Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Vũ Thị Là
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Vũ Thị Là", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2015_2016_vu_th.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Vũ Thị Là
- BỘ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT VÀ HỌC KỲ MÔN LỊCH SỬ 8 ( NĂM HỌC 2015 -2016) Họ và tên giáo viên: Vũ Thị Là Trường THCS Ngô Đồng - Giao Thủy- Nam Định NỘI DUNG ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT( HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 -2016) MÔN : LỊCH SỬ LỚP 8 Phần I: TRẮC NGHIỆM (3 Điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. Câu 1: Cách mạng tư sản nổ ra đầu tiên ở nước nào? A. Hà lan B. Anh C. Pháp D. Đức Câu 2: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX nghành công nghiệp của nước Anh đứng vị trí thứ mấy của thế giới? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 3: Nước nào được ví như “ Cái bánh ngọt” bị các nước đế quốc xâu xé? A. Việt Nam B. Ấn Độ C. Trung Quốc D. Thái Lan Câu 4: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra vào năm: A. Năm 1868 B. Năm 1869 C. Năm 1870 D. Năm 1871 Câu 5: Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B, cho đúng với đặc điểm của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Tên nước Nối Đặc điểm 1. Anh 1 - a. “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến” 2. Pháp 2 - b. “ chủ nghĩa đế quốc thực dân” 3. Đức 3 - c. xử sở của các “ông vua công nghiệp” 4. Mĩ 4 - d. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” 5. Nhật Bản 5 - Phần II: TỰ LUẬN (7 Điểm) Câu 1: Em hãy nêu ý nghĩa và hạn chế của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911?
- Câu 2: Nêu những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX? Những tiến bộ này có tác động đến đời sống của con người như thế nào? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần I: TRẮC NGHIỆM (3 Điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 A B C A Câu 5: 1 – b, 2 – d, 3 – a, 4 - d Phần II: TỰ LUẬN (7 Điểm) Câu 1 (3đ): * Ý nghĩa: - Đây là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế TBCN ở Trung Quốc phát triển. - Cách mạng có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á trong đó có Việt Nam * Hạn chế: - Cách mạng không đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. Câu 2 (4đ) - Trong công nghiệp: máy móc được sử dụng đầu tiên ở Anh rồi lan sang các nước Âu – Mĩ, kĩ thuật luyện kim được cải tiến, máy hơi nước được sử dụng rộng rãi. (0.5) - Ngành giao thông vận tả tiến bộ nhanh chóng: phát minh ra tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước (1807), đầu máy xe lửa, máy điện tín (0.5) - Nông nghiệp: sử dụng phân hóa học, máy móc được sử dụng nhiều: máy cày, gặt đập (0.5) - Quân sự: Sản xuất nhiều loại vũ khí mới: đại bác, ngư lôi, chiến hạm vỏ thép, súng trường bắn nhanh xa, (0.5) - Tác động đến cuộc sống con người: máy móc được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế nhằm thay thế dần sức lao động chân tay của con người, làm cho năng xuất lao động tăng cao, nâng cao dần đời sống của con người. (0.5) + Tuy nhiên: Những phát minh về kĩ thuật quân sự với nhiều vũ khí phương tiện chiến tranh hiện đại lại phục vụ cho âm mưu chiến tranh của các nước đế quốc lớn, phá hủy cuộc sống và môi trường thế giới. (1.5) Hết
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (NĂM HỌC 2015 -2016) MÔN : LỊCH SỬ LỚP 8 Phần I: TRẮC NGHIỆM (3 Điểm) Câu 1 – 0.5đ: Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 là A. một cuộc cách mạng tư sản B. một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới C. cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới D. cách mạng tư sản không triệt để Câu 2 – 0.5. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là A. do sự cạnh tranh về kinh tế giữa các nước TBCN B. sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, hàng hóa ế thừa, người lao động không có tiền mua C. hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918 D. ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nông dân Câu 3 – 0.5 . Nước có nền kinh tế phát triển phồn vinh , trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Đức B. Mĩ C. Anh D. Pháp Câu 4 – 0.5 .Đảng cộng sản Nhật Bản thành lập vào tháng A. 8/ 1922 B. 7/ 1920 C. 7/ 1921 D. 7 /1922 Câu 5 – 1đ. Nối các mốc thời gian ở cột A với các sự kiện ở cột B cho đúng A – Thời gian Nối B – Sự kiện 1. 1-9-1939 1- a. Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện 2. 