Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật Lý Lớp 9 - Tuần 10

doc 7 trang nhatle22 4090
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật Lý Lớp 9 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_ly_lop_9_tuan_10.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật Lý Lớp 9 - Tuần 10

  1. Họ và tên : đề kiểm tra 1 tiết - đề 1 Lớp : 9/ Môn : Vật lý 9 ( Tuần 10 - Tiết 19 ) Điểm : Lời phê của thầy(cô) giáo : A/ Phần trắc nghiệm :(3 đ) Trong các câu sau đây đều có các câu trả lời A,B,C,D em cần đọc kỹ và ghi vào bảng trả lời trong phần bài làm những câu trả lời mà em cho là đúng nhất . 1. Khi hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dây dẫn tăng hay giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó thay đổi như thế nào ? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau đây : A. Không thay đổi . B. Giảm hay tăng bấy nhiêu lần . C. Tăng hay giảm bấy nhiêu lần . D. Không thể xác định chính xác được . 2. Mắc nối tiếp hai điện trở có giá trị lần lượt là R1 = 8 và R2 = 12 vào hai đầu đoạn mạch có hiệu điện thế U = 4,8V. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch có thể nhận giá trị nào đúng trong các giá trị sau đây : A. I = 0,6A . B. I = 0,4A . C. I = 0,24A . D. I = 1A . 3. Nếu giảm tiết diện dây dẫn N lần thì điện trở dây dẫn : A. Tăng N lần . B. Tăng N2 lần . C. Giảm N lần . D. Giảm N2 lần . 4. Trong các kim loại đồng, nhôm, sắt, bạc, kim loại nào dẫn điện tốt nhất ? A. Sắt . B. Nhôm . C. Bạc . D. Đồng . 5. Trong các cách sắp xếp theo thứ tự giảm dần của điện trở suất của một số chất, cách sắp xếp nào là đúng ? A. Vonfram - Bạc - Nhôm - Đồng . B. Vonfram - Nhôm - Bạc - Đồng . C. Vonfram - Nhôm - Đồng - Bạc . D. Vonfram - Đồng - Bạc - Nhôm . 6. Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi theo ? Chọn phương án trả lời đúng . A. Chiều dài dây dẫn của biến trở . B. Điện trở suất của chất làm dây dẫn biến trở . C. Tiết diện dây dẫn của biến trở . D. Nhiệt độ của biến trở . 7. Một dây dẫn bằng nicrôm dài 15 m, tiết diện 0,3 mm2 được mắc vào hiệu điện thế 220 V ( biết điện trở suất của nicrôm là 1,1.10-6  .m ) . Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây : A. I = 2A . B. I = 4A . C. I = 6A . D. I = 8A . 8. Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế 12 V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,4A. Công suất tiêu thụ điện của bóng đèn này có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây ? A. p = 4,8W . B. p = 4,8 J . C. p = 4,8kW . D. p = 4,8 kJ . 9. Số đếm của công tơ điện dùng ở gia đình cho biết : A. Thời gian sử dụng điện của gia đình . B. Công suất điện mà gia đình đã sử dụng . C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng . D. Số dụng cụ và thiết bị đang được sử dụng. 10. Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào là biểu thức của định luật Jun-Lenxơ ? A. Q = I2Rt . B. Q = IRt . C. Q = IR2t . D. Q = I2R2t . 11. Khi dòng điện có cường độ 3A chạy qua một vật dẫn trong thời gian 10 phút thì toả ra một nhiệt lượng 5400 J. Hỏi điện trở của vật dẫn nhận giá trị nào sau đây là đúng ? A. 60  . B. 180  . C. 1  . D. Một giá trị khác . 12. Trên một bóng đèn có ghi 12V - 3W . Trường hợp nào sau đây đèn sáng bình thường ? A. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 12V . B. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là 0,25A . C. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là 0,5A . D. Trường hợp A và B . B/ Phần tự luận :(7 đ) Câu 1 : (1,75 đ) Phát biểu và viết công thức của định luật Jun - Lenxơ . Câu 2 : (2,25đ) Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 15  , R2 = 10  mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 12V. Tính : a. Điện trở tương đương của đoạn mạch . b. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch trong thời gian 10 phút . Câu 3 : (3đ) Một bếp điện có ghi 220V-500W được mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 220V để đun sôi 3 kg nước có nhiệt độ ban đầu là 200C. Biết hiệu suất của bếp là 80%, nhiệt lượng cung cấp cho nước sôi được coi là có ích . Tính : a. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. b. Nhiệt lượng do bếp toả ra .
