Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 6 - Học kì II
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 6 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_mon_sinh_hoc_lop_6_hoc_ki_ii.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 6 - Học kì II
- ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II – SINH HỌC 6 I. Mục đích đề kiểm tra - Kiểm tra, đánh giá các kiến thức đã học về Hoa và sinh sản hữu tính; Quả và hạt ;Các nhóm thực vật. - Điều chỉnh quá trình dạy – học của GV và HS sau khi kiểm tra. II. Hình thức kiểm tra: (Trắc nghiệm: 30 %Tự luận: 70%) III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Nội dung % TNKQ Tự Luận TNKQ Tự Luận TNKQ Tự Luận TNKQ Tự Luận SL TG Đ SL TG Đ SL TG Đ SL TG Đ SL TG Đ SL TG Đ SL TG Đ SL TG Đ Hoa và sinh 40 1 1 0,5 0,5 9 2 0,5 5 1 sản hữu tính Quả và hạt 50 3 3 1,5 1 9 2 1 9 2 Các nhóm thực 10 2 2 1 vật 4 4 2 0,5 9 2 2 2 1 1 9 2 1,5 18 3 100 Tổng 4,5 câu = 4 điểm=40% 3câu = 3điểm = 30% 1,5 câu = 3 điểm = 30% IV. Biên soạn câu hỏi theo ma trận ĐỀ A I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1 : Sau thụ tinh bộ phận phát triển thành quả là: A. Hạt phấn B. Bầu nhụy C. Vòi nhụy D. Noãn Câu 2 :(0,5 điểm) Quả khi chín vỏ khô, cứng, mỏng là: A. Quả thịt B. Quả mọng C. Quả hạch D. Quả Khô Câu 3 : Các bộ phận của hạt gồm : A. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. C. Lá mầm, thân mầm, chồi mầm, rễ mầm. B. Vỏ, phôi nhũ và chất dinh dưỡng dự trữ. D. Vỏ, phôi, phôi nhũ và chất dinh dưỡng dự trữ. Câu 4 : Quả và hạt phát tán nhờ gió có đặc điểm:
- A. Có màu sắc sặc sỡ. C. Có vỏ cứng bao bọc. B. Có lông và có cánh hoặc túm bông. D. Quả thơm ngon. Câu 5 : Quyết khác rêu ở đặc điểm : A.Có rễ thật. B.Có rễ giả. C.Bào tử. D.Thân. Câu 6: Loại tảo nào dưới đây có màu xanh lục? A. Rong mơ B. Tảo nâu C. Tảo xoắn D. Tảo đỏ II. TỰ LUẬN ( 7 Điểm) Câu 1: (3 điểm) a) Trình bày sự thụ phấn và sự thụ tinh. (2điểm) b) Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?(1 điểm) Câu 2: (2 điểm) Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ đen và đỗ xanh trước khi quả chín khô? Câu 3: (2 điểm) Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm. Lấy ví dụ minh họa cho mỗi loại hạt. ĐỀ B I.PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Khoanh tròn vào đáp án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Sau khi thụ tinh, bầu nhụy của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành: a. hạt chứa noãn c. Quả chứa hạt b. Noãn chứa phôi d. Phôi chứa hợp tử Câu 2: Dựa vào đặc điểm của vỏ quả và hạt, loại quả nào dưới đây được xếp cùng nhóm với quả mơ? a. Nho c. Chanh b. cà chua d. Xoài Câu 3: : Quả hoa sữa phát tán theo hình thức nào? a. Phát tán nhờ nước c. Phát tán nhờ động vật b. Phát tán nhờ gió d. Tự phát tán Câu 4: Loại tảo nào dưới đây có màu xanh lục? a. Rong mơ c. Tảo nâu
- b. Tảo xoắn d. Tảo đỏ Câu5: Rêu thường sống ở? a. môi trường nước c. Nơi khô hạn b. Nơi ẩm ướt d. Môi trường không khí Câu 6: Cây dương xỉ sinh sản bằng: a. Bằng bào tử; b. Rễ; c. Thân; d. Lá. II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) a) Trình bày sự thụ phấn và sự thụ tinh. (2điểm) b) Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?(1 điểm) Câu 2: (2 điểm) Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ đen và đỗ xanh trước khi quả chín khô? Câu 3: (2 điểm) Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm. Lấy ví dụ minh họa cho mỗi loại hạt.
- BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT SINH HỌC 7 HK 2 I - MỤC TIÊU - Đánh giá được mức độ nắm kiến thức của HS ở chương 6 - ngành động vật có xương sống . - Phân loại được học sinh trong bài kiểm tra. - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra và bài thi. - Để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong chương 6 sinh học 7. Từ đó điều chỉnh cách học của học sinh, phương pháp dạy học của giáo viên. II - HÌNH THỨC Kiểm tra trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận III - MA TRẬN ĐỀ THI MÔN SINH HỌC Cấp độ 4 (Vận dụng cao) Cấp độ 1 (Nhận biết) Cấp độ 2 (Hiểu) Cấp độ 3 (Vận dụng) Nội dung % thi/KT Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận SL TG Đ SL TG Đ SL TG Đ SL TG Đ SL TG Đ SL TG Đ SL TG Đ SL TG Đ Lớp 20 1 0.5 1 2 lưỡng cư Lớp bò 20 1 0.5 1 0.5 1 1 sát Lớp chim 30 1 0.5 1 2 Lớp thú 30 1 0.5 1 0.5 1 2 Tổng 100 3 1,5 1 2 3 1,5 2 2 1 2 1 1 % 100 15 20 15 20 20 10 % 100 35 35 20 10
- ĐỀ BÀI ĐỀ A I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Ếch thường sống nơi ẩm ướt vì: A. hô hấp qua da và bằng phổi. B. hô hấp bằng phổi. C. thức ăn của ếch đồng thường sống ở nơi ẩm ướt. D. hô hấp qua da Câu 2: Thời gian kiếm mồi của thằn lằn bóng vào thời gian nào? A. Bắt mồi về ban đêm B. Bắt mồi về ban ngày C. Bắt mồi cả ban ngày và ban đêm. D. Bắt mồi vào chiều tối Câu 3: Cấu tạo ngoài của Thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống trên cạn là: A. da khô có vảy sừng bao bọc B. da trần ẩm ướt C. da khô và trơn D. da trần có lớp sáp bảo vệ. Câu 4: Lông vũ mọc áp sát vào thân chim bồ câu gọi là gì ? A. Lông bao. B. Lông cánh. C. Lông tơ. D. Lông mịn. .Câu 5: Đặc điểm cấu tạo ngoài của kanguru thích nghi với đời sống nhảy nhanh trên thảo nguyên là: A. chi sau lớn khỏe. B. chi sau có màng bơi. C. chi sau lớn khỏe, chi trước nhỏ ngắn. D. có đuôi to khỏe.
- Câu 6: Bộ thú có số lượng loài lớn nhất là: A. bộ ăn sâu bọ. B. bộ gặm nhấm. C. bộ ăn thịt. D. bộ linh trưởng. II TƯ LUẬN (7điểm) Câu 1(1đ). Giải thích vì sao ếch đồng thường sống nơi ẩm ướt, gần bờ nước. Câu 2(2đ). Cấu tạo ngoài chim bồ câu như thế nào để thích nghi với đời sống bay lượn ? Câu 3(2đ). Nêu vai trò của lớp thú. Câu 4(1đ). Giải thích tại sao một số động vật có xương sống thuộc lớp bò sát, lớp chim và lớp thú là bạn của nhà nông cho ví dụ ? ĐỀ B I: TRẮC NGHIỆM (3điểm) Hãy khoanh tròn một trong các chữ cái A,B,C,D Trước phương án mà em cho là đúng. Câu 1: Ếch có đời sống là : A. Hoàn toàn trên B. Hoàn toàn ở nước C. Nửa nước nửa cạn D. Sống ở nơi khô ráo Câu 2: Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là đúng. A.Phát triển thông qua biến thái. B. Sinh sản mạnh vào mùa đông. C. Nguồn thức ăn chính là rêu và tảo. D. Đẻ trứng và thụ tinh ngoài. Câu 3: Phát biểu nào sau đây về thằn lăn bóng đuôi dài là đúng. A.Ưa sống nơi ẩm ướt. B.Hoạt động chủ yếu vào ban ngày C. Là động vật hằng nhiệt.