1-1942 2- b. Đức tấn công BaLan, chiến tranh thế giới 2 bùng nổ 3. 15-8-1945 3- c. Mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập 4. 9-5-1945 4- d. Nhật Bản đầu hàng không điều kiện Phần II: Tự luận (7 Điểm) Câu 6 : (4 Điểm)Chiến tranh thế giới thứ 2 đã để lại những hậu quả như thế nào? Em có suy nghĩ gì về tác động của hòa bình và chiến tranh đối với cuộc sống của nhân loại? Câu 7: (3 Điểm)Chứng minh sự phát triển phồn vinh của nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Nguyên nhân của sự phát triển? ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHẤM I. Trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 C B B D Câu 5: 1- b, 2- c, 3- d, 4- a II. Tự luận
- Câu 6: - Nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh. 0,5đ - Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người. 0,5đ - 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất. 0,5đ - Chiến tranh thế giới thứ 2 bằng tất cả các cuộc chiến tranh trang 1000 năm trước cộng lại. 0,5đ - Dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. 0,5đ - Suy nghĩ của học sinh về chiến tranh: 1đ - Suy nghĩ của học sinh về hòa bình: 0,5đ Câu 7: - Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế. 0,5đ - Sản lượng công nghiệp tăng 69%, vượt qua sản lượng công nghiệp châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới. 0,5đ - Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép 0,5đ - Về tài chính, Mĩ nắm 60% dự trữ vàng của thế giới. 0,5đ - Nguyên nhân: Mĩ thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh thế giới thứ nhất, giàu có tài nguyên thiên nhiên, có chính sách thu hút nhân tài, thực hiện các biện pháp cải tiến kĩ thuật,thực hiện phương pháp sản xuất dây truyền, tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân. 1đ Hết ĐỀ KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT( HỌC KỲII NĂM HỌC 2015 -2016) MÔN : LỊCH SỬ LỚP 8 A. TRẮC NGHIỆM(3đ) Khoanh tròn vào các chữ cái đầu các câu trả lời đúng Câu1:Ngày thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta? A. 1/ 9/1957 B.1/9/1958 C. 1/9/1959 D. 1/9/1960 Câu 2:Hiệp ước được kí ngày 15/3/1874 là hiệp ước nào? A. Hiệp ước Giáp Tuất B. Hiệp ước Nhân Tuất C. Hiệp ước Hắc măng D. Hiệp ước Pa tơ nốt Câu 3:Ai là người lãnh đạo cao nhất của khởi nghĩa Hương Khê? A. Phan Đình Phùng B. Đinh Công Tráng C. Cao Thắng D. Phạm Bành Câu 4: Phong trào Cần Vương chia làm mấy giao đoạn? A. 2 B. 3 C. 4 D. 4 Câu 5: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm cho đúng câu nói của Nguyễn Trung Trực:
- Bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết đánh Tây. B. TỰ LUẬN (7đ) Câu 1: Em hãy nêu diễn biến của khởi nghĩa Yên Thế ? Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khacso với các phong trào chống Pháp cùng thời?- 3đ Câu 2: Triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp mấy bản hiệp ước? Em hãy nêu tên và thời gian ki kết các bản hiệp ước đó? – 2đ Câu 3: Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? – 2đ ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHẤM A. TRẮC NGHIỆM ( 3 đ ) Câu hỏi/ ý đúng Câu 1 câu 2 câu 3 câu 4 B A A a Câu 5: người Tây, người Nam B. TỰ LUẬN Câu 1: 3 đ: Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 đ - Giai đoạn 1884 - 1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm - Giai đoạn 1893 - 1908 nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám - Giai đoạn 1909 - 1913 Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn * Điểm khác - Mục tiêu của khởi nghĩa: Bảo vệ cuộc sống của người nông dân ở Yên Thế, chống sự bình định của thực dân Pháp. - Lãnh đạo xuất thân là nông dân - Thời gian: khởi nghĩa diễn ra trong thời gian rất dài gần 30 năm. Câu 2: 2đ - Triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp 4 bản hiệp ước - Hiệp ước Nhân Tuất 5/6/1862(0.5) - Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874(0.5) - Hiệp ước Hắc măng 25/8/1883(0.5) - Hiệp ước Pa tơ nốt 6/6/1884 (0.5) Câu 3: 2đ - Về phía VN: có vị trí quan trọng của VN: giàu có TNTN, nằm trên đường quốc tế biển, nguồn nhân công dồi dào Triều đình phong kiến đang trên đà suy yếu. - Về phía thực dân Pháp: CNTB Pháp đang trên đà phát triển cần nguồn nguyên liệu, thị trường và thuộc địa nên đẩy mạng xâm lược ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II (NĂM HỌC 2015 -2016) MÔN : LỊCH SỬ LỚP 8 A. TRẮC NGHIỆM ( 4 ĐI ỂM ) I Chọn đáp án đúng rồi khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu.( 4 đ)
