Đề kiểm tra chất lượng môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì II - Đề số 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thanh Miện

docx 6 trang nhatle22 3180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì II - Đề số 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thanh Miện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_mon_dia_ly_lop_12_hoc_ki_ii_de_so_2_n.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng môn Địa Lý Lớp 12 - Học kì II - Đề số 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thanh Miện

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM 2017-2018 TRƯỜNG THPT THANH MIỆN Môn: ĐỊA LÍ 12 (Đề thi có 06 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề 014 Câu 1. Vùng tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở là: A. Vùng tiếp giáp lãnh hải B. Lãnh hải C. Vùng đặc quyền về kinh tế D. Nội thủy Câu 2. Đặc điểm nào đúng với vùng núi Trường Sơn Nam? A. Cao nhất nước ta B. Có nhiều cao nguyên xếp tầng C. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích B. Hướng Tây Bắc-Đông Nam Câu 3. Vào nửa sau mùa đông , mưa phùn thường xuất hiện ở: A. Vùng ven biển Bắc Bộ và các Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. B. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc C. Vùng ven biển Bắc Bộ và vùng núi Đông Bắc D. Vùng núi Tây Bắc và các Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Câu 4. Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc có đặc điểm nào dưới đây: A. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa B. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa C. Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới D. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa Câu 5. Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ ở vùng: A. Núi cao B. Đồi núi thấp C. Đồng bằng ven biển D. Đồng bằng châu thổ Câu 6. Lượng ẩm cao do biển Đông mang lại đã ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan thiên nhên nước ta: A. Xúc tiến mạnh mẽ hơn cường độ vòng tuần hoàn sinh vật . B. Làm cho quá trình tái sinh , phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng . C. Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế . D. Thảm thực vật xanh tươi quanh năm( trừ những nơi có khí hậu khô hạn ) Câu 7. Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn là do: A. Quanh năm có góc nhập xạ lớn và có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. B. Phần lớn diện tích nước ta là vùng đồi núi. C. Có nhiệt độ cao quanh năm. D. Quanh năm trời trong xanh ít nắng. Câu 8. Nguyên nhân nào tạo ra tính chất gió mùa của khí hậu nước ta? A. Nằm trong vùng nội chí tuyến có Mậu dịch bán cầu Bắc hoạt động quanh năm B. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa C. Hoat động của dải hội tụ nhiệt đới D. Ở gần Xích đạo. Câu 9. Hiện tại cơ cấu nước ta có đặc điểm: A. Là cơ cấu dân số trẻ B. Đang biến đổi chậm theo hướng già hóa C. Đang biến đổi nhanh theo hướng già hóa D. Là cơ cấu dân số già
  2. Câu 10. So với số dân trên lãnh thổ toàn quốc, dân số tập trung ở đồng bằng chiếm bao nhiêu (%): A.70. B.75. C.80. D.85. Câu 11. Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến: A. Việc phát triển giáo dục và y tế. B. Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động. C. Vấn đề giải quyết việc làm. D. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Câu 12. Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do: A. Nông nghiệp hiện là ngành kinh tế phát triển nhất B. Điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm D. Có sự di dân từ thành thị về nông thôn Câu 13. Cho bảng số liệu: Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2005 – 2013. (Đơn vị: %) Thành phần kinh tế 2005 2007 2010 2013 Nhà nước 11,6 11,0 10,4 10,2 Ngoài nhà nước 85,8 85,5 86,1 86,4 Có vốn đầu tư nước ngoài 2,6 3,5 3,5 3,4 Nhận xét nào không đúng với bảng số liệu trên ? A. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi. B. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có tỉ trọng lớn nhất. C. Thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng tăng. D.Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng nhỏ nhất. Câu 14. Căn cứ vào Atlat trang 15, hãy xác định các đô thị loại 2 (năm 2007) ở Trung du miền núi Bắc Bộ là: A. Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn. B. Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang. C. Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long. D. Lai Châu, Lào Cai, Móng Cái Câu 15. Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trồng hải sản là: A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Duyên hải miền Trung. D. Đông Nam Bộ. Câu 16. Điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam? A. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn. B. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí. C. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố. D.Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam. Câu 17. Đây là vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta : A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 18. Đây là tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển toàn diện cả khai thác lẫn nuôi trồng : A. An Giang. B. Đồng Tháp. C. Bà Rịa - Vũng Tàu. D. Cà Mau. Câu 19. Ngư trường nào sau đây không phải là ngư trường trọng điểm ở nước ta? A. Ngư trường Cà Mau-Kiên Giang.
