Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý Lớp 7 - Học kì I - Đề số 3 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên

docx 2 trang nhatle22 1860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý Lớp 7 - Học kì I - Đề số 3 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_mon_dia_ly_lop_7_hoc_ki_i_de_so_3_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý Lớp 7 - Học kì I - Đề số 3 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ - HỌC KỲ I TỔ TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: Địa Lí - Lớp 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Mã đề thi 578 (HS được sử dụng tập bản đồ Địa 7) I. Trắc nghiệm (5 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng ở mỗi câu trong phiếu trắc nghiệm khách quan: Câu 1. Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là: A. nóng, ẩm quanh năm. B. khô, nóng quanh năm. C. lạnh, ẩm quanh năm. D. lạnh, khô quanh năm. Câu 2. Quan sát tập bản đồ Địa lí 7 bản đồ Các môi trường địa lí (trang 8 - 9), hãy cho biết môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực nào trên Trái Đất? A. Nam Á, Đông Nam Á. B. Nam Á, Đông Á. C. Tây Nam Á, Nam Á. D. Bắc Á, Tây Phi. Câu 3. Vị trí của môi trường đới nóng là: A. từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam. B. từ xích đạo đến chí tuyến. C. từ 5oB đến 5oN. D. từ 50 đến chí tuyến ở cả 2 bán cầu. Câu 4. Trường hợp nào dưới đây sẽ dẫn đến sự tăng nhanh dân số? A. Tỉ lệ sinh thấp, tỉ lệ tử cao. B. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao. C. Tỉ lệ sinh thấp, tỉ lệ tử thấp. D. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử thấp. Câu 5. Số người trong độ tuổi lao động nằm trong độ tuổi nào? A. Từ 60 tuổi trở lên. B. Từ 0 đến 14 tuổi. C. Từ 15 đến 35 tuổi. D. Từ 15 đến 59 tuổi. Câu 6. Bùng nổ dân số xảy ra khi gia tăng dân số vượt ngưỡng? A. 2,1% B. 21% C. 210% D. 250%. Câu 7. Từ 50B đến 50N là phạm vi phân bố của: A. môi trường nhiệt đới. B. môi trường xích đạo ẩm. C. môi trường nhiệt đới gió mùa. D. môi trường hoang mạc. Câu 8. Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Môn-gô-lô-it là: A. Da vàng, tóc đen. B. Da vàng, tóc vàng. C. Da đen, tóc đen. D. Da trắng, tóc xoăn. Câu 9. Đặc điểm bên ngoài dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc chính trên thế giới là: A. môi. B. lông mày. C. bàn tay. D. màu da. Câu 10. Quan sát tập bản đồ Địa lí 7 lược đồ Các môi trường địa lí (trang 8 -9), hãy cho biết hai khu vực nào có mật độ dân số cao nhất thế giới? A. Tây Âu và Trung Âu, Tây Phi. B. Đông Bắc Hoa Kì, Nam Á. C. Nam Á, Đông Á. D. Đông Nam Á, Đông Á. Câu 11. Cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là: A. rừng lá rộng. B. xa van, cây bụi lá cứng. C. rừng lá kim. D. rừng rậm xanh quanh năm. Câu 12. Loại rừng nào thường phân bố ở vùng cửa sông, ven biển? A. Rừng thưa và xa van. B. Rừng ngập mặn. C. Rừng rậm nhiệt đới. D. Rừng rậm xanh quanh năm. Câu 13. Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây? A. các trục giao thông lớn. B. ven biển, các con sông lớn. C. hoang mạc, miền núi, hải đảo. D. đồng bằng. Câu 14. Căn cứ vào tháp tuổi ta không thể biết được đặc điểm nào của dân số? A. Các độ tuổi của dân số. B. Số lượng nam và nữ. Trang 1/2 - Mã đề 578
  2. C. Số người sinh, tử của một năm. D. Số người dưới tuổi lao động. Câu 15. Quan sát tập bản đồ Địa lí 7 lược đồ Dân cư và các đô thị lớn trên thế giới (trang 6 - 7), hãy cho biết châu lục nào trên thế giới có nhiều siêu đô thị nhất? A. Châu Phi. B. Châu Á. C. Châu Âu. D. Châu Mỹ. Câu 16. Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới là: A. nhiệt độ cao, khô hạn quanh năm. B. nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn (tháng 3 – 9). C. nóng ẩm quanh năm, lượng mưa và độ ẩm lớn. D. nhiệt độ trung bình năm không quá 200C, khí hậu mát mẻ quanh năm. Câu 17. Phân theo độ tuồi, dân số được chia thành mấy nhóm? A. Bốn nhóm. B. Năm nhóm. C. Hai nhóm. D. Ba nhóm. Câu 18. Đô thị hóa tự phát không dẫn đến hậu quả nào dưới đây? A. Thất nghiệp. B. Mất mĩ quan đô thị. C. Kinh tế đô thị phát triển. D. Ô nhiễm môi trường. Câu 19. Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua: A. gia tăng dân số tự nhiên. B. tháp dân số. C. mật độ dân số. D. tổng số dân. Câu 20. Cây lương thực nào đặc trưng ở môi trường nhiệt đới gió mùa? A. Cây lúa mì. B. Cây lúa nước. C. Cây ngô. D. Cây lúa mạch. II. Tự luận (5 điểm) Câu 1: (3 điểm) Trình bày những thuận lợi và khó khăn, giải pháp khắc phục khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp ở môi trường xích đạo ẩm, nhiệt đới và môi trường nhiệt đới gió mùa? Câu 2: (1 điểm) Em hãy nêu những tác động xấu tới môi trường của đô thị hóa tự phát ở Hà Nội gây ra? Câu 3: (1 điểm) Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa dưới đây, hãy cho biết: a) Biểu đồ thuộc môi trường nào ở đới nóng? b) Giải thích vì sao? HẾT Trang 2/2 - Mã đề 578