Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2018-2019

doc 3 trang nhatle22 3310
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_ly_lop_6_hoc_ki_i_nam_hoc_2018_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2018-2019

  1. Trường: THCS KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2018-2019 Họ và tên: Môn: Vật lí – Lớp 6 Lớp: 6 - Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm Lời phê A-TRẮC NGHIỆM (3đ) (Mỗi câu trả lời đúng 0.25đ) *Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời em cho là đúng nhất. (2đ) Câu 1: Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là: A. Ca đong và bình chia độ. B. Bình tràn và bình chứa. C. Bình tràn và ca đong. D. Bình chứa và bình chia độ. Câu 2: Giới hạn đo của bình chia độ là: A. Giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình. B. Giá trị lớn nhất ghi trên bình. C. Thể tích chất lỏng mà bình đo được. D. Giá trị giữa hai vạch chia trên bình. Câu 3: Chuyển động của vật nào dưới đây không bị biến đổi ? A. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng bị hãm phanh, xe dừng lại. B. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 500km/h. C. Một con châu chấu đang đậu trên một chiếc lá lúa, bỗng đập càng nhảy và bay đi. D. Một cái thùng đặt trên một toa tàu đang chạy chậm dần, rồi dừng lại. Câu 4: Một bàn học dài khoảng 1m. Dùng thước nào có thể đo chính xác nhất độ dài của bàn? A. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm. B. Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 5cm. C. Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm. D. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm. Câu 5: Trong các lực dưới đây lực nào không phải là trọng lực? A. Lực tác dụng lên vật đang rơi. C. Lực tác dụng lên vật nặng được treo vào lò xo. B. Lực tác dụng lên máy bay đang bay. D. Lực lò xo tác dụng lên vật nặng treo vào nó. Câu 6: Lực của cầu thủ tác dụng vào trái banh đang đứng yên làm cho trái banh: A. Biến đổi chuyển động C. Vừa biến đổi chuyển động, vừa biến dạng B. Biến dạng D. Không gây ra tác dụng gì Câu 7: Trên hộp bánh có ghi 500g, con số đó cho biết: A. Thể tích của hộp bánh. B. Khối lượng của hộp bánh. C. Sức nặng của hộp bánh. D. Khối lượng và sức nặng của hộp bánh. Câu 8: Một bình chia độ chứa 50 cm3 nước. Thả hòn đá vào mực nước dâng lên 83 cm3.Vậy thể tích hòn đá là: A. 33 cm3 B. 133 cm3 C. 50 cm3 D. 83 cm3 *Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống. (1đ) Câu 9: Lò xo bị dãn đã tác dụng lên xe lăn một Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo một làm cho lò xo bị dãn dài ra. Câu 10: Khi ngồi trên yên xe máy thì lò xo giảm xóc bị nén lại, . của người và xe đã làm cho lò xo bị B-TỰ LUẬN (7đ) Câu 11: (1đ) Đổi đơn vị sau: a. 200g = kg b. 1375cm3 = dm3 c. 2 lít = dm3 d. 0,05dm3 = cc Câu 12: (1.5đ)Thế nào là hai lực cân bằng? Em hãy cho một ví dụ về hai lực cân bằng. Câu 13: (1.5đ) Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy? Câu 14: (1.5đ) Trên một chiếc cầu có ghi dòng chữ: Cấm xe tải 5 tấn lưu thông trên cầu. Một chiếc xe tải có khối lượng 2,5 tấn chở trên xe 40 bao xi măng. Xe này có được phép qua cầu? (Biết rằng một bao xi măng có khối lượng 50 kg. Câu 15: (1.5đ) Cho một bình chia độ, một hòn đá cuội (không bỏ lọt bình chia độ) có thể tích nhỏ hơn giới hạn đo của bình chia độ. Hãy trình bày cách xác định thể tích hòn đá với những dụng cụ đã nêu?
  2. BÀI LÀM:
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I A-TRẮC NGHIỆM (3đ) (Mỗi câu trả lời đúng 0.25đ) *Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời em cho là đúng nhất. (2đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B B C D C B A *Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống. (1đ) Câu 9: lực kéo lực kéo Câu 10: trọng lượng biến dạng B-TỰ LUẬN (7đ) Câu 11: (1đ) Đổi đơn vị sau: (Mỗi câu đúng 0.25đ) a. 200g = 0,2 kg b. 1375cm3 = 1.375 dm3 c. 2 lít = 2 dm3 d. 0,05dm3 = 50 cc Câu 12: (1.5đ) - Hai lực cân bằng là hai lực có cường độ bằng nhau, cùng phương nhưng ngược chiều. (1đ) - Lấy ví dụ đúng (0.5đ) Câu 13: (1.5đ) - Những loại thước đo độ dài mà em biết: Thước dây, thước cuộn, thước kẻ, v v . (0.5đ) - Người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy vì: có rất nhiều đối tượng cần đo kích thước và hình dạng khác nhau, do đó cần có nhiều loại thước đo tương ứng phù hợp với từng đối tượng cần đo. (1đ) Câu 14: (1.5đ) Khối lượng 40 bao xi măng là: 40.50 = 2000 kg = 2 tấn Khối lượng cả xe và hàng là: 2,5 + 2 = 4,5 tấn Vậy xe này vẫn được phép lưu thông qua cầu Câu 15: (1.5đ) Cách xác định thể tích của hòn đá: Học sinh có thể trình bày được một trong các cách khác nhau để đo thể tích của hòn đá, ví dụ: + Cách 1: Đặt bình chia độ dưới bình tràn sao cho nước tràn được từ bình tràn vào bình chia độ. Thả hòn đá vào bình tràn để nước tràn từ bình tràn sang bình chia độ. Thể tích nước tràn từ bình tràn sang bình chia độ bằng thể tích của hòn đá. + Cách 2: Đổ nước vào đầy bình tràn, đổ nước từ bình tràn sang bình chia độ. Thả hòn đá vào bình tràn, đổ nước từ bình chia độ vào đầy bình tràn. Thể tích nước còn lại trong bình là thể tích của hòn đá. + Cách 3: Bỏ hòn đá vào bình tràn, đổ nước vào đầy bình tràn. Lấy hòn đá ra. Đổ nước từ bình chia độ đang chứa một thể tích nước đã biết vào bình tràn cho đến khi bình tràn đầy nước. Thể tích nước giảm đi trong bình chia độ bằng thể tích hòn đá.