Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần phú
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2018_2019_truo.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần phú
- Trường PTDTBT THCS Trần Phú Năm học 2018-2019 Tuần 8 Ngày soạn: 31/10/2018 Tiết 16 Ngày kiểm tra: 02/11/2018 KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Qua kết quả kiểm tra - Giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh về kiến thức, kỹ năng, vận dụng qua 3 chương. - Học sinh rút kinh nghiệm cải tiến phương pháp học tập. - Giáo viên nắm bắt được khả năng hiểu bài của học sinh để có biện pháp điều chỉnh dạy và học. 2. Kỹ năng: Rèn tính nghiêm túc, tự giác, độc lập suy nghĩ khi làm bài. 3. Thái độ: GD ý thức thật thà, cẩn thận trong giờ kiểm tra II. Chuẩn bị: GV: chuẩn bị ma trận và đề HS: Ôn bài trước ở nhà. III. Bảng đặc tả và ma trận đề kiểm tra: GV: Dương Thị Mỹ Ly
- Trường PTDTBT THCS Trần Phú Năm học 2018-2019 IV. Đề kiểm tra: A. Trắc nghiệm (5 điểm) I: Khoanh tròn chữ cái đầu câu có phương án trả lời đúng nhất (1đ) 1. Cấu trúc cơ lớn nhất là A. Bó cơ B. Tơ cơ C. Bắp cơ D. Sợi cơ 2. Hiện tượng cơ làm việc quá sức và kéo dài, biên độ co cơ giảm dần và ngừng hẳn gọi là A. Co cơ B. Dãn cơ C. Mỏi cơ D. Tăng thể tích cơ 3. Loại chất khoáng nàocó nhiều nhất trong thành phần của xương ? A. Phốt pho B. Sắt C. Natri D.Can xi 4. Xương to ra nhờ sự phân chia và hóa xương của tế bào A. Sụn xương B. Màng xương C. Mô xương cứng D. Khoang xương 5. Kéo một gàu nước nặng 5kg với độ sâu 8 m. Công cơ sinh ra là A. 4 J B. 40 J C. 400 J D. 4000J 6. Nguyên nhân của mỏi cơ là gì? A. Do thải ra nhiều khí CO2 B. Do thiếu chất dinh dưỡng. C. Cung cấp thiếu O2, sản phẩm tạo ra là axit lactic đầu độc làm mỏi cơ. D. Cung cấp quá nhiều O2 để oxi hóa chất dimh dưỡng lấy năng lượng. 7. Loại khớp nào sau đây thuộc khớp bán động? A. Khớp giữa các đốt sống. B. Khớp cổ chân. C. Khớp xương sọ. D. Khớp khuỷu tay. 8. Chức năng của cột sống là? A. Bảo vệ tim, phổi và các cơ quan ở phía trên khoang bụng. B. Giúp cơ thể đứng thẳng; gắn với xương sườn và xương ức thành lồng ngực. C. Giúp cơ thể đứng thẳng và lao động. D. Bảo đảm cho cơ thể vận động dễ dàng. 9. Máu thuộc loại mô gì? A. Mô liên kết B. Mô biểu bì C. Mô cơ D. Mô thần kinh. 10. Trong cơ thể người, cơ quan ngăn cách khoang ngực với khoang bụng là A. Phổi B. Gan C. Cơ hoành D. Các cơ liên sườn. 11. Đặc điểm nào không có ở Hồng cầu? A. Hình đĩa B. Chứa huyết sắc tố C. Hai mặt lõm D. Nhân phân thùy 12. Với chu kỳ tim 0,8s, thời gian hoạt động và nghỉ của tâm thất là A. 0,1s và 0,7s B. 0,2 s và 0,6s C. 0,3s và 0,5s D. 0,4s và 0,4s 13. Chảy máu động mạch có đặc điểm là A. Máu chảy chậm. B. Máu chảy bắn thành tia. C. Máu chảy ngắt quảng. D. Máu chảy nhiều. 