  2. c. Nếu dây điện trở của bếp bị cắt ngắn đi 1/4 và bếp được mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 165V. Tính công suất tiêu thụ của bếp lúc này ? Bài làm : A/ Phần trắc nghiệm :(3 đ) Câu1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu10 Câu11 Câu12 B/ Phần tự luận : (7 đ)
  3. Họ và tên : đề kiểm tra 1 tiết - đề 2 Lớp : 9/ Môn : Vật lý 9 ( Tuần 10 - Tiết 19 ) Điểm : Lời phê của thầy(cô) giáo : A/ Phần trắc nghiệm :(3 đ) Trong các câu sau đây đều có các câu trả lời A,B,C,D em cần đọc kỹ và ghi vào bảng trả lời trong phần bài làm những câu trả lời mà em cho là đúng nhất . 1. Khi hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dây dẫn giảm hay tăng bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó thay đổi như thế nào ? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau đây : A. Không thay đổi . B. Giảm hay tăng bấy nhiêu lần . C. Tăng hay giảm bấy nhiêu lần . D.Không thể xác định chính xác được . 2. Mắc song song hai điện trở có giá trị lần lượt là R1 = 20 và R2 = 30 vào hai đầu đoạn mạch có hiệu điện thế U = 24V. Cường độ dòng điện qua mạch chính có thể nhận giá trị nào đúng trong các giá trị sau đây : A. I = 0,8A . B. I = 1,2A . C. I = 1,6A . D. I = 2A . 3. Nếu tăng chiều dài dây dẫn N lần thì điện trở dây dẫn : A. Giảm N lần . B. Giảm N2 lần . C. Tăng N lần . D. Tăng N2 lần . 4. Trong các kim loại đồng, nhôm, sắt, bạc, kim loại nào dẫn điện tốt nhất ? A. Đồng . B. Bạc. C. Nhôm . D. Sắt. 5. Trong các cách sắp xếp theo thứ tự tăng dần của điện trở suất của một số chất, cách sắp xếp nào là đúng ? A. Bạc - Đồng - Nhôm - Vonfram . B. Bạc - Nhôm - Vonfram - Đồng . C. Bạc - Vonfram - Nhôm - Đồng . D. Bạc - Nhôm - Đồng - Vonfram . 6. Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi theo ? Chọn phương án trả lời đúng . A. Nhiệt độ của biến trở . B. Chiều dài dây dẫn của biến trở . C. Điện trở suất của chất làm dây dẫn biến trở . D. Tiết diện dây dẫn của biến trở . 7. Một dây dẫn bằng nicrôm dài 15 m, tiết diện 0,6 mm2 được mắc vào hiệu điện thế 220 V ( biết điện trở suất của nicrôm là 1,1.10-6  .m ) . Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây : A. I = 2A . B. I = 4A . C. I = 6A . D. I = 8A . 8. Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế 24 V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,4A. Công suất tiêu thụ điện của bóng đèn này có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây ? A. p = 9,6 kJ . B. p = 9,6 J . C. p = 9,6 kW . D. p = 9,6 W . 9. Số đếm của công tơ điện dùng ở gia đình cho biết : A. Điện năng mà gia đình đã sử dụng . B. Số dụng cụ và thiết bị đang được sử dụng C. Công suất điện mà gia đình đã sử dụng . D. Thời gian sử dụng điện của gia đình . 10. Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào là biểu thức tính công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch ? A. A = UI2t . B. A = U2It . C. A = UIt . D. A = R2It . 11. Cho dòng điện có cường độ 2 A chạy qua một vật dẫn có điện trở 15 thì toả ra nhiệt lượng 18000 J. Hỏi thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn nhận giá trị nào sau đây là đúng ? A. 20 phút . B. 15 phút . C. 10 phút . D. 5 phút . 12. Trên một bóng đèn có ghi 6V - 3W . Trường hợp nào sau đây đèn sáng bình thường ? A. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 12V . B. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là 0,25A . C. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là 0,5A . D. Trường hợp A và B . B/ Phần tự luận :(7 đ) Câu 1 : (1,75 đ) Phát biểu và viết công thức của định luật Ôm . Câu 2 : (2,25đ) Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 15  , R2 = 10  mắc song song. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 12V. Tính : a. Điện trở tương đương của đoạn mạch . b. Nhiệt lượng toả ra trên đoạn mạch trong thời gian 15 phút .