  3. B. Ngư trường quần đảo Hoàng Sa,quần đảo Trường Sa. C. Ngư trường Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh. D. Ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh. Câu 20. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết mặt hàng có tỉ trọng giá trị nhập khẩu lớn nhất của nước ta năm 2007 là A. máy móc, thiết bị, phụ tùng. B.công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. B. nguyên, nhiên, vật liệu. D. hàng tiêu dùng. Câu 21. Cho biểu đồ sau: Biểu đồ cơ cấu sử dụng lao động theo ngành của nước ta năm 2005 và 2014 Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng? A. Cơ cấu lao động theo ngành không có sự thay đổi. B. Tổng số lao động nước ta không thay đổi trong giai đoạn trên. C. Tỉ lệ lao động khu vực nông-lâm-ngư nghiệp thấp nhất. D.Cơ cấu lao động của nước ta đang chuyển dịch phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa đất nước. Câu 22. Cho bảng số liệu: Giá trị sản lượng của các ngành kinh tế nước ta giai đoạn 1990-2005.(Đơn vị: tỉ đồng) Năm 1990 1995 2000 2005 Nông nghiệp 61817,5 82307,1 112111,7 137112,0 Lâm nghiệp 4969,0 5033,7 5901,6 6315,6 Thủy sản 8135,2 13523,9 21777,4 38726,9 Tổng số 74921,7 100864,7 139790,7 182154,5 Để biểu thị sự chuyển dịch tỉ trọng của từng ngành trong cơ cấu giá trị sản xuất nông-lâm - thủy sản theo bảng số liệu trên, biểu đồ thích hợp là: A.Cột C. Đường biểu diễn B. Miền D. Hình tròn Câu 23. Cho bảng số liệu: Cơ cấu vận tải năm 2004. (Đơn vị: %) Loại hình vận tải Hành khách Hàng hóa
  4. Vận chuyển Luân chuyển Vận chuyển Luân chuyển Đường sắt 1,1 9,0 3,0 3,7 Đường bộ 84,4 64,5 66,3 14,1 Đường sông 13,9 7,0 20,0 7,0 Đường biển 0,1 0,3 10,6 74,9 Đường hàng không 0,5 19,2 0,1 0,3 Hãy cho biết loại hình vận tải có tỉ trọng vận chuyển hành khách ít nhưng có tỉ trọng hành khách luân chuyển cao gấp 38 lần là: A. Đường sắt C. Đường biển B. Đường sông D. Đường hàng không Câu 24. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của nước ta là khu vực: A. nhà nước. B ngoài nhà nước. C. có vốn đầu tư nước ngoài. D. kinh tế tư nhân. Câu 25.Tỉnh nào sau đây vừa có cửa khẩu đường biển, vừa có cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc? A. Quảng Ninh. B. Hà Giang. C. Hòa Bình. D. Cao Bằng. Câu 26. Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của Trung du và miền núi Bắc bộ là : A. cà phê, chè, hồ tiêu. B. cao su, cà phê, hồ tiêu. C. chè , quế, hồi. D. chè, cà phê, cao su. Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam , trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng? A. Cẩm Phả. B. Thái Nguyên. C. Hạ Long. D. Việt Trì. Câu 28. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp là: A. đất bazan có tầng phong hóa sâu, địa hình sơn nguyên cao. B. khí hậu cận xích đạo, khô nóng quanh năm. C. đất bazan giàu dinh dưỡng, khí hậu mang tính chất cận xích đạo. D. đất feralit phân bố trên các cao nguyên xếp tầng. Câu 29. Cho bảng số liệu Số lượng trâu bò của cả nước, Trung Du và miền núi Bắc Bộ năm 2013(Đơn vị: nghìn con) Cả nước Trung Du và miền núi Bắc Bộ Trâu 2559,5 1470,7 Bò 5156,7 914,2 Tỉ trọng đàn trâu, đàn bò của Trung Du và miền núi Bắc Bộ trong tổng đàn trâu, bò của cả nước là: A. 48,5; 21,3%. B. 56,5; 20,1%. C. 57,5; 17,7%. D. 70,8; 25,6%. Câu 30. Các tỉnh ở DHNTB có nghề nuôi tôm rất phát triển là: A. Phú Yên, Khánh Hòa. B. Ninh Thuận, Bình Định.
