúng ta, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta để ta được trở thành một con người tốt, thành một công dân tốt.
  3. - Chúng ta cần phải nhớ đến, yêu quý, trân trọng và biết ơn quê hương của mình. (HS đưa ra 2 thông điệp cho điểm tối đa) 10 HS nêu được hành động cụ thể của bản thân góp phần xây 1,0 dựng quê hương. (Nêu tối thiểu 3 hành động) Ví dụ: - Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kĩ năng sống trở thành người công dân tốt góp phần xây dựng quê hương. - Giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp - Sống đoàn kết, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn - Giữ gìn phong tục, truyền thống tốt đẹp của quê hương. - Không làm điều xấu gây tổn hại đến quê hương. - Quảng bá, giới thiệu hình ảnh của quê hương đến với mọi người. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết 0.25 bài. b. Xác định đúng yêu cầu của đề . Kể lại một trải nghiệm của bản 0.25 thân- chuyến về thăm quê thú vị. c. Kể lại nội dung trải nghiệm. 0,25 1. Mở bài: - Giới thiệu, dẫn dắt chuyến về thăm quê của bản thân. (Giới thiệu về quê em) - Ấn tượng, cảm xúc của bản thân về chuyến trải nghiệm đó. 2. Thân bài 2,5 * Trước khi về quê: - Kể về sự chuẩn bị, tâm trạng, cảm xúc của em trước chuyến đi. (háo hức, hồi hộp, mong chờ) * Trên đường về quê: - Quang cảnh hai bên đường, những kỉ niệm, kí ức về quê hương * Về đến quê: - Kể những điều em được tận mắt chứng kiến về sự thay đổi quang cảnh của quê hương. - Kể lại cảnh gặp gỡ, trò chuyện với người thân, họ hàng, làng xóm. - Kể về những trải nghiệm của em trong những ngày về thăm quê. (thả diều, câu cá, gói bánh, đi chợ quê ) - Kể lại những cảm xúc lúc chia tay người thân, trở về thành phố 3. Kết bài 0,25 - Cảm xúc, bài học rút ra từ trải nghiệm đối với bản thân em. d. Chính tả ngữ pháp đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Cách kể linh hoạt, thể hiện cảm xúc chân thành, trải 0,25 nghiệm có ý nghĩa sâu sắc.
  4. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút Tổn g Mức độ nhận thức Nội % Kĩ T dung/đơ điểm năn T n vị kiến Vận dụng g Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thức cao TNK T TNK T TNK T TNK T Q L Q L Q L Q L 1 Đọc Văn bản hiểu thơ 4 0 4 0 0 2 0 60 2 Viết Viết được một bài văn tự sự kể về 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 một trải nghiệm của bản thân. Tổng 20 5 20 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ % 25% 35% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40%
  5. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút Số câu hỏi theo mức độ Nội nhận thức Chương/ dung/Đơn Thôn TT Mức độ đánh giá Nhậ Vận Chủ đề vị kiến g Vận n dụng thức hiểu dụng biết cao 1 Đọc hiểu Thơ và thơ Nhận biết: 4 TN 4TN 2 TL lục bát - Nêu được ấn tượng chung về văn bản. - Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát. - Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. - Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm; các biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp ngữ. Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. - Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
  6. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. - Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp 2 Viết Viết bài Nhận biết: Viết đúng thể văn tự sự loại văn tự sự. Bố cục rõ ràng. Thông hiểu: Biết cách sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lý. Vận dụng: Biết huy động vốn trải nghiệm của bản 1TL* thân để làm bài. Biết rút ra bài học ý nghĩa từ trải nghiệm Vận dụng cao: Cách kể linh hoạt, thể hiện cảm xúc chân thành, trải nghiệm có ý nghĩa sâu sắc. Tổng 4 TN 4TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 25 35 30 10 Tỉ lệ chung 60 40