- 1. Mục đích đấu tranh của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX là: A. đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến. B. thương lượng với Pháp để Pháp giúp đỡ Việt Nam phát triển đất nước C. đánh Pháp giành độc lập dân tộc xây dựng chế độ dân chủ tư sản. D. đánh Pháp giành độc lập dân tộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. 2. Bản chất chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp áp dụng ở Việt Nam trong chương trình khai thác thuộc địa là: A. kìm hãm dân ta trong vòng lạc hậu, ngu muội và đào tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng. B. “ khai hóa nền văn minh” cho nhân dân Việt Nam C. đào tạo nhân tài cho đất nước Việt Nam D. giúp cho nền văn hóa, giáo dục nước ta phát triển ngang bằng với các nước tiến bộ trên thế giới. 3.Âm mưu thâm độc của Pháp trong việc thành lập Liên bang Đông Dương là: A. biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp. B. tăng cường áp bức, kìm kẹp, làm giàu cho tư bản Pháp. C. chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo. D. từng bước xây dựng và hoàn thiện bộ máy hành chính. 4. Nguyên nhân chủ yếu đẩy nước ta rơi vào tình trạng nước thuộc địa là: A. thực dân Pháp liên kết với các nước đế quốc khác cùng đánh chiếm Việt Nam B. nhân dân ta tình nguyện khuất phục thực dân Pháp C. đất nước Việt Nam ta nhỏ, nhân dân sức yếu không đánh nổi Pháp. D. triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, chủ trương thương lượng , không kiên quyết đánh Pháp. B. TỰ LUẬN(6 Đ) Câu 1 ( 4 đ). Trình bày ngắn gọn nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về lĩnh vực kinh tế ? Em có nhận xét gì về đời sống của giai cấp nông dân và công nhân dưới tác động của cuộc khai thác đó . Câu 2 (2 đ) . Em hãy giải thích tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê( 1885-1895) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong Phong trào Cần vương HƯỚNG DẪN CHẤM A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 Đ) Mỗi ý đúng ghi 1 điểm I Chọn đáp án đúng rồi khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu.( 1 đ) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 A B D C B. TỰ LUẬN CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 1 * Trình bày tóm tắt nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về lĩnh vực kinh tế: + Nông nghiệp : Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền. 0.5 + Công nghiệp : Tập trung khai thác than, kim loại và một số ngành khai 0.5 thác xi măng, điện, chế biến gỗ
- + Giao thông vận tải :Xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, 0.5 đường sắt 0.5 + Thương nghiệp : -Độc chiếm thị trường Việt Nam -Đề ra các thuế mới bên cạnh các thuế cũ * Nhận xét về đời sống của giai cấp nông dân và công nhân dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa ( Lưu ý: Tùy cách diễn đạt của Hs nhưng cần đảm bảo các ý sau) 0.5 - Giai cấp nông dân: bị thực dân, phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị phá sản. Cuộc sống của họ cơ cực trăm bề, một bộ phận nhỏ bị mất ruộng đất phải vào làm việc trong các hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp Họ căm ghét chế độ bóc lột của thực dân, phong kiến nên có ý thức 0.5 dân tộc sâu sắc. Họ sẵn sàng hướng ứng tham gia phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. 0.5 - Giai cấp công nhân: là giai cấp mới xuất hiện. Đa số họ xuất thân từ nông 0.5 dân , cuộc sống khổ cực vì bị ba tầng áp bức bóc lột: thực dân, phong kiến và giai cấp tư sản Họ có tinh thần đấu tranh cách mạng mạnh mẽ, kiên quyết chống đế quốc và phong kiến. Họ là lực lượng lãnh đạo cách mạng . 2 Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong Phong trào Cần vương: 0.5 - Quy mô lớn, phân bố trên địa bàn nhiều tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình 0.5 - Trình độ tổ chức cao, chặt chẽ( nghĩa quân chia thành 15 quân thứ), chế tạo 0.5 được vũ khí mới( súng trường theo kiểu của Pháp) - Đường lối đánh linh hoạt nên đã đẩy lui được nhiều cuộc càn quét của địch. 3 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới vì: - Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân. 0.25 - Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, bị Pháp đô hộ , trong khi các phong 0.5 trào yêu nước chống Pháp nổ ra liên tiếp nhưng đều thất bại. - Khâm phục, nhưng không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu 0.75 nước trước đó. Ngày 5-6-1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng sang phương Tây để “ tìm hiểu xem họ làm như thế nào để về giúp đồng bào mình”