Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 8 - Học kì I

doc 2 trang nhatle22 3670
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 8 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_sinh_hoc_lop_8_hoc_ki_i.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 8 - Học kì I

  1. ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT LẦN 1 HỌC KÌ 1 Họ và tên: MÔN THI: SINH HỌC 8 Lớp: 8 Thời gian làm bài: 45 phút Đề kiểm tra có 2 trang I. Trắc nghiệm: Em hãy điền đáp án đúng vào bảng sau: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án Câu 1: Ở người, khoang bụng và khoang ngực ngăn cách nhau bởi bộ phận nào ? A. Cơ hoànhB. Cơ ức đòn chũmC. Cơ liên sườnD. Cơ nhị đầu Câu 2: Cơ thể người được phân chia thành mấy phần ? Đó là những phần nào ? A. 3 phần : đầu, thân và chânB. 2 phần : đầu và thân C. 3 phần : đầu, thân và các chiD. 3 phần : đầu, cổ và thân Câu 3: Nơron là tên gọi khác của A. tế bào cơ vân.B. tế bào thần kinh. C. tế bào thần kinh đệm. D. tế bào xương. Câu 4: Nơron có hai chức năng cơ bản, đó là gì ? A. Cảm ứng và phân tích các thông tin B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh D. Tiếp nhận và trả lời kích thích Câu 5: Loại xung thần kinh nào dưới đây không xuất hiện trong một cung phản xạ ? 1. Xung thần kinh li tâm 2. Xung thần kinh li tâm điều chỉnh 3. Xung thần kinh thông báo ngược 4. Xung thần kinh hướng tâm A. 1, 2B. 2, 3C. 1, 4D. 1, 3 Câu 6: Loại xương nào dưới đây không tham gia cấu tạo nên lồng ngực ? A. Xương cột sốngB. Xương đònC. Xương ứcD. Xương sườn Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ? A. Hình đĩa, lõm hai mặtB. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán C. Màu đỏ hồngD. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí Câu 8: Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá ? A. Kháng nguyên – kháng thểB. Kháng nguyên – kháng sinh C. Kháng sinh – kháng thểD. Vi khuẩn – prôtêin độc Câu 9: Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông ? A. Cl- B. Ca 2+ C. Na+ D. Ba 2+ Câu 10: Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu ? A. 0,3 giây B. 0,4 giâyC. 0,5 giây D. 0,1 giây Câu 11: Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hoá ? A. Tuyến tuỵB. Tuyến vịC. Tuyến ruộtD. Tuyến nước bọt Câu 12: Thành phần nào dưới đây của thức ăn hầu như không bị tiêu hoá trong khoang miệng ? A. LipitB. VitaminC. NướcD. Tất cả các phương án Câu 13: Với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng thì sau khi tiêu hoá ở dạ dày, thành phần nào dưới đây vẫn cần được tiêu hoá tiếp tại ruột non ? A. LipitB. GluxitC. PrôtêinD. Tất cả các phương án
  2. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột (1) đường mantôzơ(2) đường glucôzơ. Dùng sơ đồ để trả lời câu 14,15 Câu 14: Chặng (1) có sự tham gia của loại enzim nào? A. Emzim pepsin B. Emzim amilaza C. Emzim lipaza D. Emzim nucleaza Câu 15: Chặng (2) được thực hiện ở đâu ? A. Ruột non B. Ruột già C. Dạ dày D. Thực quản Câu 16: Ở cơ quan nào sau đây không xảy ra quá trình biến đổi hóa học A. Miệng B. Thực quản C. Ruột non b Dạ dày Câu 17: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về điểm khác giữa miễn dịch nhân tạo và miễn dịch tự nhiên ? (1) Miễn dịch tự nhiên là miễn dịch có được sau khi cơ thể bị mắc một bệnh nào đó và tự khỏi. (2) Miễn dịch nhân tạo là miễn dịch có được sau khi cơ thể được tiêm văcxin phòng bệnh. (3) Đều là khả năng của cơ thể chống lại sự mắc phải một hay một số bệnh nào đó. (4) Miễn dịch nhân tạo gồm 2 loại: Miễn dịch tập nhiễm và miễn dịch bẩm sinh. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 18: Trong quá trình tiêu hóa ở dạ dày, một giờ emzim pepsin phân giải được 60 gam chất X. Số gam chất X được phân giải ở ruột non gấp 2 lần số gam chất X được phân giải ở dạ dày. Chất X là gì ? A. Axit nucleic B. Protein C. Nước D. Lipit Câu 19: Sử dụng dữ kiện câu 18. Số gam chất X được phân giải ở ruột non trong 3 giờ là bao nhiêu ? A. 3600 g B. 36 kg C. 3,6 kg D. 36 g Câu 20: Sử dụng dữ kiện câu 18. Chất X dưới tác dụng của emzim pepsin được biến đổi thành chất nào ? A. Đường mantozo B. Nucleotit C. Vitamin D. Axitamin II. Tự luận Câu 1: (2,0 điểm) Một bệnh nhân có nhóm máu A. Bỗng nhiên bệnh nhân này bị ngã, máu chảy rất nhiều và bắn thành từng tia. a. Xác định máu chảy ở mạch nào ? Giải thích ? b. Nếu cần truyền máu gấp thì dựa trên lý thuyết bác sĩ sẽ lấy nhóm máu nào ? Vì sao ? Trên thực tế có làm như vậy không? c. Vẽ sơ đồ truyền máu. d. Trình bày bằng sơ đồ đông máu. Câu 2: (1,5 điểm) Nêu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể? Người ta thường tiêm phòng cho trẻ những loại vaccin gì? Câu 3: (1,5 điểm) Một người đàn ông nặng 75kg đi tham gia hiến máu nhân đạo. Theo quy định về hiến máu nhân đạo thì lượng máu cho không quá 1/10 lượng máu của cơ thể. a. Lượng máu trong cơ thể người đàn ông này là bao nhiêu lít? b. Lượng máu tối đa người đàn ông này có thể cho theo quy định hiến máu nhân đạo là bao nhiêu ml? c. Số lượng hồng cầu của người đàn ông này là bao nhiêu? Biết rằng ở nam giới mỗi ml máu có 4,5 triệu hồng cầu. ___HẾT___