  5. C. Bình Định, Khánh Hòa. D. Bình Thuận, Phú Yên. Câu 31. Tỉnh trọng điểm nghề cá ở Bắc Trung Bộ hiện nay là: A. Nghệ An. B. Thanh Hóa. C. Hà Tĩnh. D. Quảng Bình Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, dọc theo biên giới Việt - Lào ở vùng Bắc Trung Bộ theo hướng từ Nam ra Bắc ta lần lượt gặp các cửa khẩu quốc tế nào? A. A Đớt, Lao Bảo, Cha Lo, Cầu Treo, Nậm Cắm, Na Mèo. B. Na Mèo, Cầu Treo, A Đớt, Lao Bảo, Cha Lo, Nậm Cắm. C. Nậm Cắm, A Đớt, Lao Bảo, Cha Lo, Cầu Treo, Na Mèo. D.Na Mèo, Nậm Cắm, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo, A Đớt. Câu 33. Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu chủ yếu do: A. nhiều vùng vịnh, mực nước sâu, ít sa bồi. B. có nhiều cửa sông lớn ăn sâu vào đất liền. C. có đường bờ biển dài nhiều đảo. D. thềm lục địa rộng và nông. Câu 34. Ba nhà máy xi măng lớn hoạt động trên nguồn đá vôi dồi dào của vùng Bắc Trung Bộ là: A. Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Hoàng Mai. B. Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Phúc Sơn. C. Bỉm Sơn, Phúc Sơn, Nghi Sơn. D. Nghi Sơn, Bỉm Sơn , Phúc Sơn. Câu 35. Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực của đồng bằng sông Hồng là: A. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III B. tăng tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III C. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III D. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III. Câu 36. Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do: A. vùng mới được khai thác gần đây. B.có nhiều trung tâm công nghiệp. C. trồng lúa nước cần nhiều lao động. D. có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú. Câu 37. Cho bảng số liệu: Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Vùng 2005 2014 2005 2014 Đồng bằng sông Hồng 1186,1 1122,7 6398,4 7175,2 Đồng bằng sông Cửu Long 3826,3 4249,5 19298,5 25475,0 Cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long? A. Đồng bằng sông Hồng: diện tích giảm, sản lượng tăng. B. Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích tăng, sản lượng tăng. C. Đồng bằng sông Cửu Long: tốc độ tăng diện tích nhanh hơn sản lượng. D. Đồng bằng sông Cửu Long tăng sản lượng lớn hơn Đồng bằng sông Hồng. Câu 38. Tây Nguyên là vùng đứng đầu cả nước về: A. diện tích cây ăn quả. B. sản lượng cây cao su. C. trữ năng thủy điện. D. diện tích cây cà phê. Câu 39. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết ở Tây Nguyên cây chè được trồng nhiều ở các tỉnh nào sau đây? A. Gia Lai, Kon Tum. B. Kon Tum, Đắk Lắk. C. Đắk Lắk, Lâm Đồng. D. Lâm Đồng, Gia Lai
  6. Câu 40. Căn cứ vào Át Lát Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp nào sau đây không có trong có cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng? A. Chế biến nông sản. B. Đóng tàu. C. Sản xuất vật liệu xây dựng. D. Luyện kim màu Hết - Thí sinh được sử dụng Atlats Địa Lý Việt Nam. - Giám thị không giải thích gì thêm.