- D. Thường ngủ hè trong các hang đất ẩm ướt. Câu 4: Vành tai của thỏ lớn và dài, cử động được mọi chiều ,có chức năng A . Định hướng chống trả kẻ thù . B. Định hướng tham gia tìm thức ăn . C. Định hướng âm thanh vào tai giúp thỏ nghe rõ . D. Định hướng cơ thể khi chạy . Câu 5: Xương đầu chim bồ câu nhẹ vì A. có hốc mắt lớn. B. hộp sọ rộng, mỏng C. hộp sọ rộng, dày D. hàm không có răng Câu 6: Hiện tượng đẻ con có nhau thai gọi là gì? A. Thụ tinh trong B. Thai sinh C. Noãn thai sinh D. Nhau thai sinh II TƯ LUẬN (7điểm) Câu 1(1đ). Giải thích vì sao ếch đồng thường sống nơi ẩm ướt, gần bờ nước. Câu 2(2đ). Cấu tạo ngoài chim bồ câu như thế nào để thích nghi với đời sống bay lượn ? Câu 3(2đ). Nêu vai trò của lớp thú. Câu 4(1đ). Giải thích tại sao một số động vật có xương sống thuộc lớp bò sát, lớp chim và lớp thú là bạn của nhà nông cho ví dụ ? ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI ĐỀ A I . TRẮC NGHIỆM (Mỗi ý đúng 0,5 điểm)
- Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng D B A C C B II. PHẦN TỰ LUẬN .Câu 1(1đ). Giải thích vì sao ếch đồng thường sống nơi ẩm ướt, gần bờ nước. Ếch sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước là do ếch là loài lưỡng cư, hô hấp qua da là chủ yếu nên nếu da khô ếch sẽ không hô hấp được và nó sẽ chết-> sống nơi ẳm ướt. Ngoài ra nước cũng là nơi ếch sinh sản, đẻ trứng. Câu 2: (2đ) - Mình có lông vũ bao phủ, nhẹ , xốp . 0,4 điểm - Cơ thể hình thoi , giảm sức cản của gió . 0,4 điểm - Chi trước biến thành cánh , quạt không khí để bay . 0,4 điểm - Cổ dài linh hoạt , hàm không có răng đầu nhẹ . 0,4 điểm - Chi sau có bốn ngón, 3 ngón trước và 1 ngón sau thích nghi sự bay và đậu . 0,4 điểm Câu3 :(2đ) Vai trò của lớp thú là: - Lợi ích: + Cung cấp nguồn dược liệu quý ( xương hổ, sừng hươu, )(0,3đ) + Nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ ( da, lông của hổ, báo, )(0,3đ) + Làm xạ hương ( cầy giông, tuyến xạ hươu xạ, )(0,3đ) + Làm vật thí nghiệm ( chuột bạch, khỉ, )(0,3đ) + Làm thực phẩm cho con người và các loài động vật khác ( trâu, bò, lợn, ) (0,4đ) + Tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp (0,4đ) Câu 4 ( 1đ)
- Nhiều loài động vật có xương sống chúng bắt sâu bọ côn trùng gặm nhấm phá hại cây trồng gây thất thu cho nhà nông vì thế có thể nói chúng là bạn của nhà nông . Ví dụ : - Lớp bò sát có thằn lằn bắt côn trùng sâu bọ , rắn bắt chuột (0,3đ) - Lớp chim có chim sẻ, chim sâu, chim sáo bắt sâu bọ châu chấu, chim cú bắt chuột.(0,3đ) - Lớp thú có mèo rừng , mèo nhà bắt chuột.(0,4đ) ĐỀ B I . TRẮC NGHIỆM (Mỗi ý đúng 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 ý đúng C A B C D B II. PHẦN TỰ LUẬN .Câu 1(1đ). Giải thích vì sao ếch đồng thường sống nơi ẩm ướt, gần bờ nước. Ếch sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước là do ếch là loài lưỡng cư, hô hấp qua da là chủ yếu nên nếu da khô ếch sẽ không hô hấp được và nó sẽ chết-> sống nơi ẳm ướt. Ngoài ra nước cũng là nơi ếch sinh sản, đẻ trứng. Câu 2: (2đ) - Mình có lông vũ bao phủ, nhẹ , xốp . 0,4 điểm - Cơ thể hình thoi , giảm sức cản của gió . 0,4 điểm - Chi trước biến thành cánh , quạt không khí để bay . 0,4 điểm - Cổ dài linh hoạt , hàm không có răng đầu nhẹ . 0,4 điểm - Chi sau có bốn ngón, 3 ngón trước và 1 ngón sau thích nghi sự bay và đậu . 0,4 điểm Câu3 :(2đ)
- Vai trò của lớp thú là: - Lợi ích: + Cung cấp nguồn dược liệu quý ( xương hổ, sừng hươu, )(0,3đ) + Nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ ( da, lông của hổ, báo, )(0,3đ) + Làm xạ hương ( cầy giông, tuyến xạ hươu xạ, )(0,3đ) + Làm vật thí nghiệm ( chuột bạch, khỉ, )(0,3đ) + Làm thực phẩm cho con người và các loài động vật khác ( trâu, bò, lợn, ) (0,4đ) + Tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp (0,4đ) Câu 4 ( 1đ) Nhiều loài động vật có xương sống chúng bắt sâu bọ côn trùng gặm nhấm phá hại cây trồng gây thất thu cho nhà nông vì thế có thể nói chúng là bạn của nhà nông . Ví dụ : - Lớp bò sát có thằn lằn bắt côn trùng sâu bọ , rắn bắt chuột (0,3đ) - Lớp chim có chim sẻ, chim sâu, chim sáo bắt sâu bọ châu chấu, chim cú bắt chuột.(0,3đ) - Lớp thú có mèo rừng , mèo nhà bắt chuột.(0,4đ)