Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng Giáo dục và đào tạo Bắc Trà My

doc 3 trang nhatle22 4130
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng Giáo dục và đào tạo Bắc Trà My", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2018_2019_phon.doc
  • docĐÁP ÁN.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng Giáo dục và đào tạo Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG PTDTBT THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM MÔN: SINH HỌC 8 Họ tên: Năm học: 2018 – 2019 Lớp: ./ Thời gian: 45 phút (không kể giao đề) Điểm Lời phê A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất ở các câu sau Câu 1. Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực? A. Bóng đái. B. Phổi. C. Thận. D. Dạ dày. Câu 2. Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây? A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động. B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não. C. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não. D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động. Câu 3. Trong hệ thống “hàng rào” phòng chống bệnh tật của con người, nếu vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối diện với hoạt động bảo vệ của A. bạch cầu trung tính. B. bạch cầu limphô T. C. bạch cầu limphô B. D. bạch cầu ưa kiềm. Câu 4. Một người giơ tay với chùm nhãn nhưng không chạm tới, người này bèn kiễng chân lên để hái. Đây là một ví dụ về A. vòng phản xạ. B. cung phản xạ C. phản xạ không điều kiện. D. sự thích nghi. Câu 5. Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài? A. Xương hộp sọ. B. Xương đùi. C. Xương cánh chậu. D. Xương đốt sống. Câu 6. Nơron có hai chức năng cơ bản, đó là gì? A. Cảm ứng và phân tích các thông tin. B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin. C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. D. Tiếp nhận và trả lời kích thích. Câu 7. Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu? A. 0,3 giây B. 0,4 giây C. 0,5 giây D. 0,1 giây Câu 8. Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích? A. 75%. B. 60%. C. 45%. D. 55%.
  2. Câu 9. Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau: Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào (1) tạo ra những tế bào mới đẩy (2) và hóa xương. A. (1): mô xương cứng; (2): ra ngoài. B. (1): mô xương xốp; (2): vào trong. C. (1): màng xương; (2): ra ngoài. D. (1): màng xương; (2): vào trong. Câu 10. Khi bị mỏi cơ, chúng ta cần làm gì? A. Vận động mạnh. B. Xoa bóp tại vùng cơ bị mỏi. C. Tắm nước lạnh. D. Uống nhiều nước lọc. Câu 11. Khi nói về cơ chế co cơ, nhận định nào sau đây là đúng? A. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ ngắn lại. B. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ dài ra. C. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ dài ra. D. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại. Câu 12. Tế bào cơ trơn và tế bào cơ tim giống nhau ở đặc điểm nào sau đây? A. Chỉ có một nhân. B. Có vân ngang. C. Gắn với xương. D. Hình thoi, nhọn hai đầu, Câu 13. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở con người? A. Xương lồng ngực phát triển theo hướng lưng – bụng. B. Lồi cằm xương mặt phát triển. C. Xương cột sống hình vòm. D. Cơ mông tiêu giảm. Câu 14. Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi? A. N2. B. CO2. C. O2. D. CO. Câu 15. Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu? A. Nhóm máu O. B. Nhóm máu AB. C. Nhóm máu A. D. Nhóm máu B. Câu 16. Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3. B. Hạn chế tập luyện thể thao. C. Nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn. D. Tăng cường lao động nặng. Câu 17. Máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C, ) thì dù có tương thích cũng không được đem truyền cho người khác, vì nếu truyền máu trên thì người nhận sẽ bị A. kết dính hồng cầu do các tác nhân gây bệnh kích thích sự ngưng kết trong lòng mạch. B. nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng. C. sốc phản vệ do các tác nhân gây bệnh kể trên xâm nhập vào cơ thể. D. tai biến do nhiễm các tác nhân gây bệnh. Câu 18. Bào quan nào có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào? A. Bộ máy Gôngi B. Lục lạp C. Trung thể D. Nhân
  3. Câu 19. Tĩnh mạch phổi đổ máu trực tiếp vào ngăn tim nào? A. Tâm thất phải B. Tâm nhĩ trái C. Tâm nhĩ phải D. Tâm thất trái Câu 20. Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tim đập bao nhiêu lần? A. 55 B. 65 C. 75 D. 85 B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (1 điểm): Phản xạ là gì? Nêu 2 ví dụ về phản xạ? Câu 2 (1.5 điểm): Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần làm gì? Câu 3 (1.5 điểm): Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo? Câu 4 (1 điểm): Tại sao cần phải xét nghiệm máu trước khi truyền máu? Người duyệt đề Người ra đề