14. Người có nhóm máu AB có thể truyền cho người có nhóm máu nào dưới đây? A. Nhóm máu O B. Nhóm máu A C. Nhóm máu B D. Nhóm máu AB 15. Người có nhóm máu O có thể nhận máu của người có nhóm máu nào dưới đây? A. Nhóm máu O B. Nhóm máu A C. Nhóm máu B D. Nhóm máu AB 16. Đối với người bị máu khó đông, khi cần phẫu thuật bác sĩ phải làm gì? A. Chuẩn bị muối canxi, vitamin K để làm tăng sự đông máu. B. Tiêm chất sinh tơ máu (fibrinogen). C. Làm vỡ tiểu cầu để có enzim tác dụng với ion Ca++. D. Truyền nhóm máu phù hợp. GV: Dương Thị Mỹ Ly
- Trường PTDTBT THCS Trần Phú Năm học 2018-2019 II: Hãy chọn câu ở cột A tương ứng với câu ở cột B rồi điền vào cột trả lời:(1đ) Cột A Cột B Trả lời ( Bào quan) ( Chức năng) 1. Lưới nội chất a. Thu nhận, tích trữ, phân phối sản phẩm trong 1- 2. Ti thể hoạt động sống tế bào 2- b. Nơi tổng hợp prôtêin 3. Ribôxôm c. Cấu trúc qui định sự hình thành prôtêin 3- 4. Bộ máy Gôngi d. Vận chuyển các chất trong tế bào 4- e. Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng B. Tự Luận: 6 điểm Câu 1 (1 điểm) Nếu gặp người bị ngã gãy xương cánh tay, em sẽ tiến hành các thao tác sơ cứu và băng bó cho người đó như thế nào? Câu 2 (1,5 điểm) Phản xạ là gì? Cho ví dụ? Câu 3 (2,5 điểm) a. Em hãy trình bày cấu tạo của tim? b. Ở một người, tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi trung bình 70 ml máu và trong một ngày đêm đẩy đi được 7560 lít máu. Hãy xác định số nhịp đập trung bình của tim người đó trong 1 phút? ĐÁP ÁN: A. Trắc nghiệm (5 điểm) Mỗi câu đúng được tính 0,25 điểm I. (4 điểm) Chọn câu trả lời đúng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án C C D B B C A B A C D C B D A B Mỗi ý đúng được tính 0,25 điểm II: (1 điểm) 1-d, 2-e, 3-b, 4-a B. Tự Luận: 5 điểm Câu 1: Nêu đúng các bước tiến hành - Phương pháp sơ cứu 0,5 đ - Phương pháp băng bó 0,5 đ Câu 2: - Khái niệm phản xạ 1 đ - Ví dụ đúng 0,5 đ Câu 3: ( 2,5 điểm) a. Cấu tạo của tim ( 1,5 điểm) - Cấu tạo ngoài: Nêu được tim hình chóp, đỉnh quay xuống dưới hơi chếch bên trái,bên ngoài có màng tim và mạch máu nuôi tim. 0,5 đ - Cấu tạo trong: + Nêu được tim 4 ngăn, thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất, thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải. 0,5 đ + Có 2 loại van tim (van nhĩ – thất và van thất động) có tác dụng cho máu đi theo một chiều nhất định. 0,5 đ b. (1 điểm) - Đổi đơn vị thời gian một ngày đêm thành phút: 24 x 60 = 1440 phút 0,25 đ - Thể tích máu tâm thất trái co và đẩy được trong một phút là: GV: Dương Thị Mỹ Ly
- Trường PTDTBT THCS Trần Phú Năm học 2018-2019 7560 : 1440 = 5,25 (lít máu) = 5250 ml 0,5 đ - Vậy số nhịp co bóp của tim trong 1 phút là: 5250 : 70 = 75 (nhịp/phút) 0,25 đ V. CỦNG CỐ: GV thu bài kiểm tra, nhận xét giờ kiểm tra VI. DẶN DÒ: HS về nhà chuẩn bị bài mới * Rút kinh nghiệm: GV: Dương Thị Mỹ Ly