  4. Câu 3 : (3đ) Một bếp điện có ghi 220V-1210W được mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 220V để đun sôi 3,5 kg nước có nhiệt độ ban đầu là 150C. Biết hiệu suất của bếp là 75%, nhiệt lượng cung cấp cho nước sôi được coi là có ích . Tính : a. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. b. Nhiệt lượng do bếp toả ra . c. Nếu dây điện trở của bếp bị cắt ngắn đi 3/4 và bếp được mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 160V. Tính công suất tiêu thụ của bếp lúc này ? Bài làm : A/ Phần trắc nghiệm :(3 đ) Câu1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu10 Câu11 Câu12 B/ Phần tự luận : (7 đ)
  5. Ma trận đề kiểm tra : Biết Hiểu Vận dụng Nội dung TN TL TN TL TN TL Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện 2(0,5đ) vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn . Điện trở dây dẫn- định luật Ôm 2(0,5đ) 1(0,25đ) Đoạn mạch nối tiếp - Đoạn mạch song 1(0,25đ) 1(2đ) song 1(1đ) Sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào 1(0,25đ) 1(1đ) chiều dài, tiết diện và vật liệu là dây dẫn Biến trở - Điện trở dùng trong kỹ thuật 1(0,25đ) Công suất điện - Điện năng 2(0,5đ) 2(0,5đ) 1(1đ) Định luật Jun- Lenxơ 1(2đ) Tổng cộng : 4(1đ) 1(2đ) 6(1,5đ) 2(0,5đ) 4(5đ) Đáp án & biểu điểm đề 1 : A/ Phần trắc nghiệm :(3 đ) Chọn câu đúng : Mỗi câu chọn đúng : 0,25đ x 12 = 3đ Câu1 Câu 2 Câu3 Câu4 Câu 5 Câu 6 Câu7 Câu 8 Câu 9 Câu10 Câu11 Câu12 C C A C C A B A C A C D B/ Phần tự luận :(7 đ) Câu 1 : (1,75đ) - Phát biểu đúng định luật : (0,75đ) - Viết đúng công thức : Q = I2.R.t (0,5đ) - Giải thích các đại lượng có trong công thức và có đơn vị kèm theo . (0,5đ) Câu 2 : (2,25đ) - Điện trở tương đương của đoạn mạch : RAB = R1 + R2 = 15 + 10 = 25 ( ) (0,75đ) - Cường độ dòng điện qua mạch : U 12 I = 0,48(A) (0,75đ) Rtd 25 - Điện năng tiêu thụ trong 10 phút : A = U.I.t = 12.0,48.600 = 3456 (J) (0,5đ) (Nếu HS tính A theo cách khác mà đúng thì vẫn cho điểm tối đa ) Câu 3 : (3đ) a. Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước : Qi = m.c. t = 3.4200.80 = 1.008.000 (J) (0,5đ) (0,25đ) (0,25đ) b. Nhiệt lượng do bếp toả ra : Qi Qi 1008000 H 100% Qtp 100% 100% 1.260.000(J ) Qtp H 80% (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) c. Điện trở của bếp điện : (0,25đ) U 2 2202 R 96,8() p 500 Do dây điện trở bị cắt ngắn đi 1/4 nên điện trở của bếp lúc này là : (0,25đ)
  6. 3 3 R/ .R .96,8 72,6() 4 4 Công suất tiêu thụ của bếp lúc này : (0,5đ) U 2 1652 P = 375(W ) R/ 72,6 Đáp án & biểu điểm đề 2 : A/ Phần trắc nghiệm :(3 đ) Chọn câu đúng : Mỗi câu chọn đúng : 0,25đ x 12 = 3đ Câu1 Câu 2 Câu3 Câu4 Câu 5 Câu6 Câu7 Câu8 Câu9 Câu10 Câu11 Câu12 B D C B A B D D A C D C B/ Phần tự luận :(7 đ) Câu 1 : (1,75đ) - Phát biểu đúng định luật : (0,75đ) U - Viết đúng công thức : I = (0,5đ) R - Giải thích các đại lượng có trong công thức và có đơn vị kèm theo . (0,5đ) Câu 2 : (2,25đ) - Điện trở tương đương của đoạn mạch : R1.R2 15.10 Rtd 6() (0,75đ) R1 R2 15 10 - Cường độ dòng điện qua mạch : U 12 I = 2(A) (0,75đ) Rtd 6 - Nhiệt lượng toả trên đoạn mạch trong 15 phút : Q = I2.R.t = 22.6.900 = 21.600 (J) (0,5đ) (Nếu HS tính Q theo cách khác mà đúng thì vẫn cho điểm tối đa ) Câu 3 : (3đ) a. Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước : Qi = m.c. t = 3,5.4200.85 = 1.249.500 (J) (0,5đ) (0,25đ) (0,25đ) b. Nhiệt lượng do bếp toả ra : Qi Qi 1249500 H 100% Qtp 100% 100% 1.666.000(J ) Qtp H 75% (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) c. Điện trở của bếp điện : (0,25đ) U 2 2202 R 40() p 1210 Do dây điện trở bị cắt ngắn đi 3/4 nên điện trở của bếp lúc này là : (0,25đ) 3 1 R/ .R .40 10() 4 4 Công suất tiêu thụ của bếp lúc này : (0,5đ) U 2 1602 P = 2560(W ) R/ 10