Đề kiểm tra chất lượng môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì II - Đề số 3 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thanh Miện

docx 6 trang nhatle22 3230
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì II - Đề số 3 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thanh Miện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_mon_dia_ly_lop_12_hoc_ki_ii_de_so_3_n.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì II - Đề số 3 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thanh Miện

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM 2017-2018 TRƯỜNG THPT THANH MIỆN Môn: ĐỊA LÍ 12 (Đề thi có 06 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề 013 Câu 1. Vùng biển mà tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng vẫn để cho các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như công ước quốc tế quy định, được gọi là: A. Lãnh hải. B. Nội thủy. C. Vùng đặc quyền về kinh tế. D. Vùng tiếp giáp lãnh hải. Câu 2. Đặc điểm nào đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc? A. Cao nhất nước ta B. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích C. Hướng Tây Bắc-Đông Nam D. Có nhiều cao nguyên xếp tầng Câu 3. Gió Đông Bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là: A. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã. B. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền. C. Gió Mậu dịch ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm. D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á. Câu 4. Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ có đặc điểm tự nhiên nào dưới đây: A. Tiếp xúc với thềm lục địa rộng, nông B. Các cồn cát, đầm phá khá phổ biến C. Mở rộng các bãi triền thấp phẳng D. Phong cảnh thiên nhiên trù phú, thay đổi theo mùa Câu 5. Dọc ven biển nơi có nhiệt độ cao nhiều nắng , có nhiều sông nhỏ đổ ra biển thuận lợi cho nghề : A. Khai thác thủy hải sản B. Nuôi trồng thủy sản C. Làm muối D. Chế biến thủy sản Câu 6. Đất feralit có màu đỏ vàng là do: A. Hình thành trên đất mẹ có nhiều chất xơ B. Nhận dược nhiều ánh nắng mặt trời C. Lượng phù sa trong đất lớn D. Tích tụ nhiều oxit sắt Câu 7. Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường do: A. Độ dốc lòng sông lớn, nhiều thác ghềnh B. Sông có đoạn chảy ở miền núi, có đoạn chảy ở đồng bằng. C. Chế độ mưa thất thường D. Lòng sông nhiều nơi bị phù sa bồi đắp Câu 8. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc, nên: A. Khí hậu có bốn mùa rõ rệt B. Có nền nhiệt độ cao C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển D. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá Câu 9. Biểu hiện rõ nhất của cơ cấu dân số trẻ của nước ta là : A. Tỉ lệ tăng dân vẫn còn cao. B. Dưới tuổi lao động chiếm 33,1% dân số. C. Trên tuổi lao động chỉ chiếm 7,6% dân số. D. Lực lượng lao động chiến 59,3% dân số. Câu 10. Dân số thành thị của nước ta năm 2005 là (%): A. 25,0. B. 26,0. C. 26,9 D. 28 Câu 11. Mức sống của các dân tộc trên đất nước ta còn chênh lệch là do:
  2. A. Lịch sử định cư của các dân tộc mang lại. B. Các dân tộc có văn hóa, phong tục tập quán khác nhau. C. Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đồng đều giữa các vùng. D. Trình độ sản xuất của các dân tộc khác nhau. Câu 12. Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do: A. Trồng lúa nước cần nhiều lao động. B. Vùng mới được khai thác gần đây. C. Có nhiều trung tâm công nghiệp. D. Có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú. Câu 13. Cho bảng số liệu: Dân số nước ta thời kì 1901 - 2005. (Đơn vị : triệu người) Năm 1901 1921 1956 1960 1985 1989 1999 2005 Dân số 13,0 15,6 27,5 30,0 60,0 64,4 76,3 80,3 Nhận định đúng nhất là: A. Dân số nước ta tăng với tốc độ ngày càng nhanh. B. Thời kì 1960 - 1985 có dân số tăng trung bình hằng năm cao nhất. C. Với tốc độ gia tăng như thời kì 1999 - 2005 thì dân số sẽ tăng gấp đôi sau 50 năm. D. Thời kì 1956 - 1960 có tỉ lệ tăng dân số hằng năm cao nhất. Câu 14. Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị nào dưới đây, có quy mô dân số ( năm 2007) dưới 100 nghìn người ? A. Hải Dương và Hưng Yên B. Hưng Yên và Bắc Ninh C. Hưng Yên và Phủ Lý D. Phủ Lý và Thái Bình Câu 15. Cho bảng số liệu Một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014 Sản phẩm 2000 2005 2010 2014 Than sạch (nghìn tấn) 11 609 34 093 44 835 41 086 Dầu thô khai thác (nghìn tấn) 16 291 18 519 15 014 17 392 Khí tự nhiên dạng khí (triệu m3) 1 596 6 440 9 402 10 210 Điện (triệu kwh) 26 683 52 078 91 722 141 250 Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta giai đoạn 2000 – 2014? A. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp đều có xu hướng tăng. B. Sản lượng điện tăng trưởng nhanh nhất. C. Sản lượng than sạch tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2010. D. Sản lượng dầu thô và khí tự nhiên tăng không ổn định. Câu 16. Cho bảng số liệu: Một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1998 – 2014 Sản phẩm 2000 2005 2010 2012 2014 Thuỷ sản đông lạnh (nghìn tấn) 177,7 681,7 1278,3 1372,1 1586,7 Chè chế biến (nghìn tấn) 70,1 127,2 211,0 193,3 179,8
  3. Giày, dép da (triệu đôi) 107,9 218,0 192,2 222,1 246,5 Xi măng (nghìn tấn 13298,0 30808,0 55801,0 56353,0 60982,0 Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta trong giai doạn 2000-2014 ? A. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp. B. Sản lượng thuỷ sản đông lạnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. C. Sản lượng chè chế biến và giày, dép da liên tục giảm. D. Sản lượng xi măng tăng ổn định trong giai đoạn 2000 – 2014. Câu 17. Dựa vào bản đồ Công nghiệp năng lượng trong Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết sản lượng điện của nước ta trong giai đoạn 2000- 2007 tăng bao nhiêu lần? A. 2,4 lần. B. 3,4 lần C. 4,4 lần D. 5,4 lần Câu 18. Cho bảng số liệu Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam phân theo phương tiện vận chuyển năm 2005 và 2014 (Đơn vị: %) Năm 2005 2014 Đường hàng không 67,1 78,1 Đường thuỷ 5,8 1,7 Đường bộ 27,1 20,2 Tổng 100.0 100.0 Biểu đồ nào thể hiện thích hợp nhất cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam phân theo phương tiện vận chuyển năm 2005 và 2014? A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ tròn. Câu 19. Quốc lộ số 1 được bắt đầu từ tỉnh nào sau đây ? A. Lạng Sơn. B. Cao Bằng. C. Hà Giang. D. Lào Cai. Câu 20. Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thuỷ điện nước ta là: A. Sông ngòi ngắn và dốc. B. Lượng nước không ổn định trong năm. C. Thiếu kinh nghiệm trong khai thác. D. Trình độ khoa học – kĩ thuật còn thấp. Câu 21. Tiềm năng thuỷ điện lớn nhất của nước ta tập trung trên hệ thống sông : A. Sông Đồng Nai. B. Sông Hồng. C. Sông Thái Bình. D. Sông Mã. Câu 22. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là: A. Châu Á Thái Bình Dương và châu Âu. B. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. C. Nhật Bản và Trung Quốc. D. các nước Đông Nam Á và Nhật Bản. Câu 23. Khó khăn lớn nhất trong sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là: A. Khả năng mở rộng diện tích cây công nghiệp không nhiều. B. Thiếu vốn để áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. C. Thị trường có nhiều biến động, sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính. D. Khó khăn về đẩy mạnh thâm canh do trình độ người lao động hạn chế. Câu 24. Điều kiện tác động mạnh mẽ nhất đến việc phát triển chăn nuôi là: A.Cơ sở thức ăn. B. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
  4. C.Các dịch vụ về giống, thú y. D. Lực lượng lao động có kỹ thuật. Câu 25. Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển, đặc biệt là ở: A. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Câu 26. Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? A. Năng lượng. B. Chế biến lương thực, thực phẩm. C. Sản xuất hàng tiêu dùng. D. Luyện kim. Câu 27. Dựa vào Atlat ĐLVN trang 21, trung tâm công nghiệp Vinh bao gồm các ngành nào sau đây? A. cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản. B. điện tử, dệt may, đóng tàu, chế biến nông sản. C. luyện kim màu, hoá chất phân bón, chế biến thực phẩm. D. sản xuất giấy xenlulo, luyện kim đen, đóng tàu. Câu 28. Dựa vào Atlat ĐLVN trang 24, hãy cho biết thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là các quốc gia nào sau đây? A. Ấn Độ, Nhật Bản, Canada. B. Liên Bang Nga, Pháp, Hoa Kỳ. C. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc. D. Singapor, Ba Lan, Hàn Quốc. Câu 29. Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Đơn vị %) Năm 1990 1995 2000 2010 Khu vực I 45,6 32,6 29,1 12,6 Khu vực II 22,7 25,4 27,5 43,8 Khu vực III 31,7 42,0 43,4 43,6 Nhận xét nào dưới đây là đúng với bảng đồ trên? A. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III. B. Tăng tỉ trọng khu vực III, giảm tỉ trọng khu vực I và II. C. Tăng tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III. D. Tăng tỉ trọng khu vực II và III, giảm tỉ trọng khu vực I. Câu 30. Căn cứ vào Atlat trang 25, hãy xác định các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia là: A. Hà Nội, Huế, Đà Nẳng, Tp. Hồ Chí Minh. B. Lạng Sơn, Hạ Long, Hải Phòng, Vinh C. Quy Nhơn. Đà Lạt, Nha Trang, Buôn Ma Thuột. D. Cần thơ, Phú Quốc, Cà Mau, Tây Ninh. Câu 31. Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt nam, trang 17, khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: A. Chu Lai. B. Dung Quất. C. Nhơn Hội . D. Chân Mây. Câu 32.Vì sao Tây Nguyên, cà phê chè lại được trồng ở các cao nguyên tương đối cao? A. Có khí hậu mát mẽ. B. Có đất badan màu mỡ. C. Có mùa đông lạnh. D. Nguồn nước dồi dào quanh năm.
  5. Câu 33.Tây Nguyên với Trung du miền núi Bắc Bộ giống nhau ở đặc điểm tự nhiên nào sau đây? A. Cùng có nhiều đất đỏ badan. B. Cùng có nhiều đất feralit trên đá vôi. C. Sông suối có nhiều tiềm năng thuỷ điện. D. Cùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc. Câu 34.Vùng đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về: A.Chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công nghiệp lâu năm. B.Trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm. C.Trồng rừng bảo vệ môi trường sinh thái. D.Chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực, thực phẩm. Câu 35. Xu hướng chuyển dịch trong khu vực I ở Đồng bằng sông Hồng là: A. tăng tỷ trọng ngành trồng trọt và giảm tỷ trọng ngành chăn nuôi. B. giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. C. giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, tăng tỷ trọng ngành thủy sản. D. tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành thủy sản và trồng trọt. Câu 36.Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với Bắc Trung Bộ là do: A. Phát triển kinh tế - xã hội của vùng còn nhiều khó khăn. B. Lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam. C. Lãnh thổ gồm các khu vực đồi núi thấp, đồng bằng ven biển và biển. D. Không có khả năng phát triển công nghiệp. Câu 37. Ngành nuôi trồng thuỷ sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh là nhờ : A. Có vùng biển rộng lớn với nhiều bãi tôm, bãi cá, trữ lượng thuỷ sản lớn. B. Trong vùng có nhiều hồ thuỷ điện và hồ thuỷ lợi. C. Có đường biển dài với nhiều cửa sông, vũng vịnh, đầm phá. D. Khí hậu quanh năm nóng, ít biến động. Câu 38. Các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ bắc vào nam là: A. Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận. B. Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quãng Ngãi, Bình Thuận. C. Đà Nẵng, Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Thuận. D. Đà Nẵng, Phú Yên, Quãng Ngãi, Bình Thuận. Câu 39.Tây Nguyên là vùng chuyên canh chè lớn thứ hai cả nước nhờ: A. Có nhiều diện tích đất đỏ ba dan ở các cao nguyên. B. Có một mùa mưa và một mùa khô. C. Có các cơ sở chế biến chè nổi tiếng. D. Có khí hậu mát mẻ ở các cao nguyên trên 1000m. Câu 40.Vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là: A.Sức ép của dân số đối với phát triển kinh tế- xã hội. B.Đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, ô nhiễm môi trường đô thị. C.Sự phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp, khu chế xuất. D.Tình trạng thu hẹp diện tích đất trồng lúa và vấn đề ô nhiễm môi trường.
  6. Hết - Thí sinh được sử dụng Atlats Địa Lý Việt Nam. - Giám thị không giải thích gì thêm.