Đề kiểm tra chất lượng môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì II - Đề số 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thanh Miện

docx 6 trang nhatle22 2660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì II - Đề số 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thanh Miện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_mon_dia_ly_lop_12_hoc_ki_ii_de_so_5_n.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì II - Đề số 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thanh Miện

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM 2017-2018 TRƯỜNG THPT THANH MIỆN Môn: ĐỊA LÍ 12 (Đề thi có 06 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1. Nội thủy là: Mã đề 011 A. Vùng có chiều rộng 12 hải lí. B. Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí. C. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. D. Vùng nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí. Câu 2. Địa hình với địa thế cao ở hai đầu, thấp ở giữa là đặc điểm của vùng núi: A. Trường Sơn Bắc. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 3. Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm : A. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô. B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm. C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm. D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC Câu 4. Thiên nhiên vùng núi thấp Tây Bắc ở nước ta có đặc điểm nào dưới đây: A. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa B. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa C. Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới D. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa Câu 5. Điểm giống nhau về tự nhiên của vùng ven biển phía Đông Trường Sơn Nam và vùng Tây Nguyên là: A. Mưa và thu đông (từ tháng IX, X – I, II). B. Có một mùa khô sâu sắc C. Mùa mưa vào hạ thu (từ tháng V – X). D. Về mùa hạ có gió Tây khô nóng Câu 6. Vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho xây dựng cảng biển : A. Vịnh cửa sông B. Các bờ biển mài mòn C. Các vũng, vịnh nước sâu D. Tam giác châu. Câu 7. Hàm lượng phù sa của sông ngòi nước ta lớn là do: A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc B. Tổng lượng nước sông lớn C. Chế độ nước sông thay đổi theo mùa D. Quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ ở miền núi Câu 8. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc, nên: A. Khí hậu có bốn mùa rõ rệt B. Có nền nhiệt độ cao C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển D. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá Câu 9. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở nước ta chuyển dịch theo hướng: A. Tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ. B. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, giảm khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực dịch vụ
  2. C. Giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ, tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực công nghiệp – xây dựng D. Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ Câu 10. Kết cấu dân số trẻ của nước ta thể hiện rõ nét qua? A. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. B. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. C. Cơ cấu dân số theo các thành phần kinh tế D. Cơ cấu dân số theo giới tính. Câu 11. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm giảm ảnh hưởng rấ lớn đến: A. Việc sử dụng lao động B. Mức gia tăng dân số C. Tốc độ đô thị hóa D. Quy mô dân số của đất nước Câu 12. Tại sao từ năm 1965 đến năm 1972, quá trình đô thị hóa ở nước ta bị chững lại: A. Tỉ lệ gia tăng dân số giảm. B. Chính sách thu hút dân thành thị về nông thôn. C. Các đô thị bị chiến tranh phá hoại. D. Chính sách hạn chế di dân tự phát đến thành thị. Câu 13. Cho biểu đồ sau: Triệu người % 25 27,4 30 26,9 24,7 24,2 23,6 22,34 23,37 25 20 18,77 19,2 20,1 18,08 20 15,7 15 12,92 15 10,1310,09 10 10 4,73 5 5 0 1960 1976 1979 1989 1999 2000 2005 2007 Năm Số dân thành thị Tỉ lệ dân thành thị Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Sự gia tăng số dân thành thị Việt Nam trong giai đoạn 1960-2007. B. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta trong giai đoạn 1960-2007 C. Số dân thành thị và tỉ lệ dân số thành thị nước ta giai đoạn 1960- 2007. D. Tình hình dân số Việt Nam trong giai đoạn 1960-2007. Câu 14. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, ba đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở nước ta ( năm 2007) là: A. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh B. Hà Nội, Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh C. Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh D. Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh
  3. Câu 15. Tuyến đường được coi là xương sống của hệ thống đường bộ nước ta là: A. Quốc lộ 5 B. Quốc lộ 6 C. Quốc lộ 1 D. Quốc lộ 9 Câu 16. Nhận định nào sau đây không đúng với ngành nội thương của nước ta? A. Thị trường thống nhất trong cả nước. B. Hàng hóa phong phú, đa dạng. C. Khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa. D. Có nhiều thành phần kinh tế tham gia. Câu 17. Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ bước tiến lớn trong nền nông nghiệp nước ta những năm qua: A. Sự chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hàng hóa B. Phát triển nền nông nghiệp cổ truyền, quan tâm nhiều đến sản lượng C. Sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc theo hướng đa canh D. Sản xuất nhỏ, đầu tư hạn chế, ít chú ý đến thị trường Câu 18. Mặt hàng nào sau đây không phải là hàng xuất khẩu của nước ta? A. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản. B. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. C. Hàng nông - lâm - thủy sản. D. Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên liệu) Câu 19. Vấn đề được đặt ra trong phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay là: A. Tránh gây mất đất sản xuất nông nghiệp. B. Tránh gây ô nhiễm môi trường. C. Giảm tình trạng chênh lệch giàu nghèo. D. Tránh làm mất đi các ngành nghiệp truyền thống Câu 20. Ngành công nghiệp năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm phải đi trước một bước là do: A. Ngành này có nhiều lợi thế ( tài nguyên, lao động, thị trường) và là động lực thúc đẩy các ngành khác. B. Sử dụng ít về lao động, không đòi hỏi quá cao về trình độ. C. Thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. D. Trình độ sản xuất cao, không gây ô nhiễm môi trường. Câu 21. Đây là biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản : A. Tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt. B. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến. C. Hiện đại hoá các phương tiện tăng cường đánh bắt xa bờ. D. Tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến. Câu 22. Trong nội bộ ngành, sản xuất nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo hướng ? A. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. B. tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, giảm tỉ trọng các sản phẩm không qua giết thịt. C. giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia cầm. D. tăng tỉ trọng trồng cây ăn quả, giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực. Câu 23. Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải sản, nhờ có:
  4. A. Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ. B. Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng. C. Nhân dân có kinh nghiệm đánh bắt. D. Phương tiện đánh bắt hiện đại Câu 24. Các nhà máy thủy điện nào sau đây đã và đang được xây dựng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La. B. Hòa Bình, Thác Bà, Trị An. C. Đa Nhim, Thác Bà, Sơn La. D. Hòa Bình, Trị An, Sơn La. Câu 25. Tỉnh nào sau đây của Trung du và miền núi Bắc Bộ vừa giáp Lào, vừa giáp Trung Quốc? A. Sơn La. B. Lai Châu. C. Điện Biên D. Lào Cai Câu 26. Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoàng sản là do vùng: A. giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. B. có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn. C. có số dân đông, lao động dồi dào. D. có trình độ khoa học và công nghệ cao. Câu 27. Tỉnh nào sau đây không thuộc Bắc Trung Bộ? A. Quảng Bình. B. Quảng Trị C. Quảng Nam. D. Thừa Thiên- Huế. Câu 28. Căn cứ vào bản đồ cây công nghiệp ở Atlats Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh nào sau đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta? A. Kon Tum và Gia Lai. B. Lâm Đồng và Gia Lai. C. Đắk Lắk và Lâm Đồng. D. Bình Phước và Đắk Lắk. Câu 29. Hiện nay, để tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian, Bắc Trung Bộ cần phải : A. chú trọng phát triển kinh tế - xã hội ở vùng miền núi. B. đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và cở sở vật chất kĩ thuật. C. hình thành các trung tâm gắn liền với các đô thị. D. gắn các vùng sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp và ngư nghiệp Câu 30. Các hải cảng ở Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là: A. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vân Phong, Cam Ranh B. Đã Nẵng, Cam Ranh, Quy Nhơn, Vân Phong C. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Vân Phong, Cam Ranh D. Quy Nhơn, Đã Nẵng, Cam Ranh, Vân Phong Câu 31. Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam nhằm mục đích: A. đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với Tây Nguyên B. đẩy mạnh sự giao lưu hợp tác trong vùng với nước bạn Lào C. đẩy mạnh giao lưu các tỉnh trong vùng với nước bạn Campuchia D. làm tăng vai trò trung chuyển của vùng Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Nam. B. Quảng Ngãi. C. Quảng Ninh. D. Quảng Bình. Câu 33. Hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng là : A. thiếu lao động có trình độ. B. sự đầu tư của nước ngoài còn rất ít.
  5. C.tài nguyên thiên nhiên đang bị suy thoái. D. cơ sở hạ tầng thấp nhất cả nước. Câu 34. Bình quân lương thực đầu người của vùng Đồng bằng Sông Hồng vẫn thấp hơn một số vùng khác là do: A. Sản lượng lương thực thấp. B. Sức ép quá lớn của dân số. C. Điều kiện sản xuất lương thực khó khăn. D. Năng suất trồng cây lương thực thấp. Câu 35. Điểm giống nhau giữa Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. có tiềm năng lớn về thủy điện B. đều có vị trí giáp biển C. có một mùa đông lạnh D. có mùa khô sâu sắc Câu 36. Cho biểu đồ sau: SẢN LƯỢNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA. Năm 2005 2006 2007 2010 - Sản lượng ( nghìn tấn) 3 467 3 722 4 200 5 142 + Khai thác. 1 988 2 027 2 075 2 414 + Nuôi trồng 1 479 1 695 2 125 2 728 - Giá trị sản xuất 63 678 74 493 89 694 153 170 (nghìn tỉ đồng) Để thể hiện tình hình phát triển của ngành thủy sản của nước ta giai đoạn 2005- 2010 thì biểu đồ thích hợp : A. Đường. B. Miền. C. Kết hợp (đường và cột) D. Cột Câu 37. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Thái Nguyên, Việt Trì. B. Thái Nguyên, Hạ Long. C. Lạng Sơn, Việt Trì. D. Việt Trì, Bắc Giang. Câu 38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A.Vũng Áng. B. Nghi Sơn. C. Hòn La. D. Chu Lai. Câu 39. Cho bảng số liệu: Kim ngạch xuất nhập khẩu ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014 (Đơn vị: triệu USD) Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu 2000 30 119,2 14 482,7 15 636,5 2014 298 066,2 150 217,1 147 849,1 Để thể hiện quy mô tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu ở nước ta trong hai năm 2000 và 2014 thì bán kính hình tròn thể hiện năm 2014 gấp khoảng mấy lần so với năm 2000? A. 9,9 lần. B. 6,9 lần. C. 3,1 lần. D. 1,3 lần. Câu 40. Cho biểu đồ
  6. Hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Tổng số vốn đăng kí và số dự án tăng ổn định. B. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam tăng không ổn định. C. Tổng số vốn đăng kí tăng chậm hơn số dự án. D. Quy mô của các dự án giảm mạnh đến năm 2010, sau đó lại tăng. Hết - Thí sinh được sử dụng Atlats Địa Lý Việt Nam. - Giám thị không giải thích gì thêm.